Láng đĩa phanh ôtô và những điều cần biết rõ
Láng đĩa phanh ôtô là hạng mục bảo dưỡng cần thiết, giúp hỗ trợ kéo dài thời gian sử dụng của toàn bộ hệ thống phanh.
Kiểm tra và láng đĩa phanh ôtô là hạng mục vô cùng cần thiết. Ảnh: Trang Mạc
Láng đĩa phanh ôtô là gì?
Láng đĩa phanh ôtô là công việc phục hồi bề mặt đĩa phanh, tối ưu hiệu quả hệ thống phanh nhờ vào việc tái tạo lại bề mặt tiếp xúc để giúp giải quyết các hiện tượng tạo ra tiếng ồn hay rung lắc khi đạp phanh xe ôtô.
Đồng thời, việc láng mặt đĩa phanh còn hỗ trợ kéo dài thời gian sử dụng của toàn bộ hệ thống phanh, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cho người lái.
Tại sao nên láng đĩa phanh ôtô?
Theo nhiều chuyên gia, hiệu năng phanh là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được đảm bảo tối đa trên xe. Hiệu năng kém sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng ở một số bộ phận khác, gây mất an toàn khi vận hành xe.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sau một thời gian dài sử dụng, hệ thống phanh xe xuất hiện hiện tượng gỉ sét bên trên bề mặt đĩa phanh. Đi kèm với đó là phần giữa má phanh và đĩa dễ bị tạp chất có độ cứng cao lọt vào làm tổn hại, lâu dần sẽ tạo thành đường rãnh, sóng làm giảm hiệu quả khi phanh.
Đặc biệt, nếu phải hoạt động liên tục, thường xuyên và chịu tác động của môi trường, đĩa phanh sẽ dễ bị cong vênh hoặc độ dày đĩa phanh không đồng nhất.
Như vậy, việc láng đĩa phanh ôtô là hạng mục cần thiết mà tài xế cần lưu ý.
Dấu hiệu nhận biết xe cần láng đĩa phanh
Tài xế nên mang xe đi láng đĩa phanh ngay lập tức nếu xe gặp phải các tình trạng như:
- Đĩa phanh rung và phát ra tiếng ồn khi đạp phanh xe;
- Cảm giác phanh không chân thật;
- Khi tiến hành bảo dưỡng phanh phát hiện đĩa phanh có dấu hiệu hao mòn, trầy xước nặng, nhiều cặn bẩn bám giữa lốp bố và bề mặt đĩa phanh.
Những điều cần biết về phanh chân và phanh tay ôtô
Dưới đây là thông tin chi tiết về chức năng và cơ chế vận hành của phanh chân và phanh tay ôtô.
So sánh phanh chân và phanh tay ôtô. Đồ họa: M.H
Phanh chân và phanh tay xe ôtô là gì?
Phanh chân (phanh thuỷ lực) là một bàn đạp được kết nối với bộ trợ lực chân không có tác dụng dừng hoặc làm chậm xe.
Phanh tay còn được gọi là phanh dừng, hoặc phanh khẩn cấp là cần gạt gần cột lái. Phanh tay có thể ở những vị trí khác nhau nhưng chỉ được sử dụng khi dừng khẩn cấp hoặc khi xe ở trạng thái đứng yên.
So sánh phanh chân và phanh tay xe ôtô
Phanh chân
Khi sử dụng phanh chân, lực được truyền đến xi lanh chính. Sau đó, xi lanh này tạo ra một lực nén lên chất lỏng thủy lực đi qua các đường ống đến calip. Lực phanh sẽ được truyền tới bánh xe dưới dạng lực ma sát. Bánh xe sẽ truyền lực đó xuống đường cũng dưới dạng ma sát để dừng chiếc xe.
Khi tài xế đạp phanh, lực thủy lực được phân phối: 75% lực nhận ở bánh trước và 25% nhận ở bánh sau.
Phanh tay
Phanh tay hoạt động thông qua pít-tông trong calip hoặc trên phanh guốc chuyên dụng bên trong roto phía sau. Vì nằm ở bánh sau nên phanh dừng có khả năng giảm tốc rất kém và có khả năng làm quay xe.
Trong trường hợp khớp cơ khí han gỉ vì oxy hóa, không sử dụng thường xuyên, phanh xe rất dễ bị kẹt cứng. Theo đó, má phanh cũng không bung được và bánh bị bó cứng. Do có thiết kế độc lập nên phanh tay cũng không được bảo dưỡng thường xuyên như phanh chân.
Cách sử dụng phanh chân và phanh tay hiệu quả
Tùy từng trường hợp khác nhau, phanh tay và phanh chân nên được sử dụng linh hoạt. Trong tất cả trường hợp xe đang lăn bánh trên đường, người lái chỉ sử dụng phanh chân khi muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe lại hoàn toàn.
Phanh tay chủ yếu được sử dụng trong quá trình đậu xe hoặc khi dừng lại ở đèn giao thông (trong trường hợp này, hãy đặt xe ở số mo). Nếu khởi hành ngang dốc (dốc cao), phanh tay rất có ích trong việc ngăn chiếc xe lăn về phía trước hoặc phía sau.
Lái xe đường đèo, dốc và những điều cần ghi nhớ Dưới đây là một vài kinh nghiệm giúp tài xế đảm bảo an toàn khi lái xe đường đèo, dốc. Chuẩn bị kỹ trước khi xuất phát Những lưu ý không thể bỏ qua khi lái xe đường đèo, dốc. Ảnh: TT Để đảm bảo an toàn, bạn cần kiểm tra xe và chuẩn bị trước khi lên đường. Đầu tiên hãy kiểm...