Làng đẹp nhất thế giới dưới ống kính du khách Việt
ÁO-Chị Hồ Phương Dung bay đến Hallsatt vào một ngày đông với mong muốn được ngắm tuyết phủ trắng trên các mái nhà.
Chị Hồ Phương Dung, 41 tuổi, cùng chồng tranh thủ 10 ngày nghỉ phép bay từ Hà Nội, sang du lịch Thụy Sĩ và Áo, tháng 2/2020, khi cả thế giới chưa đối mặt với sự bùng phát dịch bệnh. Từ Geneva, Thụy Sĩ, chị đi tàu đến Zermatt, một khu làng trượt tuyết tuyệt đẹp và nổi tiếng để thăm thú. Sau đó, chị đến làng cổ Hallstatt (ảnh), để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ở nơi được mệnh danh là “ngôi làng đẹp nhất thế giới” này.
Chị đến Hallstatt vào một ngày đông lạnh giá, với hy vọng được ngắm nhìn tuyết phủ trắng xóa trên các mái nhà. Khi chị đến, tuyết đã tan. Tuy vậy, khung cảnh tuyệt đẹp, thanh bình nơi đây vẫn khiến chị mê mẩn và chụp nhiều ảnh lưu niệm. Chuyến đi này có hai vợ chồng đi nên chị khá chủ động được về thời gian và kế hoạch.
Tên thị trấn xuất phát từ văn hoá Hallstatt, trung tâm của nền văn hoá châu Âu trong những năm đầu tiên của thời kỳ đồ sắt. Với vị trí đắc địa dựa lưng vào núi Dachstein, mặt ngoài hướng ra hồ Hallstttersee, Hallstatt là tập hợp của những dãy nhà mang phong cách Holzhaus độc đáo nằm dọc bên hồ.
Du khách có thể đi bằng tàu hoả, xe buýt và xe riêng để tới Hallstatt, trong đó tàu hoả là cách được nhiều người lựa chọn nhất. Bạn sẽ đi theo tuyến đường chính từ Salzburg và Vienna, xuống tại Attnang-Puchheim, sau đó đi một chuyến tàu đến Bad Ischl và Obertraun.
Ga Hallstatt nằm ở phía nam Bad Ischl và phía bắc Obertraun. Ngay cạnh ga Hallstatt là bến tàu thuỷ để đưa du khách qua hồ vào tham quan thị trấn.
Chị cho biết làng nhỏ, nên chỉ đi bộ khoảng 30 phút là hết. Ngôi làng Hallstatt rất đẹp và bình yên. Chị ấn tượng với những ngôi nhà cổ bằng gỗ nằm dựa vào núi nhìn ra mặt hồ phẳng lặng. Nếu có thể đến vào lúc tuyết vừa rơi thì ngôi làng sẽ đẹp như trong truyện cổ tích vậy.
Hallstatt được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1997 và là một trong những điểm thu hút khách du lịch hàng đầu châu Âu.
Đây là một thị trấn nhỏ với khoảng 1.000 cư dân. Vào mùa thấp điểm, chỉ có một vài hàng quán mở cửa nên du khách khó có thể tìm chỗ nghỉ qua đêm. Do vậy, bạn cần đặt trước phòng khách sạn trước chuyến đi. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở Hallstatt khá đắt đỏ cũng là điều cần lưu ý.
Là một trong những thị trấn nhỏ lâu đời nhất châu Âu với vẻ đẹp thơ mộng, Hallstatt được mệnh danh là “hòn ngọc nước Áo” hay “xứ sở thần tiên”.
Chị Dung cho biết sau khi dịch bệnh được kiểm soát và có thể bay châu Âu một lần nữa, chị muốn ghé thăm Anh và Thụy Sĩ, dù hai nơi này chị đều đã đi trước đó. Chị tự nhận mình là một người có đam mê với du lịch, nên khi có ngày phép là sẽ tranh thủ đi đến những vùng đất mới để thăm thú. Sau khi kết thúc chuyến đi đến Hallstatt, hai vợ chồng chị ghé qua Vienna trước khi bay trở về Việt Nam. Đầu tháng 3/2020, WHO công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, biên giới các nước đóng biên để phòng chống dịch bệnh, từ đó đến nay chị Dung đành gác lại mong muốn du lịch thế giới.
Cầu uốn lượn giữa 2 vách núi cao 140 m ở Trung Quốc gây 'bão' mạng xã hội
Cây cầu Ruyi ở Chiết Giang, Trung Quốc khiến cư dân mạng xôn xao vì có vẻ ngoài uốn lượn tới mức khó tin. Cây cầu bắc qua hai ngọn núi cao và có một phần làm bằng kính trong suốt.
Cảnh sắc nên thơ quanh cầu Ruyi
Cầu Ruyi ở Shenxianju, một thắng cảnh quốc gia ở Thái Châu, Chiết Giang, Trung Quốc gần đây đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên mạng. Các bài đăng liên quan đến cây cầu này trên Douyin - phiên bản nội địa Trung Quốc của ứng dụng TikTok đã thu hút hơn 50 triệu lượt xem.
Cây cầu có tổng chiều dài 100 m và cao 140 m so với mặt đất, bắc qua thung lũng Shenxianju. Cầu Ruyi bao gồm ba cây cầu uốn lượn và một phần của cầu được làm bằng kính trong suốt.
Kiến trúc kỳ lạ của cây cầu khiến nó trở nên vô cùng nổi tiếng và thu hút khách tham quan tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Vẻ đẹp của cầu Ruyi
Cây cầu được khánh thành vào năm 2017 và mở cửa cho người dân địa phương vào năm 2020. Trong năm qua, cây cầu này đã gây được tiếng vang lớn.
Cây cầu lấy cảm hứng từ ngọc Ruyi, biểu tượng cho quyền lực và vận may trong văn hóa dân gian Trung Quốc.
Nhà thiết kế của cây cầu là He Yunchang, một chuyên gia về kết cấu thép, người cũng tham gia vào quá trình thiết kế sân vận động Tổ chim, sân vận động chính của Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.
Cầu Ruyi được mô tả là: "Hình dáng cứng cáp và mềm mại hòa hợp hoàn hảo với cảnh sắc thiên nhiên. Tựa như ngọc Ruyi trên trời, tựa như tiên nữ dệt lụa. Bức tranh tựa như bức bình phong, nhìn từ xa là núi non trùng điệp, đầy uyển chuyển. Cây cầu mang vẻ đẹp và điềm lành".
Cận cảnh cây cầu uốn lượn
Ba điểm đến hoang sơ cho chuyến nghỉ hè Bình Định Tiết trời nóng nực mùa hè sẽ tan biến khi bạn được đắm mình trong dòng thác Giáng Tiên, vịnh biển Đề Gi hay cắm trại bên hồ Long Mỹ. Kỳ nghỉ hè Bình Định chắc chắn không thể thiếu các chuyến nghỉ dưỡng biển đảo, tuy nhiên để tránh những nơi đông du khách, bạn có thể tham khảo ba điểm đến...