Làng chùa Đức Trọng (Lâm Đồng), điểm du lịch tâm linh hút khách
Bên cạnh những điểm du lịch nổi tiếng như thác Pongour, làng Gà, hồ Đại Ninh, du lịch tâm linh tại làng chùa Đức Trọng (Lâm Đồng) cũng được nhiều du khách lựa chọn tham quan, trải nghiệm, là điểm đến hút du khách thời gian gần đây.
Nhiều năm qua, thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng được nhiều người biết đến với cái tên thân thuộc là làng chùa Đức Trọng hay làng chùa Đại Ninh. Nơi đây, có một điểm dừng chân rất quen thuộc sát Quốc lộ 20 đó là Ngã 3 chùa.
Không biết điểm dừng chân này có từ khi nào nhưng từ địa điểm này, du khách sẽ rất thuận tiện khi đi vào làng chùa để tham quan, vãn cảnh và lễ Phật. Không hề quá lời khi nói Phú An là thôn có nhiều chùa nhất tỉnh Lâm Đồng. Đến đây, du khách sẽ có rất nhiều lựa chọn để tìm ra những ngôi chùa đẹp trong hành trình du lịch của mình.
Tịnh xứ Phương Liên vào buổi tối lung linh huyền ảo
Làng chùa Đại Ninh có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Được biết đến như một ngôi cổ tự của làng chùa Đại Ninh, chùa Pháp Vân do thầy Thích Đạo Thành trụ trì, nằm ở vị trí rất đắc địa. Theo thầy Đạo Thành, ngoài nét cổ kính, chùa được du khách thích thú bởi con đường chữa bệnh độc đáo. Con đường này được làm từ năm 2016 với chiều dài 64 m.
Nếu như chùa Pháp Vân được biết đến với con đường chữa bệnh thì tịnh xứ Phương Liên là ngôi chùa được rất nhiều du khách ghé thăm khi đến làng chùa. Theo đánh giá của người dân địa phương và du khách, tịnh xứ Phương Liên là ngôi chùa quy mô và rất đẹp trong hệ thống làng chùa Đại Ninh. Tịnh xứ Phương Liên để lại dấu ấn trong lòng du khách bởi nét kiến trúc độc đáo. Phương Liên tịnh xứ nằm trên ngọn đồi lớn, nơi cao nhất có thể nhìn được toàn cảnh làng chùa Đại Ninh, Đức Trọng. Đặc biệt, khi đi từ hướng cầu treo Phú Thiện, tịnh xứ Phương Liên đẹp như tranh vẽ.
Toàn bộ ngôi chùa với hệ thống bảo tháp đồ sộ soi bóng xuống dòng sông hiền hòa, trong xanh, điều này làm cho Phương Liên tịnh xứ càng thơ mộng nhưng cũng hết sức trang nghiêm, trầm mặc. Ngôi chùa này là điểm đến của nhiều du khác. Điều đặc biệt, ban đêm, Phương Liên tịnh xứ trở nên lung linh và rất dễ nhận ra bởi chiều cao của các bảo tháp và hệ thống điện chiếu sáng từ khu vực đỉnh tháp.
Video đang HOT
Phương Liên tịnh xứ uy nghi, luôn thu hút du khách
Pháp Vân hay Phương Liên tịnh xứ là 2 trong những ngôi chùa được du khách trong và ngoài tỉnh ghé thăm khi đến làng chùa Đức Trọng. Tuy nhiên, nơi đây còn có rất nhiều cơ sở Phật giáo thu hút đông đảo phật tử, du khách bốn phương đến tham quan. Tiêu biểu là những cơ sở như: Ni viện Bát Nhã, tu viện Vĩnh Minh, tổ đình Hương Nghiêm, đạo tràng Long Châu, chùa Thanh Lương…
Vào những ngày cuối tuần, làng chùa Đại Ninh là nơi đón nhiều du khách, tăng, ni, phật tử đến tu tập, tham quan, thưởng lãm cảnh chùa. Đặc biệt, trong những dịp lễ như: rằm tháng Bảy, rằm tháng Tư, nơi đây là điểm đến không thể thiếu của Phật tử xa gần đến du lịch, hành hương.
Mỗi một ngôi làng, một vùng quê đều có những đặc trưng riêng biệt để lại dấu ấn trong lòng du khách. Nét thi vị của làng chùa Đại Ninh là sự bình an và cổ kính. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được sự khoan thai, nhẹ nhàng, sự an yên qua lời kinh, tiếng mõ. Chuông chiều văng vẳng, miền quê thấp thoáng ngôi chùa cổ, những tịnh thất trầm mặc. Tất cả mọi thứ ở sẽ khiến cho du khách có những khoảnh khắc thật yên bình và thú vị.
Làng gà Đarahoa dưới chân núi Voi
Nằm nép mình dưới chân núi Voi sừng sững, làng gà Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là nơi sinh sống của hơn 300 hộ dân đồng bào DTTS với những nét văn hóa, truyền thống đặc sắc, cùng chuyện tình thủy chung nhưng bi đát của cặp đôi trai tài gái sắc từ tục lệ thách cưới.
Tượng gà khổng lồ được đặt ở giữa làng
Chuyện xung quanh tượng gà
Đến thăm làng gà Đarahoa những ngày cuối tháng 8, ngôi làng giờ đã thay da đổi thịt, đường vào làng được nâng cấp để trải bê tông, nhìn xung quanh không còn những ngôi nhà sập xệ được làm bằng tre, nứa thay vào đó là những căn nhà khang trang, đẹp đẽ, người dân nơi đây chất phát, thật thà, mến khách...
