Làng game Việt cần dùng thử “tiệc mới”
Giữa bối cảnh làng game Việt bắt đầu “bội thực” với những “món ăn” đậm màu sắc Trung Hoa, sự kiện công ty VTC Online phối hợp Cơ quan phụ trách nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) tổ chức hội chợ triển lãm game Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam trong tháng 11/2013 này được đánh giá như 1 “bữa tiệc mới”hấp dẫn.
Đại diện truyền thông VTC Online khẳng định, chương trình lần này được xúc tiến từ sự chủ động liên hệ của phía Hàn quốc, thông qua giới thiệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, đặt vấn đề cùng nhau thực hiện chương trình Global Camp tại Việt Nam.
Global Camp tại Việt Nam sẽ do VTC Online hợp tác KOCCA tổ chức.
Sân chơi mới, tinh thần mới
Mô hình Global Camp này cũng là lần đầu tiên được KOCCA triển khai dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, bao gồm các hoạt động quảng bá kết hợp tổ chức trải nghiệm và hội chợ triển lãm, giới thiệu thành tựu nền công nghiệp game Hàn quốc ra với thế giới. Năm 2013 này, có 3 quốc gia được Hàn quốc xác định đầu tiên, là Việt Nam, Brazil và Indonesia.
Bản thân công ty VTC Online khi đồng ý hợp tác làm chương trình, xuất phát từ 2 điểm. Thứ nhất, về mặt kinh tế và văn hóa, đây là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho ngành game trong nước; xác định Hàn quốc đã chú ý đến thị trường game Việt Nam, sau 10 năm hoạt động của làng game Việt. Trong 10 năm ấy, đã có khá nhiều tựa game Hàn quốc hiện diện và bám rễ trong cộng đồng người Việt, tiêu biểu như lục địa MU. Thứ hai, VTC Online có thêm cơ hội khẳng định vị thế 1 đơn vị kinh doanh ở lĩnh vực nội dung số, có thể quảng bá trực tiếp hình ảnh của mình từ cơ hội tham gia phát hành những tựa game Hàn quốc mới tại thị trường Việt Nam.
Một trong số 8 game MMO sẽ được giới thiệu với game thủ Việt.
Căn cứ theo đó, VTC Online với tư cách đơn vị tổ chức chương trình tại Việt Nam đã chính thức xác lập lộ trình triển khai Global Camp với các mốc chủ đạo: từ ngày 15 – 23/11 sẽ tổ chức các giải đấu game Hàn quốc tiêu biểu tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM; trong ngày 24/11/2013 tổ chức Hội chợ triển lãm game Hàn quốc tại Hà Nội, với các gian hàng để người chơi trải nghiệm game trực tiếp, kèm với các họat động văn hóa nghệ thuật của Hàn Quốc.
Điểm nhấn của Global Camp tại Việt Nam, là các game thủ Việt Nam sẽ được trải nghiệm 8 game trực tuyến mới nhất trên cổng game www.gamengame.com/games của Hàn quốc. 8 game này sẽ được Hàn quốc cùng VTC Online và các nhà cung cấp mạng tiến hành mở ngay máy chủ tại Việt Nam, cung cấp chất lượng đường truyền tốt nhất để người chơi đăng nhập dễ dàng. Hiện tại, đây là những game vừa bắt đầu tiến hành phiên bản Closed beta hoặc Open beta, theo đó VTC Online sẽ đóng vai trò đối tác thử nghiệm phía Việt Nam để phát hành trong làng game Việt.
Video đang HOT
Các game online sẽ được giới thiệu với game thủ Việt tại Global Camp 2013.
Rõ ràng đây là 1 sân chơi mới, với 1 tinh thần mới đấu nối cộng đồng game thủ Việt xích lại gần với môi trường game online Hàn quốc.
Cơ hội nào cho cộng đồng ?
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra cho VTC Online ở cuộc chơi này, là liệu cộng đồng sẽ có những cơ hội nào tốt hơn cùng Global Camp.
Giải đáp vấn đề này, đại diện VTC Online nhấn mạnh yếu tố hợp tác trực tiếp, vốn là 1 trong những khúc mắc lâu nay giữa 2 thị trường game Việt và Hàn quốc. Bóng dáng của các nhà phát hành game Trung Quốc ở trong khâu hợp tác này, rõ ràng ai cũng thấy là rất lớn. Hiện tại, làng game Việt cũng đang chao đảo đủ thứ thông tin về khối lượng game sẽ đổ về, đều liên quan đến các nhà sản xuất Trung Quốc, nhất là ở mảng webgame và gMO. Trong khi đó, các nhà sản xuất Hàn quốc, với ưu thế làm game client đã xác lập, từ lâu có thể không màng đến thị phần Việt Nam, cũng đã đến lúc nên xét lại vấn đề.
