Làng đặt họ tên “độc nhất vô nhị” ở VN
Ở nước ta khi viết họ tên thì họ thường đứng trước, tên đệm ở giữa, cuối cùng là tên. Nhưng từ xưa đến nay người dân xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội thì có cách ghi độc nhất vô nhị. Khi đi khai sinh cho con mình, bố mẹ thường ghi họ nằm ở giữa. Con trai, con gái lại đảo vị trí họ tên khác nhau. Tục lệ này gây không ít phiền toái cho người dân đi làm ăn xa…
Truyền thuyết đình làng So
Thần tích chép rằng: Vào mùa xuân năm Canh Thìn (930), có ông Cao Hiển và bà Lã Thị Ả ở hương Vạn Kỳ, huyện Gia Định, phủ Thuận An, đạo Kinh Bắc nhà vốn rất nghèo, làm nghề đánh cá trên sông. Hai ông bà rất thích làm việc thiện, một việc thiện dù nhỏ cũng làm. Một hôm hai ông bà đi đánh chài lưới trên sông Như Nguyệt, kéo được 15 dật vàng. Từ đấy hai ông bà làm ăn khấm khá.
Hiềm nỗi ông bà đã ngoài 50 tuổi mà vẫn chưa có con. Người chồng vẫn thường nói với vợ: Tiền rừng gạo bể mà không có con thì sống không được vui và bàn với bà đi tìm nơi cầu tự. Hai ông bà nghe nói ở đền Hữu Linh, trang Sơn Lộ (thuộc địa phận làng So) là nơi linh ứng cầu gì được nấy. Họ bèn sắm sửa lễ vật đến đó cầu tự. Sớm hôm sau ông bà làm lễ tạ rồi xuống thuyền cùng với hai người vạn chài xuôi dòng sông Hát (một nhánh sông Hồng chảy về sông Đáy). Thuyền đang đi, trời bỗng nhiên tối sầm lại như đêm và một trận gió lớn ập đến. Lúc này thuyền chở ông bà đến địa phận trang Sơn Lộ hai người ngẩng đầu nhìn lên trời thấy có đám mây vàng hướng vào bà mà hạ xuống. Lã thị hoảng sợ, nằm miên man.
Cổng vào làng So, giờ đã đổi thành xã Cộng Hòa
Sau đó bà có mang, tháng 2 năm Quý Tỵ (933), bà sinh được 3 người con trai. Ba đứa trẻ lớn lên thành những chàng trai khoẻ mạnh rồi theo Đinh Tiên Hoàng đi dẹp loạn. Quân sĩ kéo từ Hoa Lư thắng trận về đến trang Sơn Lộ thì nghỉ ngơi và tập hợp trai tráng trong vùng tiếp tục chiến đấu dẹp loạn 12 sứ quân. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi bèn sắc phong 3 ông là tam vị Thông Hiện nguyên soái Đại Vương. Trải qua các triều đại, tam Thánh đều được sắc phong mỹ tự. Người dân trong vùng làm đình thờ phụng đời đời.
Tục lệ có từ 400 năm trước?
Làng So bây giờ được phân chia làm hai xã Cộng Hòa và Tân Hòa. Xã Cộng Hòa mới là cái gốc của làng So trước đây. Trong xã hiện nay có 34 dòng họ khác nhau. Nhưng từ xưa đến nay người làng So ghi tên trong giấy khai sinh, tên họ không đứng đầu mà được đứng giữa.
Video đang HOT
Cụ Nguyễn Danh Hữu, 73 tuổi cho biết: “Tôi làm thủ từ đình So hơn 20 năm, ngôi đình này gắn bó với lịch sử phát triển của làng. Đây là ngôi đình cổ có khoảng 400 năm trước, được xây dựng năm 1673. Tôi cũng tìm hiểu về gốc tích việc đặt họ nằm ở giữa tên, nhưng không có tư liệu nào nói về việc này. Theo các cụ cao niên kể lại thì đó là cái tục lệ của làng từ xa xưa. Có thể nó gắn liền với sự ra đời của ngôi đình làng So. Với cách đặt tên như vậy, tạo sự độc đáo riêng, chỉ có làng So mới có”.
