Làng bích họa 3D chưa kịp kiếm tiền đã vắng hoe, nhếch nhác
Trong thời gian qua, nhiều địa phương ồ ạt thực hiện các dự án tranh 3D, tranh 3D phát sáng. Nhiều làng tranh 3D xuất hiện lạ lẫm, bắt mắt thu hút khách du lịch tham quan, thưởng lãm.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, nhiều làng tranh 3D cũng đã hình thành gắn với các thắng cảnh được kỳ vọng phát triển du lịch.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, các làng tranh 3D xuống cấp, hư hỏng, nhếch nhác gây lãng phí ngân sách đầu tư, chưa phát triển được du lịch cộng đồng như mong đợi.
22 bức tranh phát sángở thôn Thọ An do huyện Bình Sơn thực hiện vào tháng 8-2018 về cảnh đẹp con người, thiên nhiên, động vật với màu sắc sinh động, ấn tượng. Theo chính quyền địa phương, làng bích họa tranh 3D Thọ An sẽ là điểm nhấn du lịch, thu hút khách du lịch đến với miền núi. Tuy nhiên, sau gần một năm đưa vào hoạt động, làng tranh 3D hoang tàn, lôm côm, vắng thưa khách du lịch.
Nhiều bức họa vẽ trên tường mờ nhạt dần, cây cỏ mọc um tùm, xen lẫn vật dụng sinh hoạt của người dân. Dọc theo trục đường chính vào thôn Thọ An, nhiều bức họa trên tường bị mốc meo, chân tường hư hỏng. Làng tranh Thọ An với 22 bức họa có vốn đầu tư 500 triệu đồng sau gần một năm đang dần xuống cấp.
“Trước kia nhiều người mới nghe nói nhà sàn, tranh 3D thì họ lên còn giờ họ biết rồi nên không lên nữa. Địa phương và người dân cũng mong muốn thu hút nhiều du khách để làm dịch vụ du lịch, tăng thu nhập. Giờ ít khách nên việc dọn vệ sinh, chăm sóc cảnh quang cũng khó hơn” – Ông Võ Thanh Quang – Phó Chủ tịch UBND xã Bình An cho biết.
Video đang HOT
Tại làng tranh 3D thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, 14 bức họa tranh cũng tình trạng nhếch nhác tương tự. Các bức tranh vẽ thiên nhiên, động vật hư hỏng, lún sập. Xen lẫn các tường tranh là rác thải, vật dụng sinh hoạt của người dân mất mỹ quan.
Nhiều hàng quán đóng cửa, bỏ hoang và tìm cách bán, sang nhượng vì ế ẩm.
Chị N.T.T cho biết, khi có làng tranh gia đình đầu tư hàng quán, dịch vụ phục vụ du khách. Tuy nhiên, làng tranh ngày càng đìu hiu, buôn bán không được chị chuyển sang việc khác để sinh sống. “Thời gian đầu buôn bán được vì khách đông. Từ đầu năm đến nay thì nghỉ bán, nhà tôi đang kêu bán lại đất, sang nhượng quán mà chưa ai mua” – Chị T. thất vọng.
Khi triển khai các dự án làng tranh 3D cùng các dự án du lịch hàng tỷ đồng, chính quyền địa phương kỳ vọng sẽ phát triển du lịch cộng đồng, thu hút khách đến tham quan, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, thiếu các sản phẩm du lịch, dịch vụ đi kèm nên không giữ được chân du khách. Sau một thời gian, các làng tranh 3D xuống cấp, nhếch nhác.
“Muốn hiệu quả nên tập trung đầu tư từng điểm, từng phần cho ra sản phẩm. Bảo tồn văn hóa kết hợp phát triển du lịch là việc khó, cần có sự đầu tư nghiêm túc và tính chuyên nghiệp” – Một cán bộ ngành văn hóa thể thao du lịch Quảng Ngãi chia sẻ.