Không ít game Hàn đã đến Việt Nam và thất bại.
8 game online được KOCCA đặc biệt “đẩy vào” làng game Việt để trải nghiệm lần này, thực sự là những game “đẳng cấp” chất lượng, không thua sút gì những game từng khiến game thủ Việt say mê, như Granado Espada, Cabal, Hiệp Khách Giang Hồ, Atlantica, Shaiya, Dragonica… Qua trải nghiệm những trò chơi này, cộng đồng game thủ Việt sẽ có dịp trăn trở lại 1 vấn đề bao năm qua treo lửng lơ: chơi game là trải nghiệm cộng đồng, kết nối nhau để tìm hiểu văn hóa, hay chỉ là những “cái máy auto”, chơi đơn giản và hời hợt…
Với bản thân VTC Online, sự kết nối lần này cũng nhằm đạt đến “1 hình ảnh mới” trong mắt game thủ Việt. Đó chính là thương hiệu goPlay mới toanh, gánh với trách nhiệm 1 nhà phát hành hoàn bị hơn về phát hành và xây dựng tên tuổi doanh nghiệp giữa cộng đồng. VTC Online đánh giá, lâu nay đa số nhà phát hành game Việt đều bị đánh dấu “ham hút máu”, chỉ nghĩ đến lợi ích ngắn hạn, “ăn xổi” trên thị trường, nên không dũng cảm theo đuổi các dự án game MMO giá trị, không dám nâng tầm quan hệ với cộng đồng game thủ mà chỉ quanh quẩn ở vai trò “bán thẻ game”. Với việc xác định đầu tư bài bản, đi cùng chiến lược tạo lập giá trị của các nhà sản xuất game Hàn quốc, goPlay kỳ vọng sẽ định vị tốt hơn, đem lại nhiều lợi ích thực tế cho cộng đồng game thủ hơn
Đã đến lúc cộng đồng game thủ Việt thay đổi tư duy game ?
Dĩ nhiên kế hoạch sẽ chỉ là kế hoạch, ước mơ sẽ mãi là ước mơ, nếu mọi vận động đều không tích cực diễn ra. Làng game Việt hy vọng với những nỗ lực mới từ VTC Online qua sự kiện Global Camp 2013 này, sẽ có thêm “bàn tiệc mới, xứng đáng để thưởng thức và đặt bàn” ?
Theo VNE
Làng game Việt: Khấp khởi tín hiệu thông tư
Làng game Việt hôm nay đã bắt đầu có những dịch động mới từ các nhà phát hành, cùng chờ đợi các thông tin ban hành từ bộ TT&TT về các Thông tư triển khai sau Nghị định 72 (ngày 15/7/2013). Hy vọng từ nay đến hết năm 2013 này, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được cơ hội hiện thực hóa những yêu cầu để ngành chức năng tăng cường quản lý hoạt động Internet chung và môi trường game online nói riêng.
Theo các nhà phát hành, sự chờ đợi các Thông tư hướng dẫn của họ đã diễn ra hơn 4 tháng nay, và giờ đây các tín hiệu tích cực đã bắt đầu được phản hồi, vào đúng những ngày khởi đầu tháng 11/2013
Cộng đồng đã chờ đợi các Thông tư mới trong nhiều tháng qua.
Thêm dự thảo Thông tư
Theo trang thông tin điện tử của bộ TT&TT, dự thảo ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, chiếu theo Nghị định 72, đã được Bộ công khai những ngày qua, nhằm lấy ý kiến người dân, các doanh nghiệp và các tổ chức quan tâm. Sau khi tập hợp các ý kiến góp ý, Bộ sẽ xem xét và điều chỉnh sửa đổi, trước khi chính thức ban hành.
Về cơ bản, nội dung dự thảo Thông tư này cũng tập trung vào yêu cầu tăng cường chức năng quản lý Nhà nước, phân định phân cấp các cơ quan, đơn vị thuộc bộ TT&TT về vấn đề quản lý các điểm truy nhập Internet công cộng và dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Các nhóm đối tượng thụ hưởng và chấp hành những quy định này không có thay đổi lớn, trực tiếp là cộng đồng người sử dụng Internet.
Tuy nhiên, dự thảo lần này cũng có 1 vài điểm thay đổi thiết thực hơn với các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng Internet.
Các tụ điểm công cộng sẽ không được cung cấp dịch vụ trò chơi.
