Làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam được khoác thêm “áo mới”
30 bức tranh được các họa sĩ, tình nguyện viên vẽ để tô điểm thêm cho làng bích họa Tam Thanh ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam.
Đây được cho là làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam.
Làng bích họa Tam Thanh một bên là biển, một bên là con sông Trường Giang.
Làng bích họa Tam Thanh nằm cách TP Tam Kỳ (Quảng Nam) khoảng 7 km, một mặt giáp biển và mặt còn lại giáp sông Trường Giang.
Làng bích họa Tam Thanh được “mặc thêm áo mới” càng thêm sinh động, rực rỡ.
Làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam là dự án hợp tác của các họa sĩ và tình nguyện viên hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, hình thành năm 2016. Nơi đây là điểm “check in”, “sống ảo” rất hấp dẫn du khách.
Với chủ đề “Bích họa làng biển”, 30 bức tranh đã được phát họa nơi đây.
Để thêm sinh khí mới cho làng bích họa sau thời gian vắng lặng bởi ảnh hưởng dịch Covid-19, đầu tháng 6 vừa qua, Thành đoàn TP Tam Kỳ phát động chương trình vẽ tranh với chủ đề “Bích họa làng biển”.
Nội dung trọng tâm về các loài sinh vật biển, con người, cảnh quan, cuộc sống thường ngày của người dân làng chài.
Nội dung trọng tâm về các loài sinh vật biển, con người, cảnh quan, cuộc sống thường ngày của người dân làng chài.
Cuộc thi nhanh chóng thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi có năng khiếu trên lĩnh vực hội họa đang sinh hoạt và học tập tại các cơ sở Đoàn, Đội trực thuộc. Các thanh thiếu niên được chia làm 3 khối như khối phường xã (13 đơn vị tham gia) khối trường học (6 đơn vị tham gia) và khối câu lạc bộ, các họa sĩ tự do.
Làng bích họa Tam Thanh khoác thêm “áo mới
Khi cuộc thi được phát động, nhiều hộ dân tại thôn Hòa Trung, xã Tam Thanh đã không ngần ngại hiến mảng tường nhà mình để tô đẹp cho làng bích họa Tam Thanh.
Trên tường một con ngõ hẹp được khoác lên những bức tranh bích họa.
Tiêu biểu là hộ ông Trần Khánh Bình (40 tuổi, thôn Hòa Trung, xã Tam Thanh). Khi được UBND và Đoàn xã Tam Thanh vận động, ông Bình đã không ngần ngại hiến mảng tường nhà gần 100 m2 để trình bày bức hình lớn nhất tại làng bích họa.
Không những thế, ông còn tham gia tu sửa mảnh đất bên cạnh nhà để mọi người có địa điểm tham quan, chụp ảnh.
Những mảng tường cũ kỹ cũng được tô điểm thêm.
Theo anh Hà Thanh Cung – Bí thư Thành đoàn TP Tam Kỳ, hoạt động vẽ tranh về chủ đề “bích họa làng biển” nhằm mục đích tuyên truyền, tôn vinh và quảng bá rộng rãi nét đẹp, văn hóa của quê hương Tam Kỳ nói chung và Tam Thanh nói riêng.
Một người dân đã hiến gần 100 mét đất trong vườn nhà để vẽ bích họa, làm nơi tham quan, chụp ảnh cho du khách.
Từ đó, phát huy vai trò của thanh niên xây dựng nông thôn và đô thị văn minh, thể hiện tinh thần và trách nhiệm của tuổi trẻ cùng với Đảng bộ và nhân dân xây dựng thành phố Tam Kỳ ngày càng văn minh, xanh – sạch – đẹp theo hướng đô thị xanh.
Làng bích họa càng thêm rực rỡ, xua đi những ảm đạm bởi ảnh hưởng dịch Covid-19 đến du lịch nơi đây.
Ngoài tranh bích họa, đến với làng chài Tam Thanh du khách còn được chiêm ngưỡng con đường thuyền thúng tuyệt đẹp ven biển; hưởng trọn không khí thoáng đãng, mát mẻ với tiếng sóng biển vỗ rì rào ngày đêm.
Những bức vẽ sinh động hứa hẹn sẽ là có thêm điểm check-in cho du khách sau này.
