Làng ăn thịt… sống
Ở Vị Thủy (Thái Bình), từ đám cưới, đến đám ma, tân gia… đều không thể thiếu các món ăn từ thịt lợn sống.
Ở nước ta, một số loại thực phẩm không cần nấu chín mà để lên men hay để khô tự nhiên ăn khá ngon như nem chua, đậu phụ nhự, trâu gác bếp… Tuy nhiên, ở làng Vị Thủy, thuộc xã Thái Dương, huyện Thái Thụy, Thái Bình, nam phụ lão ấu đều “xơi” thịt heo sống một cách vô tư, không lo đau bụng.
Từ đám cưới, đến đám ma, đám giỗ, tân gia… ở đây đều không thể thiếu các món chế biến từ thịt heo sống. Người nổi tiếng làm món thịt heo sống ở làng Vị Thủy là ông Đinh Văn Chính. Ông bảo, mấy chục năm làm món thịt sống, song ông chưa từng thấy ai bị đau bụng, bị “Tào tháo đuổi” sau khi ăn.
Để món ăn này an toàn, những người chế biến cũng phải có những nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là không được rửa thịt qua nước lạnh. Các đồ chế biến như dao, thớt cũng không được rửa bằng nước lã, mà nhất thiết phải rửa bằng nước sôi hoặc bằng nước sôi để nguội pha muối loãng.
Nếu là thịt mua ở chợ, đã để ra ngoài vài tiếng, thì người ta thường nhúng vào nước sôi vài giây, để vi trùng bám ngoài miếng thịt chết. Còn thịt cắt ra từ con lợn vừa mổ thì không cần nhúng nước, vì theo người dân nơi đây, nếu thịt chín tái sẽ giảm độ ngọt khi ăn.
Điểm chính khiến món ăn này an toàn là tỏi. Để chế biến một ký thịt sống, phải cần đến một bát đầy tỏi bóc lõi. Tỏi được giã giập, rồi trộn với thịt sống đã băm nhuyễn cho đều. Tỏi sẽ làm nhiệm vụ “tiêu diệt” toàn bộ vi trùng, virus, giun sán có trong thịt. Vì đã trộn một lượng tỏi lớn vào thịt, nên không cần vắt chanh vào thịt, không cần để lên men, có thể ăn ngay sau khi chế biến.
Video đang HOT
Hầu hết người làng Vị Thủy từ các cụ già cho đến thanh niên đều chế biến được món thịt sống. Và chỉ đàn ông mới làm được món này, chưa thấy người phụ nữ nào làm được cả. Phụ nữ thường chỉ làm được vài món đơn giản, không làm được món phức tạp, cỗ lớn.
Theo một số cụ già ở Vị Thủy thì ông tổ lập ra làng có họ Phạm, di cư từ Thanh Hóa ra vùng ven biển này cách đây khoảng 700 năm. Thanh Hóa vốn nổi tiếng với món nem chua nên thịt sống ở Vị Thủy có lẽ cũng là một nhánh của nem chua. Có điều người Vị Thủy không dùng men gì hết, không cần phải đợi vài ngày để nem chín, băm thịt sống ra là lên đĩa “chén” ngay.
Đến xương cũng ăn sống
Người làng Vị Thủy không chỉ ăn thịt sống, mà họ còn ăn cả xương lợn sống. Xương sườn được tách ra từ con lợn vừa mổ xong, để nguyên cả lớp thịt nạc dày chừng 0,5 – 1 cm bám ở ngoài. Người ta cũng dùng sống dao dần đều tay, cần mẫn. Chính vì băm xương, nên loại thớt phải là thớt nghiến, bền, cứng, không lên mùn.