Cụ Hữu gắn bó với đình làng So hơn 20 năm
“Như tên tôi là Nguyễn Danh Hữu, đi học hành người ta cứ nghĩ họ của tôi là Nguyễn, nhưng theo tục lệ làng thì họ tôi là Danh, tên đệm là Nguyễn, tên chính là Hữu. Từ xa xưa cha ông đều đặt như vậy, lớn lên chúng tôi cứ theo như thế mà đặt tên cho con cháu. Trước đây chúng tôi ở tỉnh Hà Tây cũ mỗi lần đăng ký khai sinh cho con, bộ phận Tư pháp cũng thắc mắc về cách đặt họ đứng giữa tên. Họ cũng bảo chúng tôi đảo tên họ lên đầu, nhưng chúng tôi bảo đó là tục lệ của dân làng chúng tôi. Cha ông đặt thế nào thì giờ con cái cũng phải đặt thế”, cụ Hữu cho hay.
Cũng theo cụ Hữu, người dân trong làng mỗi khi nói chuyện họ kiêng kỵ không nói tới từ “nước lã”. Dù uống nước giếng, nước ao hồ người làng cũng nói tránh là nước chưa đun sôi. Vì từ “Lã” là họ bà Vương Mẫu, người sinh ra ba vị tướng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Trong làng So đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của bà. Có người lỡ mồm nói “nước lã” đã phải đến đền thờ của Vương Mẫu để xin bà tha thứ.
Đã thống nhất về cách đặt tên
Ông Vương Đắc Thủy, Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa cho biết: “Đi nhiều vùng, nhưng tôi không thấy nơi đâu có tục lệ lạ như quê tôi. Tên tôi là Vương Đắc Thủy, nhiều người cứ nghĩ là họ Vương. Nhưng ở quê tôi thì từ Đắc mới là họ của tôi. Con trai đặt tên như tôi, còn con gái thì phải đặt tên đảo lại là Đắc Thị gì đó. Tôi cũng tìm hiểu nhiều về nguồn gốc của việc đặt họ ở giữa, nhưng không có tư liệu nào nói về việc này. Tục lệ này nó có từ cha ông truyền lại nên các dòng họ trong xã đặt theo”.
Ông Thủy bảo, cũng từ tục lệ này mà nhiều người làng khi ra ngoài đi làm bị người tuyển dụng gây khó dễ. Khi họ so sánh giữa giấy khai sinh bố và con gái không đúng họ với nhau. Họ cứ thắc mắc bố là họ Vương, sao con lại là Đắc. Vì thế, nhiều người trong làng đi ra gặp nhiều khó khăn trong học hành. Nhất là việc làm hồ sơ xin việc. Nhiều đơn vị phải về tận chính quyền xã để xác định lại nhân thân.
“Những năm còn trong quân ngũ, tôi được đơn vị cho kết nạp đảng, tôi có khai là Vương Xuân Hùng và nói là họ của tôi là họ Xuân chứ không phải họ Vương. Thủ trưởng đơn vị ngỡ ngàng, không tin đã cho người về địa phương xác nhận. Chính vì thế một năm sau tôi mới được kết nạp đảng”, ông Vương Xuân Hùng kể lại.
Ông Thủy cho hay: “Người dân trong xã, đặc biệt là con gái đi làm việc gặp nhiều chuyện phiền phức xung quanh tên họ của mình. Vì thế, từ năm 2008 các cháu ra đời trong thời gian này, dù trai hay gái cũng đều thống nhất mang họ bố. Để cho phù hợp với pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc đặt họ ở giữa tên thì chúng tôi vẫn viết như tục lệ xưa của cha ông”.
Tôi nghiên cứu văn hóa nhiều vùng miền, nhưng việc ghi họ nằm ở giữa tên là một tục lệ mà chỉ có ở xã Cộng Hòa mới có. Nó là biểu hiện lạ của văn hóa. Tục lệ đó không biết bắt nguồn từ đâu, nhưng rõ ràng việc bố mẹ viết một họ, con cái viết một họ thì nó ảnh hưởng xấu trong quá trình làm hồ sơ làm việc. Khi xuất khẩu lao động, người tuyển dụng nhìn vào hồ sơ không trùng khớp là họ không chấp nhận. Tuy nó là tục lệ, là văn hóa của một vùng quê, nhưng trong thời đại hiện nay dân làng cũng nên đổi lại để cho phù hợp với pháp luật.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ (Khoa Văn học, Đại học Khoa học – Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Theo 24h
Những thân phận bị lãng quên
Không giấy khai sinh, không hộ khẩu, không CMND, cũng có nghĩa họ không được hưởng bất cứ quyền lợi nào của một công dân cho dù nghĩa vụ họ vẫn thực hiện đầy đủ.
Đó là hoàn cảnh của anh Nguyễn Văn Nhàn và anh Nguyễn Trường Thọ, hiện đang tạm trú tại nhà tập thể Xí nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ 27-7, thuộc Công ty TNHH MTV 27-7 TP.HCM (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM).