Sự thân thiện, mến khách của người dân nơi đây còn là điểm cộng thú vị cho ngôi làng cổ tích này. Du khách cũng đừng quên mua thêm đặc sản nước mắm Tam Thanh nổi tiếng tại đây về làm quà cho bạn bè, người thân.
Làng bích hoạ Tam Thanh được vẽ thêm tranh
Gần 30 bức được các hoạ sĩ, tình nguyện viên vẽ thêm lên các bức tường nhà ở làng bích hoạ Tam Thanh.
Làng bích họa Tam Thanh, thôn Hoà Trung, xã Tam Thanh, cách TP Tam Kỳ (Quảng Nam) khoảng 7 km. Ngôi làng toạ lạc ở địa điểm một mặt giáp biển và mặt còn lại giáp sông Trường Giang.
Đầu tháng 6, Thành đoàn TP Tam Kỳ thực hiện chương trình vẽ tranh với chủ đề "Bích hoạ làng biển". Nội dung trọng tâm về các loài sinh vật biển, con người, cảnh quan, cuộc sống thường ngày của người dân làng chài.
Ngày 13/6, gần 30 bức tranh được các hoạ sĩ, người có năng khiếu hội hoạ đến Tam Thanh thực hiện gần xong. Quá trình vẽ tranh được Thành đoàn Tam Kỳ hỗ trợ một phần kinh phía mua sơn vẽ, nước uống.
Hoạ sĩ Phạm Đình Hải, đang thực hiện bức tranh dài 15 m, rộng 5 m trên bước tường nhà người dân với chủ đề Tam Thanh. Trong tranh là cảnh sinh hoạt của người dân vùng biển với việc chèo thuyền nan vượt sóng ra khơi đánh bắt hải sản.
Tường những ngôi nhà cấp bốn trước đây vốn rêu phong phủ kín nay được khoác lên mình màu sắc sặc sỡ. Làng bích hoạ có mật độ dân cư tập trung cao. Những ngôi nhà sát liền nhau rất dễ tạo ấn tượng và thể hiện các bức tranh sống động.
Một bức tranh thể hiện phụ nữ làng chài đưa cá đi tiêu thụ khi thuyền cập bờ.
Trẻ em làng bích hoạ thích thú với bức anh một con chó và và những ngôi nhà san sát.
Rùa biển - một động vật quý hiếm được vẽ lên tường để tuyên truyền bảo vệ. Thời gian qua, người dân Tam Thanh thả lưới bắt được một số con rùa biển sau đó bàn giao cho cơ quan chức năng thả về biển.
Trên tường một con ngõ hẹp được khoác lên những bức tranh bích hoạ.
Du khách thích thú chụp ảnh bức tranh tay cẩm cá cho mèo ăn trên tường.
Anh Trần Khánh Bình, một người dân làng bích hoạ khi được vẽ tranh trên tường nhà đã quét sơn quanh tường rào làm đẹp cảnh quan làng quê. "Thời điểm chưa có dịch Covid-19, khách đến làng tham quan đông đúc nhưng giai đoạn này ít", anh nói và cho biết giờ được vẽ thêm tranh bích hoạ, khi hết dịch mọi du khách đến có nơi để tham quan, check in.
Ngoài tranh bích hoạ, đến Tam Thanh du khách còn chiêm ngưỡng con đường thuyền thúng. Tại ngôi làng này, hàng chục thuyền thúng được hoạ sĩ vẽ và trưng bày dọc đường, bãi biển.
Từ tháng 6/2016, Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc thực hiện dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn - Việt tại xã Tam Thanh với hơn 100 bức họa. Dự án đã giúp làng chài hoang sơ thành làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam, đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, tạo thêm sinh kế cho người dân. Suốt năm năm qua nhiều chương trình vẽ bích hoạ được thực hiện để làm đẹp cho làng.
Cây mai 80 tuổi hút khách tham quan Mỗi ngày Tết Tân Sửu, hàng chục người đến ngôi nhà cổ của ông Đồng Viết Mão, tại làng Lộc Yên chụp ảnh cùng cây mai cổ thụ. Những ngày này, nhiều du khách đổ về làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước để tận mắt nhìn và chụp ảnh với cây mai vàng cổ thụ, cao gần 8 m,...