Làng chài đẹp như tranh vẽ ở phố biển Quy Nhơn
Từ lâu, xã Nhơn Hải nổi tiếng là làng chài bình yên với cảnh quan thiên nhiên hữu tình, đẹp tựa tranh vẽ ở phố biển Quy Nhơn (Bình Định).
Cách trung tâm TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về phía Bắc khoảng 15 km, làng chài Nhơn Hải bình yên nằm ẩn mình thơ mộng bên bán đảo Hải Giang.
Làng chài Nhơn Hải tựa lưng vào dãy núi uốn quanh như bức tường thành vững chắc, tạo eo biển xếp hình vòng cung nối tiếp nhau độc đáo.
Từ làng chài Nhơn Hải, du khách có thể đi canô ra Hòn Khô chơi các trò thể thao nước, đi bộ trên cầu thang gỗ khám phá những vách đá tuyệt đẹp nơi đây.
Cù lao Hòn Khô là một trong 32 hòn đảo nằm gần bờ của tỉnh Bình Định, trở thành điểm check-in lý tưởng cho du khách.
Đến thăm làng chài, du khách được trải nghiệm đi trên dãy thành cổ Champa (ngư dân địa phương thường gọi là con đường xuyên biển), chỉ nhô lên mặt nước khi thủy triều rút xuống hoặc mùa nước cạn.
Bãi cát trắng mịn thoai thoải uốn lượn bên làn nước biển trong xanh quanh làng chài tạo nên khung cảnh hoang sơ bình yên.
Video đang HOT
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình hiếm có, du khách đến tham quan làng chài Nhơn Hải vào dịp tháng 2 âm lịch hàng năm còn được khám phá nét văn hóa biển đặc trưng của miền biển Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong ngày đầu thiết lễ, khu vực Lăng Ông Nam Hải náo nhiệt bởi người dân tập trung để làm lễ rước cá Ông.
Năm nay, lễ hội cầu ngư ở Nhơn Hải sẽ được tổ chức từ ngày 13/3 đến 16/3 ( ngày 11/2 đến 14/2 âm lịch). Trong ảnh, ngư dân Nguyễn Thành Trung (ngụ xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn) hát bả trạo nghinh thần Nam Hải. Hát múa bả trạo là nghệ thuật diễn xướng dân gian có tuồng tích, chương hồi, mang hồn cốt của hát bội Bình Định. Ngư dân biểu diễn bả trạo vừa là cúng Ông Nam Hải, vừa biểu diễn cho người dân và du khách xem.
Đoàn rước lễ với trang phục chỉnh tề, mang theo cờ lọng rực rỡ, chiêng trống, kiệu án uy nghi tiến về bãi biển, đi kèm là đội gươm, đội bả trạo theo hầu nghinh thần từ biển về lăng Ông Nam Hải. Ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định, cho biết, địa phương đặt mục tiêu trong năm nay sẽ đón gần 3 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, đạt doanh thu 4.000 tỷ đồng.
Theo ông Thanh, để đạt được điều này, các nhà hàng, khách sạn, điểm đến đã tích cực thay đổi phong cách phục vụ, tăng chất lượng sản phẩm nhằm đem đến sự trải nghiệm tốt nhất cho du khách. Bình Định đang nỗ lực trở thành điểm du lịch “3 tốt” gồm an ninh tốt, môi trường tốt và quan hệ cộng đồng tốt.
Giữa Quy Nhơn phồn hoa vẫn có một làng chài Tân Phụng bình yên như thế!
Nếu bạn thấy các bãi biển nổi tiếng của Quy Nhơn như Kỳ Co, Eo Gió xô bồ quá thì có thể lắng mình lại để tận hưởng bức tranh thiên nhiên bình yên trong veo nơi làng chài Tân Phụng.
Tọa lạc trong lòng thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định làng chài Tân Phụng hơn 300 tuổi vừa mang vẻ đẹp cổ kính lại vừa bình yên, nên thơ đang là điểm đến cực kỳ hút khách tại Quy Nhơn.
Cách đến làng chài Tân Phụng
Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn bạn nên thuê xe máy đi theo quốc lộ 1A để đến làng vì đường đi khá đẹp với 1 bên là biển 1 bên là núi cực đẹp, vừa được tận hưởng khung cành trong lành, tươi mát vừa tậu được hàng loạt bức ảnh sống ảo xịn sò, còn gì tuyệt vời hơn đấy.
