Làng chế tác nhạc cụ dân tộc Đào Xá, Hà Nội
Cả trăm năm qua, làng Đào Xá, (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) từng nổi tiếng là nơi chế tác ra các loại nhạc cụ dân tộc nhưng làng nghề này đang gần như mai một.
Số người làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Thang ngũ âm lên trầm xuống bổng, thì nghề làm đàn cũng chẳng kém những giai đoạn thăng trầm.
Dù là đất làng nghề nhưng hiện lớp trẻ làng Đào Xá không mấy ai theo nghề bởi sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, giá cả thấp. Hơn nữa, mỗi cây đàn trung bình mất từ 2-3 ngày để hoàn thiện, có khi lâu hơn. Tuy nhiên, để làm ra được một cây đàn đạt chuẩn, người thợ phải trải qua nhiều năm học nghề khá vất vả.
Người làng Đào Xá thường gọi vui nghề của mình là “nghề rỗng ruột” bởi các loại nhạc cụ đều phải rỗng ruột bên trong. Hơn nữa, nghề chỉ đủ ăn chứ không thể làm giàu.
Hiện trong làng chỉ còn duy nhất gia đình anh Đào Văn Tuấn – con trai của nghệ nhân ưu tú Đào Xuân Soạn cùng 4 người thợ vẫn ngày đêm miệt mài chế tác các loại đàn cổ truyền của dân tộc: đàn tranh, đàn bầu, tam thập lục, đàn đáy, tỳ bà…
Theo quan niệm xưa “Thành trắc mặt vông” cho nên gỗ tốt nhất làm đàn là gỗ trắc, gỗ vông.
Nguyên liệu chủ yếu để làm đàn là gỗ trắc và gỗ vông. Từ khâu chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai và hoàn thiện, tất cả đều được làm theo phương pháp thủ công đúng với kỹ thuật truyền thống.
Chỉ cần một lỗi kỹ thuật nhỏ cũng có thể không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Những người làm nghề đơn thuần dựa từ kỹ thuật thẩm âm do cha ông truyền lại để làm ra những loại đàn mang những âm sắc khác nhau. “Âm thanh đàn Đào Xá cũng khác biệt, người miền Bắc thiên về chèo văn âm thanh sẽ trầm để phù hợp với giọng ca người Bắc, còn người miền Nam thiên về cải lương nên âm thanh của đàn thanh thoát, trong trẻo”, anh Tuấn chia sẻ.
Máy móc hỗ trợ một số công đoạn nhưng cơ bản người thợ vẫn phải làm thủ công từ vào khuôn làm hộp đàn, ghép cần, làm phím, lên dây…
Video đang HOT
Được biết, nhạc cụ dân tộc Việt Nam được xây dựng trên hệ thống bát âm khác với các nước khác. Việc giữ gìn được những thanh âm này cũng là một cách thức bảo tồn thứ âm giai đặc trưng nghìn năm của dân tộc.
Sa Pa mờ sương ngày đầu năm
Nhờ không khí lạnh đặc trưng và nhiều sương mù, Sa Pa luôn thu hút nhiều người đến du lịch, đặc biệt vào mỗi dịp nghỉ lễ.
Sa Pa trong sương mờ
Trong dịp Tết Dương lịch, du khách có dịp thưởng thức một Sa Pa với những nét đặc trưng, nhiệt độ những ngày đầu năm 2022 giảm xuống còn 9-11 độ C và có mưa phùn. Phía dưới trung tâm thị xã, thỉnh thoảng lại có một đợt nắng xuất hiện, xua đi làn sương dày đặc. Không khí thay đổi liên tục làm du khách cảm thấy thích thú. Trong những quán cà phê quanh trục đường chính, du khách ngồi ngoài trời, nhâm nhi ly đồ uống nóng hổi giữa thời tiết giá lạnh rất khác của vùng miền núi.
Du khách đổ về vui chơi dịp Tết Dương lịch
Chiều 31/12, Sa Pa vắng vẻ, các nhà nghỉ, khách sạn bị hủy lịch đặt phòng do nhiều du khách tới từ vùng cam và đỏ không thể vào Lào Cai. Tuy nhiên trong hai ngày 1-2 của kỳ nghỉ Tết Dương lịch, lượng lớn khách từ các tỉnh thành như Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh... đổ về đây vui chơi. Dù không đông như những năm trước, bầu không khí đã nhộn nhịp trở lại sau một thời gian dài thị xã nổi tiếng của Lào Cai vắng khách. Lần thứ hai quay trở lại Sa Pa, anh Ngọc Duy (Hà Nội) thấy bất ngờ bởi không khí có phần khác biệt lần này. Chuyến du lịch trước đó của anh cách đây đã 3 năm, "Ngày đó lên Fansipan check-in cột mốc, chúng tôi còn không chen được vì quá đông người. Lần này đi có vẻ thoải mái hơn, vừa có không gian chụp ảnh lại không phải chen lấn, chờ đợi", anh Duy nói.
Trở về tuổi thơ với ngôi làng ngay giữa lòng Hà Nội Làng Anh An, một địa chỉ thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh, và các bạn trẻ. Nơi đây không chỉ là điểm chụp ảnh, mà còn là nơi tái hiện nhiều kỷ vật từ những năm 1990, khiến nhiều người phải bồi hồi. Làng Anh An nơi tái hiện lại một phần kỷ niệm của rất nhiều người....