Lan toả văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực
Ngày 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức hội thi “Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ”.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Việt Nam phát biểu tại hội thi.
Phát biểu khai mạc hội thi, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết, ngày 15/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, đặt mục tiêu xây dựng nền hành chính thật sự dân chủ – chuyên nghệp – hiện đại – tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Trọng tâm cải cách hành chính là cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Để triển khai chương trình cải cách hành chính, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền nội dung và triển khai đến cơ sở. Trong những nội dung để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, thấm sâu vào nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, người lao động có việc tổ chức hình thức sân khấu hóa thông qua hội thi công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ.
“Hội thi ngày hôm nay là hoạt động cụ thể trong nhiều hoạt động của công đoàn hưởng ứng chương trình. Thông qua các tiểu phẩm, công đoàn các cấp và viên chức, người lao động gửi gắm thông điệp, tâm tư, nguyện vọng và trách nhiệm của mình tham gia cải cách hành chính. Trong bối cảnh bận rộn với nhiều nhiệm vụ chuyên môn nhưng công đoàn các đơn vị đã nỗ lực vượt khó, đầu tư để có những phần thi hứa hẹn hấp dẫn, sâu sắc, có tính thông điệp mạnh mẽ”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.
Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức hội thi “Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ” năm 2022 nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030. Cuộc thi được các cấp công đoàn viên chức Việt Nam và ngành Nội vụ triển khai thực hiện tử tháng 6/2022, được chia thành 2 vòng.
Vòng 1 thi trắc nghiệm trên máy tính qua phần mềm thi trực tuyến đã thu hút trên 62.000 lượt đoàn viên, cán bộ, công chức, lao động các công đoàn ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và công đoàn viên chức tỉnh, thành phố tham gia dự thi và đã kết thúc vào đầu tháng 7/2022. Ban tổ chức đã lựa chọn được 14 đội đại diện cho các công đoàn ban, bộ ngành, đoàn thể Trung ương và cho các vùng miền tỉnh, thành phố tham dự vòng 2 thi chung kết bằng hình thức sân khấu hóa.
Video đang HOT
Một hoạt cảnh của BHXH Việt Nam.
Một hoạt cảnh của Công đoàn Hà Nội.
Vòng 2 – vòng chung kết hội thi được Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức từ ngày 16-17/10, tổng kết và trao giải vào chiều tối ngày 17/10 tại trường Đại học Công đoàn.
Vòng chung kết hội thi được tổ chức bài bản, thu hút đông đảo đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức từ địa phương đến Trung ương tham gia. Nội dung thi được thiết kế phù hợp, thiết thực, ý nghĩa và sát với thực tế cơ quan, đơn vị được chuyển thể bằng sân khấu hóa xoay quanh các nội dung: Tìm hiểu về chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030; một số nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Văn hóa công vụ; nội dung cuộc vận động “Xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức: “Trung thành – Trách nhiệm – Liêm chính – Sáng tạo”; cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hoá công sở”…
Hội thi đã thực sự góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các cấp công đoàn viên chức Việt Nam về cải cách hành chính, về tinh thần phục vụ nhân dân. Đồng thời, đây là dịp để biểu dương những mô hình, đơn vị làm tốt, tổng hợp những sáng kiến, ý tưởng hay để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững – kinh tế xã hội của đất nước.
Trao cờ lưu niệm cho các đội thi.
Tổng kết hội thi, Ban tổ chức trao giải cho đội thi với 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 8 giải Khuyến khích, 8 giải phụ kèm tiền thưởng; đồng thời, tặng bằng khen, giấy chứng nhận của Ban chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam nhằm ghi nhận thành tích của các đơn vị.
Phấn đấu đưa Phong Thổ ra khỏi danh sách huyện nghèo vào năm 2025
Lễ kỷ niệm 20 năm chia tách và thành lập huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã diễn ra sáng 22/9.
Bí thư Huyện ủy Phong Thổ Sùng A Nủ đọc diễn văn kỷ niệm 20 năm chia tách và thành lập huyện.
Tại buổi lễ, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ Sùng A Nủ nhấn mạnh, giai đoạn 2020 - 2025, huyện từng bước phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2025, đưa Phong Thổ ra khỏi huyện nghèo.
Để đạt mục tiêu trên, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ cho biết, huyện xác định các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện.
Mặt khác, huyện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tăng cường liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu. Phong Thổ tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế như thủy điện, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản...; phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với du lịch, thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Bí thư Huyện ủy Phong Thổ Sùng A Nủ mong muốn, toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong huyện phát huy truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển. Đặc biệt, tranh thủ nguồn lực, chủ động khắc phục khó khăn, triển khai tốt các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và những năm tiếp theo.
Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Giàng Páo Mỷ phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Giàng Páo Mỷ đề nghị, Phong Thổ tiếp tục xây dựng Đảng bộ, chính quyền huyện trong sạch, vững mạnh. Huyện bám sát quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh, của huyện để xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, tránh tình trạng "bỏ quên", phá vỡ quy hoạch. Trong đó, huyện cần ưu tiên phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung với những loại cây, con có giá trị kinh tế cao theo hướng gắn sản xuất với chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Huyện tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở; chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Phong Thổ cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung làm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; xây dựng khu vực phòng thủ huyện, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định chia tách huyện Phong Thổ để thành lập huyện Tam Đường. Đến nay, toàn huyện có trên 102.924 ha diện tích tự nhiên; có 17 xã, thị trấn (trong đó 12 xã biên giới) với 9 dân tộc cùng sinh sống.
Sau khi chia tách, Phong Thổ gặp không ít khó khăn, thách thức. Huyện có điểm xuất phát thấp về kinh tế. Sản xuất nông nghiệp manh mún, phân tán; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, giá trị thấp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn thấp với số hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ cao...
Chặng đường 20 năm phát triển, huyện Phong Thổ đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, giành được nhiều kết quả trên các lĩnh vực. Kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất năm 2022 ước đạt 6.000 tỷ đồng (tăng 136 lần so với năm 2002); thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/người/năm (tăng 35 lần với năm 2002). Toàn huyện có 4 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, bình quân toàn huyện đạt 13,94 tiêu chí/xã; có 16 sản phẩm OCOP; bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ngày càng đổi mới. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9 - 10% năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 21,6 triệu USD năm 2022.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Giàng A Tính tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển huyện Phong Thổ 20 năm qua.
Huyện Phong Thổ quan tâm tới lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và giảm nghèo. Giai đoạn 2002-2022, toàn huyện có hơn 8.500 hộ gia đình thoát nghèo, số hộ nghèo giảm bình quân 4,5%/năm, mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 700 - 1.000 lao động địa phương.
Dịp này, UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen cho 12 tập thể, 33 cá nhân và 10 hộ dân, UBND huyện Phong Thổ tặng Giấy khen cho 22 tập thể, 70 cá nhân, 34 hộ dân có thành tích đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển huyện 20 năm qua.
Thành ủy TP.HCM lập ban chỉ đạo xử lý các vấn đề tồn đọng Lãnh đạo TP.HCM kỳ vọng khi giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng sẽ có thêm nguồn lực phát triển cho từng vụ việc cụ thể cũng như khơi nguồn năng lượng tinh thần. Chiều 30.8, tại phiên họp kinh tế xã hội định kỳ hằng tháng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết Ban Thường vụ Thành ủy...