Theo như người dân chia sẻ, công việc chủ yếu của họ là lên nương, làm rẫy, họ theo chế độ mẫu hệ, còn bức tượng gà trống được làm bằng bê tông, cao 3,2m, nặng khoảng 8 tấn, gà có đôi chân to khỏe đặc biệt với 9 chiếc cựa, đặt trên một mô đất cao 1,5m ở giữa làng, bức tượng gà còn gắn liền với câu chuyện tình cảm đầy đau thương.
Những già làng tại đây vẫn thường kể lại câu chuyện này, để nhắc nhở con cháu xóa bỏ hủ tục thách cưới, ép duyên thời lạc hậu. Chuyện kể rằng, ngày xưa làng gà dưới chân núi Voi bấy giờ, tên gọi là Đarahoa, thổ ngữ Cơ ho có nghĩa là suối trên ngàn. Trong cộng đồng có đôi trai gái yêu nhau thắm thiết, là nàng Hơ Bia (người Chill) và chàng K'Tiên (người Cơ Ho), nhà Hơ Bia lại quá nghèo, không xứng với gia đình K'Tiên giàu có quyền thế.
Người dân kể lại quá trình xây dựng tượng gà trống
Để cưới được nhau, theo tục lệ, nhà gái phải chuẩn bị 5 con trâu, 20 xà rông (váy) và 5 con gà để bắt chồng. Thế nhưng, bố của K'Tiên vì không muốn con trai mình về làm rể nhà nghèo, nên đã thách cưới rất cao, đòi gia đình Hơ Bia phải có 100 chiếc xà rông. Ngoài ra, còn phải có trâu, bò, chiêng, chóe để làm của hồi môn.
Vì tình yêu với chàng K'Tiên, nàng Hơ Bia lặn lội khắp nơi để tìm kiếm những lễ vật đó. Thế nhưng, khi gia đình Hơ Bia đem sính lễ tới nhà, gia đình của K'Tiên đòi Hơ Bia phải có thêm một con gà 9 cựa, giống như trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao".
Không quản ngại khó khăn, nàng Hơ Bia tiếp tục lên rừng để tìm gà 9 cựa. Nàng đi, đi mãi và không thấy trở về với buôn làng. Vì quá yêu thương Hơ Bia, chàng K'Tiên cũng lên rừng đi tìm người yêu. Chàng đi, đi mãi và cũng không quay trở về. Sau này dân làng mới biết cả hai đều đã chết trong rừng. Cảm động tình yêu của hai người, những đàn voi rừng kéo về khóc và gục chết, hình thành dãy núi Voi hùng vĩ ngày nay.
Cũng từ đó, câu chuyện tình của nàng Hơ Bia và chàng K'Tiên là nguồn cảm hứng cho kiến trúc sư Lữ Trúc Phương - người thiết kế con gà trống khổng lồ đặt ngay bên hồ chứa nước sạch để phục vụ người dân tái định cư làng Đarahoa, dưới chân núi Voi vào năm 1978.
Con đường vào làng Đarahoa đang từng bước được chính quyền địa phương nâng cấp, sửa chữa
Phát triển du lịch
Tượng gà không chỉ là biểu tượng của dân làng, mà còn là nơi tụ họp sau những mùa vụ bội thu, vào những ngày này, quanh tượng gà những nhịp điệu cồng chiêng vang lên, mọi người múa hát vui vẻ, cầu mong cho cuộc sống bình yên, đôi lứa yêu nhau hạnh phúc; đồng thời, nhắc nhở người dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cùng nhau xây dựng đời sống và phát triển kinh tế xã hội.
Nhiều năm qua, làng Gà đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Tận dụng lợi thế này, nhiều phụ nữ Cơ Ho đã phục hồi lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Các sản phẩm thổ cẩm được dệt bằng phương pháp thủ công hoa văn sinh động, đa dạng được bán cho du khách làm vật kỷ niệm.
Nhiều mặt hàng thổ cẩm do người dân xã Hiệp An làm được bày bán cho du khách
Theo thông tin từ UBND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), núi Voi là khu căn cứ hoạt động cách mạng quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến Pháp và Mỹ, khu căn cứ núi Voi vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích như; hầm chiến đấu, hầm hoạt động bí mật, nơi huấn luyện tân binh của cách mạng đã sống và hoạt động tại đây.
Năm 2013, khu căn cứ kháng chiến núi Voi đã được công nhận là Khu di tích lịch sử cấp tỉnh. Bên cạnh đó, khu vực này, cùng với rừng già, nhiều năm qua đã hình thành tuyến du lịch leo núi, đi bộ xuyên rừng hấp dẫn du khách. Núi Voi còn có hàng trăm cây thông đỏ đặc biệt quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam mà tuổi đời của cây đã lên tới hàng trăm năm.
Thời gian tới, huyện Đức Trọng sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh khảo sát, khôi phục, tôn tạo một số di tích có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược tại căn cứ địa cách mạng Núi Voi.
Đồng thời, phát huy giá trị văn hóa bản địa tại Làng gà Đarahoa với việc phục dựng nhà rông, nhà sàn của đồng bào Cơ Ho, Chill tôn tạo cảnh quan khu vực tượng gà trống, nhằm phát huy nét văn hóa nghệ thuật, cồng chiêng để phục vụ du khách, phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt Với vẻ hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, thác Pongour được mệnh danh là 'Nam thiên đệ nhất thác', làm say lòng du khách khi đến xứ sở Sương mù. Thác Pongour còn được gọi là thác 7 tầng, nằm tại huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), cách TP Đà Lạt khoảng 50km về phía Nam. Với độ...