Để băm được 1 kg xương sườn nát nhừ, phải mất 2-3 tiếng đồng hồ, do đó, người không có tính kiên nhẫn, thì không thể chế biến được món này, vì nếu cứ băm hùng hục, rồi lại nghỉ, xương sẽ nhừ không đều, mà chỗ nát, chỗ lổn nhổn, ăn lạo xạo. Băm xương đến khi nào sờ thấy mịn, mát tay thì rắc thêm mì chính, bột canh, mắm cốt cho đậm đà. Các loại rau thơm như mùi tàu, răm cũng được trộn vào xương băm nhuyễn.
Khi những khúc xương đã nhừ thành một thứ bột mịn, dẻo quánh, thì trộn gạo rang đã giã thành bột vào. Những giọt nước chảy ra trong quá trình băm xương được giữ lại, trộn vào để món xương dẻo quánh, đỡ khô. Món này được người Vị Thủy gọi là chạo.
Vì món ăn này tốn kém thời gian nên ít được sử dụng. Nó thường chỉ xuất hiện trong các bữa giỗ. Con cháu tụ họp cùng băm chặt chan chát trong ngày giỗ cho vui tai, tăng thêm sự gần gũi, tình cảm.
Theo Thế giới và Hội nhập
300 con giun làm tổ trong bụng cô gái
Tiểu Mỹ lớn lên ở vùng nông thông nên thường xuyên hái quả dại trên núi để ăn.
Bệnh viện Nhân dân số 1 thuộc thành phố Vĩnh Khang (Chiết Giang, Trung Quốc) là nơi cứu chữa cho cô này qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân tên Tiểu Mỹ. Vào ngày 15/7, sau ca làm đêm, Tiểu Mỹ trở về nhà lúc 4h 30 sáng (giờ địa phương) và than vãn với chồng về hiện tượng đau bụng quằn quại của mình trước đó. Vừa đặt lưng nghỉ ngơi, những cơn đau lại ập đến, khiến cô không chịu nổi. Chồng Tiểu Mỹ nhanh chóng đưa vợ vào bệnh viện kiểm tra. Sau khi khám tổng thể, các bác sĩ nghi ngờ có giun làm tổ trong bụng bệnh nhân.
Ảnh minh họa.
"Chúng tôi đã nghĩ tới trường hợp này nhưng không ngờ số lượng giun lại nhiều tới vậy. Sau khi mổ banh ruột, chúng tôi nhìn thấy cả tập đoàn giun đang cựa quậy bên trong. Phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ mới dùng kìm lấy sạch chỗ giun này. Mỗi con dài hơn chục cm, tổng cộng có khoảng 200 - 300 con", bác sĩ Đinh, người phụ trách ca phẫu thuật cho biết.
Bệnh nhân đang được điều trị hồi sức sau ca mổ. Do phải phẫu thuật vùng ruột, Tiểu Mỹ không thể ăn uống, sắc mặt vàng vọt, cơ thể gầy yếu, nói năng khó khăn.
Theo lời kể của bệnh nhân này, từ nhỏ cô đã lớn lên ở vùng nông thông nên thường xuyên hái quả dại trên núi để ăn. Suốt nhiều năm qua, Tiểu Mỹ uống thuốc tẩy giun. Nhưng tới nửa năm trước, cô phát hiện, thuốc uống mà không thấy giun xuất ra ngoài, nên ngưng sử dụng. Một thời gian sau thì xuất hiện triệu chứng đau bụng quằn quại như trên.
Phó chủ nhiệm Đồng Vĩ Dân của bệnh viện Nhân dân số 1 nhận định: "Giun sán xuất hiện là do thói quen sinh hoạt của con người. Trước khi ăn, chúng ta nên rửa tay và hạn chế dùng các thực phẩm còn sống".
Theo đất việt
"Bắt" hơn nửa kg giun trong bụng bệnh nhân nhi Một bệnh nhân nhi 34 tháng tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị tắc ruột cơ học và đã được ê kíp bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quảng Nam phẫu thuật lấy ra hơn 0,5 kg giun sán trong bụng. Cháu Trần Văn Đạt (34 tháng tuổi, quê xã miền núi Tam Trà, H.Núi Thành, Quảng Nam) được gia đình...