Còn nếu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh mà muốn đến thẳng làng cổ Tân Phụng và muốn tiết kiệm chi phí thì bạn có thể đến bến xe miền Đông bắt xe của hãng Đông Bình, Sáu Chương, Bảy Tèo (thường xuất phát từ 14 giờ hàng ngày) với giá khoảng 200.000 đồng / vé (giá vé có thể thay đổi theo dịp Lễ, Tết) để đến thẳng ngã tư Mỹ Thọ. Sau khi xuống bến thì bắt xe ôm đến làng với giá khoảng 20.000 đồng / lượt.
Sau khi đến làng, nếu có nhu cầu được trải nghiệm nhiều nếp sống sinh hoạt của ngư dân thì bạn có thể xin ở nhờ qua đêm tại nhà người dân hoặc thuê trọ tại nhà trọ Hai Cây Tùng của ông Hạnh để được thưởng thức những món ăn dân dã đặc sản nơi đây, chắc chắn cũng không tồi đâu nhé.
Vẻ đẹp trong veo của làng chài Tân Phụng
Ngôi làng Tân Phụng cong cong như hình lưỡi liềm dưới chân dãy núi hùng vĩ và nép mình bên bãi biển cùng tên với những ngôi nhà được sơn màu xanh ngọc nổi bật bên mái ngói đỏ tươi và những rặng cây xanh mướt bao trùm khắp nơi khiến ta có cảm giác bình yên và nên thơ như những ngôi làng đã từng xuất hiện trong các lời thơ, tiếng hát vậy.
Ngôi làng bình yên bên biển và núi
Điểm nổi bật nữa của ngôi làng là được bao phủ bởi những ghềnh đá khổng lồ mang nhiều hình dáng độc đáo khác nhau như những chú linh vật biển cả đang ngày đêm bảo vệ cho sự bình yên của ngôi làng. Nhất là vào mùa rêu những tảng đá ấy được khoác lên một màu xanh mướt tạo nên một vẻ đẹp huyền ảo đến lạ.
Những tảng đá được phủ rêu đẹp lạ
Cùng với đó là bãi cát trắng mịn trải dài uốn lượn ôm lấy làn nước biển trong veo xanh biếc như muốn hòa với màu trời và những con sóng quanh năm đuổi nhau chạy vào bờ rồi đập lên đá, tung bọt trắng xóa vẽ nên nhưng khủng cảnh độc lạ mà không phải nơi nào cũng có.
Một khoảnh khắc đẹp đến ao lòng tại làng chài
Trải qua năm tháng, những bức tường trong làng chài Tân Phụng đã nhuốm màu cũ kỹ phủ đầy rêu phong nhưng vẫn toát lên những nét bình dị và thân thương đến lạ, lôi kéo bước chân du khách gần xa phải đến đây khám phá một lần để trọn vẹn chuyến du lịch Bình Định .
Dù đã cũ kỹ nhưng vẫn cuốn hút
Những trải nghiệm tuyệt vời tại làng chài Tân Phụng
Đi dạo tận hưởng khung cảnh mộng mơ trong làng
Không chỉ mang một vẻ đẹp bình yên hiếm có nơi phố thị xô bồ khiến bạn xua tan hết muộn phiền mà làng chài cổ Tân Phụng còn có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa VIệt và Chăm-pa tạo nên một nét văn hóa rất riêng rất độc, khiến ai đến đây cũng yêu thích không thôi.
Mỗi một thời điểm ngôi làng lại có một nét quyến rũ riêng, nhưng tuyệt nhất vẫn là khoảnh khắc giao giữa ngày và đêm là bình minh và hoàng hôn. Khi mặt trời từ từ nhô lên khỏi mặt biển là lúc các hoạt động sinh hoạt của người dân bắt đầu, người thì háp hức ra biển đón đoàn thuyền ra khơi trở về để thu hoạc cá tôm, người tất bật cho công việc đi chợ buổi sáng và đưa con đi học, khiến cho cả một góc trời cũng như được nhiễm niềm vui trở nên nhộn nhịp, sôi động hẳn lên.
Cuộc sống sinh hoạt vào sáng sớm của ngư dân
Còn lúc hoàng hôn buông xuống thì bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các cô các bà tụm năm tụm bảy trước các ngõ xóm, hiên nhà hay dưới gốc cổ thụ để trò truyện, tâm sự và những đứa trẻ thì ríu rít, nô đùa trên bãi cát, trong khi những chiếc thuyền thúng màu xanh bắt mắt lại đang im lìm nằm nghỉ để dưỡng sức cho hành trình mới vào ban đêm, động và tĩnh tưởng như đối lập nhưng khi đặt cạnh với trong trong khoảnh khắc này ở làng chài Tân Phụng lại thấy hòa hợp đến lạ.