Theo Đông Huyền (Báo Nhân Dân)
"Thần dược phòng the" xứ Bắc bén rễ trên quê nghèo ở Quảng Ngãi
Có diện tích trồng hiện trên 1,5 ha, đến thời điểm này ông Phạm Trung Trường (70 tuổi), ở xã Bình An, huyện Bình Sơn là người sở hữu vườn trồng cây ba kích lớn nhất tỉnh này.
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.Vn, ông Trường kể: Từ kết quả tìm hiểu, nghiên cứu trước đó của nhóm kỹ sư ở trường đại học và một doanh nghiệp chuyên trồng cây ba kích ở tỉnh Quảng Nam cho thấy, cây ba kích có thể phát triển được ở vùng đất Bình An. Bên cạnh đó được sự khuyến khích, hỗ trợ từ phía chính quyền huyện Bình Sơn, nên ông đã quyết định trồng thử.
Vào tháng 3 vừa qua, ông Trường đã chọn khu vực thích hợp (có bóng cây) trong trang trại của mình để trồng thử 200 cây ba kích bằng hình thức "giao cho trời". Dù để mọc và phát triển tự nhiên, không chăm sóc nhiều nhưng số lượng ba kích trồng thử nghiệm còn sống, phát triển khá tốt tại đây nên đến gần cuối tháng 8, ông Trường tiếp tục đầu tư để nhân rộng.
"Tuy ba kích quá quen thuộc ở các tỉnh phía Bắc và hiện đã được trồng tại một số tỉnh thành miền Trung, nhưng đây vẫn là loại cây mới, đặc biệt là Quảng Ngãi. Giá trị kinh tế mang lại cao, thị trường tiêu thụ lớn, cách trồng không quá khó và đòi hỏi nhiều như một số loại cây khác vì vậy nếu thành công, cây ba kích sẽ mang lại thu nhập khá cho người dân nơi đây", ông Trường chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN.
Có tổng số lượng cây giống đã và đang trồng là 25.000 cây (do địa phương hỗ trợ) trên diện tích 1,5 ha, đến thời điểm này ông Trường là người sở hữu vườn trồng cây ba kích lớn nhất ở tỉnh này.
Có thể còn khá sớm để nói về hiệu quả mang lại, nhưng sự mạnh dạn đầu tư trên 200 triệu đồng để trồng ba kích, một loại cây quá mới ở Quảng Ngãi của ông Trường là điều không phải ai cũng dám làm và đáng được khuyến khích, ghi nhận. Bởi lẽ việc làm của ông Trường góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây con trồng của tỉnh. Đặc biệt là ở vùng đất núi thôn Thọ An, xã Bình An, một trong những nơi nằm trong "top" nghèo của Quảng Ngãi
Củ ba kích (ảnh Internet)
Một người dân ở tỉnh phía Bắc thu hoạch ba kích (ảnh Internet)
Theo một số tài liệu, cây ba kích có khá nhiều tên gọi ruột gà, nhàu thuốc... tên khoa học là Morinda officinalis stow, thuộc chi Nhàu, họ Cà phê. Ba kích là cây mọc leo thành bụi, ven rừng, đồi núi ở nhiều tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hòa Bình...Đây là loại thảo dược quý có tác dụng tráng dương, bổ thận, kiện gân cốt, bài trừ phong thấp, rất tốt cho sinh lý cơ thể. Dược liệu này được sử dụng rộng rãi trong Đông y và Y học hiện đại.
Theo Danviet
Dân "kêu trời không thấu" vì mùi hôi từ nhà máy bột cá, nước bị ô nhiễm Người dân xã Bình An, H.Châu Thành, Kiên Giang đang phải đối mặt ngày đêm với tình trạng ô nhiễm môi trường do các xí nghiệp chế biến hải sản gây ra. Nhà máy chế biến bột cá nằm trong khu dân cư ấp An Bình gây mùi hôi thối quanh năm Chỉ cần đi qua 2 cây cầu Cái Bé, Cái Lớn...