Không được pháp luật công nhận
Hơn 10 năm làm việc, tham gia bảo hiểm đầy đủ nhưng anh Nhàn (trái) và anh Thọ có thể sẽ bị "mất trắng" quyền lợi vì không có CMND - Ảnh: Hải Nam
Anh Nhàn sinh năm 1963, còn anh Thọ sinh năm 1978. Cả hai đều là người tàn tật được Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè (viết tắt là Trung tâm Thị Nghè) nhận nuôi từ khi còn bé. Đến năm 1980, cả hai được chuyển về Nhà nuôi người già tàn tật số 1 (cũng thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM). Theo hai anh trình bày, vào thời gian đó, vì bị tàn tật (cả hai anh đều bị liệt 2 chân) sống nhờ vào sự bảo trợ của trung tâm nên không để ý đến giấy tờ tùy thân. Khi còn nhỏ, các anh được các sơ tại trung tâm đưa về nuôi, chẳng có tên tuổi, chẳng một mảnh giấy. Tên của các anh là do các sơ đặt. Nên khi lớn lên, hai anh chẳng thể làm được CMND. Năm 1999, anh Nhàn và anh Thọ được chuyển về làm việc và sinh sống tại Xí nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ 27-7. Đến lúc này họ mới thấy thấm thía nỗi vất vả của người không có một mảnh giấy lận lưng. Anh Nhàn tâm sự: "Cũng may nhà nước có mở công ty này cho những người tàn tật làm việc, nếu không thì không biết chúng tôi sẽ ra sao". Còn anh Thọ cho biết, tiền để dành muốn gửi ngân hàng cũng không được vì không có CMND.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được nhập hộ khẩu
Sau khi Thanh Niên ngày 9.11 đăng bài Đoạn trường hộ khẩu, Công an H.Hóc Môn, TP.HCM đã có công văn gửi báo với nội dung "Bài báo Đoạn trường hộ khẩu đăng trên Thanh Niên liên quan đến bà Lê Thị Xinh là có thật... Công an huyện kịp thời chấn chỉnh công tác tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân".
Bà Xinh cho biết, sau khi báo đăng, Công an H.Hóc Môn đã hướng dẫn bà làm thủ tục. Mới đây, bà đã chính thức được nhập hộ khẩu vào nhà em của mình là bà Lê Thị Kim Liên.
Bà Phạm Thị Hòa, Trưởng phòng Tổ chức Công ty TNHH MTV 27-7 cho biết, anh Nhàn và anh Thọ đã làm việc tại công ty hơn 10 năm nay, vì không có CMND nên hai anh bị thiệt thòi đủ đường. Công ty vẫn tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho hai anh đầy đủ. Thế nhưng quyền lợi có lẽ anh Nhàn và anh Thọ sẽ không bao giờ được hưởng nếu không làm được CMND. Bà cũng cho biết thêm, công ty và Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã từng nhiều lần gửi công văn đến Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM), Trung tâm Thị Nghè và các cơ quan chức năng đề nghị hỗ trợ để anh Nhàn và anh Thọ được nhập hộ khẩu. Thậm chí, công ty đã đứng ra bảo lãnh cho hai anh được nhập khẩu vào nhà tập thể của công ty nhưng không được vì không có giấy khai sinh.
Không phải là cá biệt
Bà Trần Thị Hồng, cán bộ Phòng Tổ chức hành chính, Trung tâm Thị Nghè cho biết, trường hợp như anh Nhàn và anh Thọ không phải là cá biệt. Trước đây, có đợt nhà nước đã làm giấy khai sinh đại trà cho các em tại trung tâm. Khi đó, có khoảng 50 em không được làm vì đã rời trung tâm trước đó. Sau cũng có một số người trở lại đề nghị giúp làm giấy khai sinh nhưng trung tâm đành chịu. Trường hợp của anh Nhàn và anh Thọ, trung tâm cũng chỉ có thể làm giấy xác nhận thời gian sinh sống tại đây mà thôi. Còn việc cấp khai sinh là thẩm quyền của phường.
Trong khi đó, anh Nhàn và anh Thọ cho biết họ đã lên UBND P.17, Q.Bình Thạnh rất nhiều lần để được khai sinh chậm nhưng đều bị từ chối.
Theo TNO
Đăng ký khai sinh phải có chữ ký của cha mẹ: Quy định đã có "độ mở" Nhằm tránh những rắc rối sau này và tranh chấp về quyền nhân thân, Bộ Tư pháp đã ban hành biểu mẫu tờ khai đối với quy trình đăng ký khai sinh, trong đó bắt buộc phải có chữ ký của cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên, quy định này sau 3 tháng triển khai đã nảy sinh một số bất cập. Việc...