Làng bún bên sông Thương
Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống sung túc cho nhiều hộ dân.
Làm bún đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.
Yêu nghề, nghề chẳng phụ
Nằm ven dòng sông Thương, bao đời nay Đa Mai đã nổi tiếng với nghề làm bún. Chúng tôi đến vùng đất này vào một sớm đầu hè, cũng là thời điểm những mẻ bún nóng hổi, dẻo thơm đã được ra lò để phục vụ thực khách từ quán ăn bình dân cho đến nhà hàng sang trọng. Một ngày mới lại bắt đầu với người dân nơi đây bằng những công đoạn trong quy trình làm bún. Đến thăm gia đình bà Đoàn Thị Bốn ở thôn Đình, vừa thoăn thoắt chuyển những thùng gạo cho vào máy vo, bà Bốn vừa kể: “Không ai nhớ chính xác nghề làm bún ở đây có từ bao giờ, chỉ biết rằng hồi còn nhỏ tôi đã đươc bô me truyền dạy và đến nay gia đình đã có 3 đời theo nghề này. Làm bún tuy vất vả, phải thức khuya dậy sớm, thậm chí “ráo mồ hôi là hết tiền” nhưng đổi lại vốn đầu tư ít, cho thu nhập ổn định nên mấy chục năm nay gia đình tôi vẫn gắn bó với nghề”.
La san phâm chi sư dung trong ngay, khach hang chu yêu la ngươi dân TP. Bắc Giang cung môt sô huyên lân cân như: Lang Giang, Yên Dung, Tân Yên, Việt Yên. Trung bình mỗi ngày gia đình bà Bốn sản xuất khoảng 300 kg bún, mang lại thu nhập gần 6 triệu đồng/tháng/người. Tuy nhiên, điều khiến gia đình bà Bốn yên tâm gắn bó với nghề là sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết, một phần được cung cấp cho các nhà hàng, số còn lại đem bán tại các chợ. Thường vào những dịp đầu năm, cuối năm và đặc biệt là dịp lễ, tết nhu cầu tiêu thụ bún rất lớn, nhiều khi gia đình làm không đủ hàng cung cấp cho thị trường.
Phường Đa Mai còn hơn 100 hộ sản xuất bún.
Gọi là nghề phụ nhưng thực chất lâu nay làm bún đã trở thành nghề chính của nhiều hộ dân tại Đa Mai. Hiện trên địa bàn phường Đa Mai có các loại bún như: Bún lá, bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bánh cuốn, bánh gio… Theo kinh nghiệm của người dân Đa Mai: Để làm ra mẻ bún đòi hỏi nhiều yếu tố và trải qua các công đoạn cầu kỳ như: Ngâm gạo, ủ chua, nghiền và lọc bột, vắt bún, hấp bún… Đặc biệt, để bún có độ trắng, thơm, dẻo và ngon đặc trưng, mỗi hộ dân lại có những bí quyết gia truyền riêng. Cũng theo bà Bốn, so với trước đây, người làm bún đã bớt nhọc nhằn hơn bởi có sự hỗ trợ của máy móc, từ xay bột, lắc bột, hấp bún… nhờ vậy năng suất cao hơn, chất lượng, mẫu mã sản phẩm được cải thiện. Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò, kinh nghiệm và bí quyết của mỗi người làm bún giảm đi.
Ổn định đầu ra bằng chữ tín
Bún Đa Mai có độ dẻo, thơm ngon và thanh mát, có lẽ thế mà sản phẩm này đã trở thành đặc sản vang tiếng xa gần, tạo nên nét văn hóa ẩm thực hấp dẫn mà mỗi khi đến Bắc Giang nhiều người muốn thưởng thức. Theo một số người già trong vùng, nghề làm bún ở Đa Mai qua bao thăng trầm của lịch sử, sự cạnh tranh của kinh tế thị trường, đã có lúc nghề làm bún nơi đây phải lao đao và có nguy cơ mai một. Bằng sự trân trọng và tâm huyết, những người dân địa phương đã kiên trì bám trụ và tìm hướng đi để nghề làm bún đứng vững và phát triển như hôm hay.