Cụ thể về quy định các điểm truy nhập Internet công cộng, dự thảo nêu rõ, các điểm truy nhập ở khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và nơi công cộng khác "không được cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho công cộng". Điều này đáng chú ý, bởi làm rõ trách nhiệm và điều kiện sử dụng Internet hiện tại ở các điểm sinh hoạt cộng đồng, nơi công cộng. Thực tế từ lúc cơ quan quản lý tăng cường các điểm Internet công cộng chấp hành giờ hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử, đã có 1 số tổ chức cá nhân lách tránh kiểm soát, bằng việc đưa máy tính vào các quán cafe và người chơi có thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ game mà không bị giới hạn giờ chơi (chơi nhiều giờ, chơi sau 22 giờ...).
Quy định về khoảng cách an toàn giữa các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng với các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng được dự thảo nêu rõ hơn, là căn cứ vào chiều dài đường bộ ngắn nhất từ cửa địa điểm đến cổng các trường học, đạt từ 200 mét trở lên. Một số đại lý Internet nhìn nhận ngay: "Với quy định này, mập mờ về thông tin khoảng cách không còn nữa. Các cửa hàng Internet có thể yên tâm hoạt động khi đặt cạnh 1 số trường quy mô lớn vì khoảng cách quy định an toàn, bởi từ cổng trường đến tường rào bao quanh có khi xa đã đến vài trăm mét".
Tăng yêu cầu trách nhiệm
Đặc biệt ở dự thảo Thông tư mới, các sở TT&TT địa phương được quy định rõ hơn trách nhiệm phải chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cho các tổ chức cá nhân đăng ký kinh doanh, giúp họ nắm rõ hơn các thông tin cần biết để tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ.
Trong các trường hợp địa điểm cần chấp hành các biện pháp kỹ thuật (bao gồm cả việc cài phần mềm đại lý Internet) giúp cơ quan chức năng quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và trò chơi điện tử công cộng, các sở phải đảm bảo 4 nguyên tắc: có quy định rõ ràng bằng văn bản thống nhất áp dụng trên địa bàn, do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành; không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ truy nhập Internet tại đại lý; không thu thập trái phép thông tin cá nhân, vi phạm quyền riêng tư của người sử dụng; và phải bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập, ứng dụng và nội dung thông tin trên Internet.
Trách nhiệm quản lý của các sở TT&TT địa phương được đề cao.
Tín hiệu từ dự thảo Thông tư này cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh có liên can đến hoạt động Internet đã bắt đầu được định hướng rõ hơn và thực tế hơn về trách nhiệm và quyền hạn của mình. Các nhà phát hành game từ dự thảo này cũng có thể nhìn nhận lại hướng tổ chức, khai thác dịch vụ của mình vào các điểm dịch vụ công cộng sao cho hiệu quả nhất. Một doanh nghiệp game đang lên kế hoạch "tấn công" mạnh sản phẩm ra thị trường dịp Tết Nguyên đán sắp đến bày tỏ, thông tin này khá hữu ích, giúp đơn vị tính toán chính xác hơn số lượng các đại lý Internet hội đủ điều kiện ở vùng "tâm điểm thị trường", cũng như gắn họ vào được 1 số hoạt động hỗ trợ kiểm soát người chơi theo dịch vụ doanh nghiệp.
Điều quan trọng hơn, dự thảo Thông tư mới chỉ là phần khởi đầu cho các Thông tư sẽ tiếp tục lấy ý kiến để ban hành tiếp theo. Như thế, từ nay đến hết năm 2013, ắt hẳn sẽ có thêm các dự thảo Thông tư sát sườn với hoạt động của làng game Việt, lần lượt được bộ quản lý đưa ra. Đây là dịch động đáng kể, bởi các nhà phát hành đã bắt đầu sốt ruột khi sau Nghị định 72, thị trường vẫn tồn tại nhiều biểu hiện không tích cực mà cơ quan quản lý không can thiệp hạn chế kịp.
Các doanh nghiệp nội dung số mong Nghị định 72 tạo thêm cơ hội cho họ.
Các doanh nghiệp nội dung số mong Nghị định 72 tạo thêm cơ hội cho họ.
Với các Thông tư dự kiến sẽ áp dụng từ mùa xuân con Ngựa đến, Nghị định 72 chắc chắn sẽ đi sâu vào thực tế đời sống và giúp môi trường game Việt thanh sạch hơn !
Theo VNE
Sát Thát và định kiến game Việt Sau 3 năm ôm ấp ý tưởng tạo 1 sản phẩm chất lượng, rối cuộc mới đây, công ty cổ phần trò chơi Emobi Games đã phải chính thức "xin lỗi bà con", lùi thời hạn hoàn tất dự án Sát Thát Truyền kỳ sang cuối năm 2014. Điều này cho thấy, sự thật những doanh nghiệp làm game Việt không hề dễ...