Làng chài Khe Gà với hải đăng hơn trăm tuổi ở Bình Thuận
Làng Khe Gà ở xã Tân Thành, huyện Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có tổ tiên là lưu dân gốc ngũ Quảng ( miền Trung), làm nghề chài lưới.
Quá trình di cư, họ phát hiện khe nước đây và gà rừng tụ lại rất nhiều.
Thấy vùng đất này thuận lợi cho nghề ngư nghiệp, người xưa khai khẩn lập làng để sinh sống. Lúc ban sơ, làng Khe Gà có khoảng 40 nóc nhà, mưu sinh bằng nghề chài lưới. “Do có nhiều gà rừng, nên tổ tiên mới đặt tên làng là Khe Gà, cho dễ nhớ”, ông Lâm Hòa Hoàng (64 tuổi), ngư dân ở làng, cho biết.
Lễ cùng ngư ông của làng Khe Gà, nằm đối diện hải đăng. Ảnh: Tư Huynh. |
Để phục vụ phát triển ngành hàng hải trong thời Pháp thuộc, năm 1987 chính quyền bảo hộ đã cho khảo sát vị trí và khởi công xây dựng ngọn hải đăng trên mũi đá nhô ra nằm gần làng chài, nên sau này người dân địa phương quen gọi là Mũi Điện. Qua thời gian, do sự biến đổi của thiên nhiên, lúc triều dâng, Mũi Điện tách biệt khỏi bờ, hình thành nên đảo nhỏ.
Video đang HOT
Mọi vật liệu để xây hải đăng đều được vận chuyển từ Pháp sang. Sau 2 năm thi công, ngọn hải đăng được hoàn thành. “Mắt biển” Kê Gà với gần 200 bậc thang xoáy tròn ốc, cao đến đỉnh đèn là 35 m, được đánh giá cao nhất Đông Nam Á. “Đèn quét xa đến 22 hải lý, giúp tàu thuyền định hướng khi hoạt động ngoài khơi xa”, ông Nguyễn Văn Sáu, Trạm trưởng hải đăng Kê Gà – cho biết.
Thi công ngọn hải đăng tốn lượng nhân công rất lớn. Nhiều người ngoại quốc đến xây hải đăng đã không may bị nạn, tử vong. Họ được chôn cất trong khu đất của vạn chài Văn Phong (thuộc làng Khe Gà), nên phía sau hải đăng có dựng miếu thờ vong linh của những công nhân bị chết. “Dân địa phương, anh em nhà đèn thường xuyên nhang khói cho người đã mất”, ông Sáu nói.
|
Sắc phong vua Khải Định ban cho vạn Văn Phong, ghi nhớ công lao của thần cá Ông. Ảnh: Tư Huynh |
Theo các bô lão địa phương, hải đăng được lấy theo tên của làng chài là “Khe Gà”. Tuy nhiên, trong văn bản hành chính của Pháp không ghi “Ke Ga” nên dần dần được đọc thành Kê Gà. Dù chữ “Kê Gà” không chuẩn, nhưng dùng quen, nên đến nay trở thành trên gọi chính thức trong văn bản hành chính nhà nước.
Ở làng chài Khe Gà có vạn thờ cá Ông được xây dựng từ năm 1890, mỗi năm hai lần tổ chức lễ Cầu Ngư (20/1 Âm lịch) và Giỗ Bà (16/4 Âm lịch). Dinh vạn được các cụ xưa đặt tên là Văn Phong. Dân làng Khe Gà rất tin tưởng vào sự linh ứng giúp đỡ của thần cá Ông.
Tương truyền nhiều câu chuyện ly kỳ về sự linh ứng của cá Ông giúp ngư dân gặp họa trên biển. Chuyện kể, hai cha con lão ngư phủ đánh cá, bị sóng lớn gặp nạn. May mắn, ông lão được cá Ông cứu đưa vào bờ đá. Người làng tin vào sự linh ứng giúp đỡ của thần cá Ông.
“Ngôi vạn là nơi anh em làm nghề biển thường lui tới, gắn bó, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với nhau, đoàn kết tương ái trong mọi hoàn cảnh cuộc sống”, ông Diệp Minh Hùng, Trưởng vạn Văn Phong, làng chài Kê Gà nói.
Năm 1924, vua Khải Định ban cho vạn Văn Phong sắc phong ghi nhớ công lao phù trợ của thần cá Ông đối với dân làng.
|
Hải đăng Kê Gà đối diện làng chài già Bình Thuận. Ảnh: Tư Huynh |
Năm 1972, ở vùng Khe Gà, chiến tranh khá liệt, đây được xem là nơi nguy hiểm buộc người trong làng phải đến vùng Ba Đăng – Tân Hải để sinh sống. Hòa bình được lặp lại, bà con trở về nơi ở cũ và tìm cách khôi phục lại ngôi dinh vạn như ngày trước theo truyền thống ngày trước.