Ông Nguyễn Mạnh Thái, Chủ tịch UBND phường Đa Mai cho biết: Để bảo tồn, phát triển nghề bún, những năm qua chính quyền phường đã có nhiều quan tâm như: Đầu tư nâng cấp toàn bộ hệ thống cống thoát nước thải của làng nghề, vào các dịp lễ hội xuân đầu năm duy trì tổ chức thi làm bún và trưng bày sản phẩm bún để người dân thêm tự hào và tôn vinh nghề truyền thống. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã và đang hỗ trợ quảng bá giới thiệu sản phẩm bún Đa Mai tại các hội chợ thương mại, các lễ hội truyền thống của thành phố và các địa phương; tiếp tục tìm kiếm thị trường, mở rộng liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, bếp ăn tập thể; tổ chức ký cam kết với các hộ sản xuất bún, bánh về thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Hiện toàn phường có hơn 100 hộ thường xuyên sản xuất bún, bánh trong đó tập trung chủ yếu ở các thôn: Đọ, Đình và thôn Chùa. Mỗi ngày các lò bún tại đây cung cấp ra thị trường khoảng 15 tấn bún, bánh đem lại thu nhập trung bình mỗi người từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Do vậy, cùng với nông nghiệp, dịch vụ, thương mại và công nghiệp, nghề làm bún, bánh đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội chung trên địa bàn. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm của địa phương hiện nay là môi trường làng nghề khó tránh khỏi những tác động xấu từ việc sản xuất bún, bánh, sự cạnh tranh về thị trường ngày càng lớn khiến các hộ cũng có lúc gặp khó khăn.
Để phát triển nghề bền vững trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Mạnh Thái bên cạnh việc nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm, trước mắt chính quyền phường đã tính đến một số giải pháp như: Chủ động nắm bắt thông tin về thị trường, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao lợi nhuận. Trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm. Đồng thời tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của các hộ trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng chất phụ gia gây ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng chung của thương hiệu bún Đa Mai…
Được biết, năm 2017, bún Đa Mai được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Tin tưởng rằng, với những hướng đi thích hợp, nghề làm bún tại đây sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển, góp phần tích cực trong việc ổn định đời sống, nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân dân.
Theo Vanhien
Chảy nước mắt nếm thử những món cay 'xé lưỡi', Việt Nam cũng có 'đại diện'
Được chế biến từ những loại ớt "cay nhất thế giới" các món ăn như: lẩu Tứ Xuyên (Trung Quốc), Som Tam (Thái Lan), bò hầm ớt (Hungary), xôi cay (Sài Gòn, Việt Nam)... khiến thực khách không ngừng "chảy nước mắt" khi lần đầu nếm thử.
Lẩu cay Tứ Xuyên (Trung Quốc)
Tứ Xuyên (Trung Quốc) nổi tiếng là vùng đất có nhiều món ăn cay bậc nhất thế giới. Trong đó món lẩu Tứ Xuyên được cho là sẽ khiến thực khách tê dại đầu lưỡi khi nếm thử.
Lẩu Tứ Xuyên sử dụng rất nhiều gia vị cay tê, là thách thức lớn với những người không ăn được cay. Ảnh: GT
Điều tạo nên nét hấp dẫn cho món lẩu cay Tứ Xuyên chính là gia vị được sử dụng trong nồi nước lẩu. Có tới 30 nguyên liệu, thực phẩm... để cho ra đời một nồi lẩu cay chuẩn vị. Trong đó, chỉ tính riêng ớt, đã bao gồm rất nhiều loại khác nhau như: canh sa tế, ớt khô, ớt tươi, tương đậu cay...
Món lẩu Tứ Xuyên này thường không ăn kèm với cơm, mà đó là một sự kết hợp hoàn hảo giữa những miếng thịt lát mỏng, rau củ và đặc biệt là thịt bò và nội tạng bò.
Tteokbokki (Hàn Quốc)
Người Hàn thường rất chuộng các món ăn cay nóng vì chúng có tác dụng giữ ấm tốt cho cơ thể trong những ngày giá lạnh. Một trong số đó không thể không nhắc đến món Tteokbokki.
Là món ăn vặt yêu thích của người Hàn Quốc nhưng nó sẽ khiến thực khách "bỏng lưỡi" khi lần đầu nếm thử. Ảnh: unilever
Tteokbokki gồm bánh gạo mềm và bánh cá được xào với sốt ớt đỏ cay ngọt. Đây là món ăn vặt được yêu thích ở Hàn Quốc. Món ăn này có vị cay không ập đến ngay tức thì, mà dần dần càng ăn càng thấy cay, khiến thực khách lần đầu nếm thử không tránh khỏi cảm giác "bỏng lưỡi".
Som Tam (Thái Lan)
Đây là món nộm khá phổ biến ở Thái Lan. Som Tam thực chất là món nộm đu đủ với đầy đủ các vị từ chua, cay, mặn, ngọt. Món ăn bao gồm các nguyên liệu: đu đủ xanh, nước mắm, muối, nước cốt chanh, đường dừa và tất nhiên không thể thiếu ớt cay.