Đặc biệt, đừng chỉ ngắm thôi mà bạn hãy tham gia vào cuộc sống sinh hoạt của họ để thấy nó tuyệt vời như thế nào. Bạn có thể cùng các thanh niên chơi đá bóng trên bãi cát, có thể góp vui vào những câu chuyện thú vị của các cô các chị, cũng có thể lặn bơi dưới biển hoặc cùng các chú đi đánh bắt hải sản vào ban đêm...chắc chắn cũng sẽ là những kỷ niệm khó quên cho xem.
Thưởng thức những món đặc sản thơm ngon
Ngôi làng Tân Phụng Bình Định được xem như một "thiên đường ẩm thực thu nhỏ" nên khi đến đây bạn nhất định không được bỏ qua những món đặc sản siêu thơm ngon được chế biến từ chính đôi bàn tay khéo léo của các cô trong làng và nguyên liệu tươi ngon được lấy từ chính nơi đây
Điển hình như: bánh căn, bánh canh chả cá, bánh bèo, cá nướng củi, cùng nhiều món hải sản đặc sắc như: bào ngư, ốc mặt trăng, hàu, hào, ốc đỏ mép...đảm bảo là ngon quên lối về luôn, đã thế giá cả còn cực kỳ bình dân nữa đấy.
Hải sản nướng mỡ hành siêu hấp dẫn
Khám phá và check - in tại những điểm đến nổi tiếng gần làng chài
Hải đăng Hòn Nước - ngọn hải đăng cổ nằm trên ngọn núi gần làng được xây dựng vào thời kháng chiến chống Pháp, sau khi bị thiên nhiên tàn phá thì được xây lại vào năm 1997 với chiều cao 16m và hoàn toàn bằng đá nên cực kỳ vững chắc. Nó không chỉ là nơi soi đường chỉ lối cho ngư dân trong làng khi lênh đênh trên biển mưu sinh mà còn là địa điểm lý tưởng để ngắm toàn cảnh vẻ đẹp thơ mộng của làng chài.
Mũi Vi Rồng cách làng chài Tân Phụng khoảng 5 phút đi thuyền. Đây được xem là một tuyệt tác của thiên nhiên mà bạn không thể bỏ qua với hình dáng tựa như một con rồng đang vươn mình ra đại dương bao la, cho bạn những bức hình độc đáo hơn bao giờ hết. Đặc biệt, nơi đây không chỉ là một điểm du lịch mà còn chứa đựng tâm linh của người dân, vì họ luôn tin rằng, mũi Vi Rồng chính là một rào chắn bảo vệ bình yên cho ngôi làng suốt 300 năm qua.
Ngay sát bên mũi Vi Rồng chính là Hòn Tranh với hình dáng như một con rùa đang nằm ườn trên biển lớn. Đây không chỉ là nơi cắm trại lý tưởng mà còn có nguồn nước ngầm chứa đựng nhiều sản vật tươi ngon như: ốc móng tay, hàu, cá, mực, cầu gai... để bạn có một bữa picnic siêu đáng nhỡ nữa đấy.
Thời điểm lý tưởng để ghé thăm làng chài Tân Phụng
Cùng thuộc vùng biển Duyên Hải miền Trung nên vào thời điểm khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 là thời gian mà bạn không nên du lịch làng chài Tân Phụng nhất vì mưa bão khiến biển trở nên đục ngàu, trời xám xịt không thích hợp để tham quan, đặc biệt là sóng biển rất mạnh không thể tham gia những hoạt động dưới nước.
Còn từ tháng 3 đến tháng 8 trời không chỉ trong xanh, tươi mát thích hợp để ngắm cảnh và tắm biển giải nhiệt mà còn có rất nhiều những lễ hội thú vị, độc lạ riêng của vùng biển như lễ cầu ngư, với bầu không khí sôi động, đảm bảo là vui quên sầu luôn nhé.
Mùa hè đến đây là đẹp như tranh luôn
Có thể nói, dù Quy Nhơn có biết bao nhiêu cảnh đẹp thì cũng không thể xóa nhòa đi được sức hút của làng chài Tân Phụng - nơi mang vẻ đẹp của thời gian, của tình người làm say lòng du khách.
'Thành phố bán đảo' đưa du lịch Quy Nhơn vươn tầm châu Á Với mức đầu tư dự kiến 57.000 tỷ đồng, Tập đoàn Hưng Thịnh kiến tạo thành phố bán đảo MerryLand Quy Nhơn góp phần đưa Quy Nhơn thành điểm đến mới của châu Á. Du lịch Quy Nhơn sẵn sàng "cất cánh" Là "thủ phủ du lịch" của tỉnh Bình Định, quy hoạch của Quy Nhơn hướng tới mô hình thành phố hiện...