"Tiểu sa mạc" mũi Cá Chai
Suốt chiều dài hơn 5km bờ biển dường như đang nguyên sơ và ít người qua lại, mũi Cá Chai (Hòa Thắng - Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận) chỉ có những chiếc thuyền nhỏ bồng bềnh kéo lưới ven bờ.
Cuối tháng 10, nắng và mưa đan xen. Bụi cát của "tiểu sa mạc" đỡ hơn những ngày hè, nhưng gió vẫn thổi mạnh.
Vùng biển mũi Cá Chai Bắc Bình
Hơn 2 giờ đồng hồ đoàn chúng tôi đã đến vùng biển Hòa Thắng. Anh Nguyễn Long, người dân Hòa Thắng chỉ cho chúng tôi xem những chiếc thuyền con, những chiếc thúng chai lắc lư, nhấp nhô trên mặt biển xanh. Anh chia sẻ: "Biển nơi đây rất nhiều cá chai. Loại cá này không lớn lắm chỉ dài chừng 15 - 20cm, rất ít con dài 40cm, chúng tụ tập kiếm mồi gần cửa sông, suối. Cá chai nhìn bề ngoài thô ráp, gồ ghề, có con to hơn cổ tay người lớn, da xám, thân dài, đuôi nhọn, đầu tròn to dẹt và hai mắt lồi. Bề ngoài xấu xí, nhưng thịt cá thơm, dai, chắc và ngon như thịt gà, rất ít xương nhỏ, phần thịt ở đầu cá có nhiều canxi, vitamin D tự nhiên.
Vì thế, cá chai có tên trong danh sách "đặc sản" của các nhà hàng, khách sạn cao cấp ven biển Bình Thuận...". Anh Long giới thiệu thêm: "Ngon nhất là món cá chai nướng bếp than hồng, nướng trui, cá chai kho keo, kho rim hay kho tộ với nghệ tươi... Tuy những món ăn từ cá chai thật dân dã, nhưng mang đến cho lữ khách, nhất là những người lần đầu thưởng thức thịt cá chai thì không thể nào quên được hương vị thơm ngon của nó. Là hàng đặc sản, có giá trị kinh tế cao nên nhiều ngư dân vùng biển Bắc Bình, Tuy Phong và cả vùng làng chài Mũi Né thường đến mũi Cá Chai thả lưới đánh bắt loại cá này... Chính vì thế, mà từ lâu mũi đá nhô ra mặt biển nơi đây được người dân địa phương quen gọi là mũi Cá Chai".
Núi đá ở đây không nhiều mõm đá, hang động mà lởm chởm những phiến đá bị bào mòn qua thời gian bởi sóng, gió. Xen kẽ những mũi đá nhô ra biển là bãi cát trắng uốn cong như cung tên, nước trong xanh. Khi thủy triều xuống mặt đá nơi đây trông như tấm phản khổng lồ, ngư dân đánh cá gần bờ thường ghé vào ngồi nghỉ ngơi, thư giãn. Khi thủy triều lên đá lại chìm trong nước, nhường chỗ cho bao con sóng vỗ về mũi đá. Khu vực mũi Cá Chai có 2 phần riêng biệt. Một bên là núi thấp ven biển, trên lưng núi mùa nắng chỉ có cây bụi mới tồn tại được; sang những tháng mùa mưa thì cây bụi, cây cỏ trở nên xanh tươi, hoa dại đua nhau nở rực dưới ánh nắng vàng; còn một bên là biển xanh, sóng vỗ vào gành đá. Núi đá nơi đây lởm chởm, sắc nhọn, dựng đứng với nhiều hình dạng khác nhau; mũi đá nhô ra biển thoạt nhìn có hình thù kỳ lạ tựa như đầu cá chai khổng lồ đang há miệng vươn mình ra đại dương. Thật kỳ diệu là mỗi khi những con sóng lớn đập vào mũi đá, qua kẽ hở nhỏ lộ thiên nước biển phun lên cao, ánh nắng mặt trời phản chiếu tạo nên bao sắc màu kỳ ảo trên mũi đá.
Con đường vào mũi Cá Chai (còn gọi là mũi Dựng) thuộc vùng biển Hòa Thắng khó đi vì cát nóng, cát bay nên thường chỉ có những phượt thủ hay những người thích khám phá mới đến tận nơi hoặc dừng chân nghỉ đêm ngắm cảnh bình minh, khám phá những điều kỳ lạ từ thiên nhiên biển Hòa Thắng. Song, giờ đây thắng cảnh mũi Cá Chai mang vẻ đẹp nguyên sơ, sắc màu kỳ ảo đang được đánh thức, bởi một số nhà đầu tư đã khám phá và hoạch định phát triển du lịch sinh thái khu vực này.
Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong Năm Du lịch quốc gia Với chủ đề "Bình Thuận - Hội tụ xanh", Năm Du lịch quốc gia Bình Thuận 2023 sẽ chính thức khai mạc vào tối ngày 25/3 tại NovaWorld Phan Thiết, Bình Thuận. Đây là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2023. Cùng với lễ khai mạc, nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch khác...