Món Som Tam sẽ khiến thực khách cay "xé lưỡi" bởi những lát ớt tươi được giã nát trộn đều với những sợi đu đủ. Ảnh: afar
Som Tam xuất hiện hầu hết trên các con phố ở Thái Lan và có thể được coi là "quốc hồn quốc túy" bên cạnh Tom Yum. Năm 2011, CNN đã chọn Som Tam ở hạng 46 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới.
Sở dĩ Som Tam được xem là một trong những món cay "xé lưỡi" ở xứ sở chùa Vàng là bởi người Thái thường cho khá nhiều ớt tươi sau đó giã nát chúng cùng các loại gia vị khác.
Với những thực khách lần đầu nếm thử món ăn này, chắc chắn không tránh được việc phải xuýt xoa, thậm chí chảy nước mắt vì vị cay như "bùng nổ" trong miệng.
Bò hầm ớt (Hungary)
Bò hầm ớt (Goulash) là món bò hầm truyền thống xuất hiện trong các bữa ăn của đất nước Hungary.
Vị cay của ớt có thể xộc thẳng lên mũi khiến bạn chảy nước mắt và tê rát đầu lưỡi khi nếm thử món ăn này. Ảnh: Intrepidtravel
Món này thực chất là súp hoặc có thể được hầm thịt bò cùng rau củ, ướp với ớt và các gia vị khác. Vốn là một trong những vùng trồng ớt lớn nhất thế giới, không có gì ngạc nhiên khi món ăn đặc trưng của đất nước Hungary được xếp vào top các món cay bậc nhất thế giới.
Người Hungary thường ăn món này trong mùa đông lạnh giá. Du khách muốn nếm thử món ăn này được khuyến cáo là cần chuẩn bị sẵn tinh thần bởi vị cay của ớt có thể xộc thẳng lên mũi khiến bạn chảy nước mắt và tê rát đầu lưỡi.
Phaal Curry (Ấn Độ)
Đây là món cà ri truyền thống ở Ấn Độ và cũng được mệnh danh là một trong những món cay bậc nhất thế giới.
Hương vị cay nồng và màu sắc rực rỡ của nhũng nồi cà ri là sức hấp dẫn khó cưỡng đối với bất kỳ ai. Ảnh: seriouseats
Để tạo nên món ăn này, người đầu bếp phải cần đến 10 loại ớt khác nhau. Trong đó có loại ớt tên Bhut Jolakia - loại ớt đã ghi vào danh sách kỷ lục Guinness bởi độ cay "xé lưỡi".
Có rất nhiều các loại cà ri khác nhau như cà ri trứng, cà ri hải sản, cà ri gà, cà ri bắp cải khô, cà ri rau củ... Hương vị cay nồng và màu sắc rực rỡ của nhũng nồi cà ri là sức hấp dẫn khó cưỡng đối với bất kỳ ai.
Các nhà hàng phục vụ món ăn này cung cấp cho khách hàng một giấy chứng nhận nếu họ có thể ăn hết một bát Phaal Curry.
Xôi cay (Sài Gòn - Việt Nam)
So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam không phải là đất nước ăn cay tuy nhiên, vẫn có không ít món ăn khiến thực khách phải "chảy nước mắt" khi ăn. Một trong số đó là món xôi sa tế "cay xè" độc đáo và nổi tiếng ở Sài Gòn.
Món xôi cay ở Sài Gòn khiến thực khách "chảy nước mắt" khi nếm thử. Ảnh: Thanh niên
Món xôi nóng hổi mềm dẻo được ăn kèm với nước sốt cay cay đậm đà, có chút béo béo của mỡ hành, tóp mỡ, rồi chút bùi bùi của đậu phộng, chà bông, chả lụa được gói tròn trong lá chuối xanh tạo nên một hương vị đặc trưng không thể lẫn lộn.
Bí quyết tạo nên sự khác biệt cho món ăn này là nước sốt sa tế. Ớt được chọn làm nước sốt phải là loại đặc biệt cay, trong đó một nửa ớt được phơi khô và xay ra thành bột, nửa còn lại thì giã nhuyễn và phi bằng dầu nóng chung với hành tím.
Theo Dân trí
Mặn mà mắm thơm quê Ngày nay cuộc sống thôn quê có nhiều thay đổi, nhưng tại vùng ba xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân thuộc phía bắc H.Sơn Hòa (Phú Yên), người dân vẫn giữ món mắm truyền thống đậm chất quê hương. Món mắm quê ba xã Loại mắm này được làm từ nguyên liệu chính là thơm (dứa) chín, đu đủ, mít chín. Điều...