Lan toả và cộng hưởng
Dòng vốn rẻ cộng hưởng với những cảm nhận tích cực về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực đã tác động mạnh đến tâm lý, hành vi của nhà đầu tư trên TTCK, tạo ra những phiên giao dịch thanh khoản vượt trội và sóng cổ phiếu tiếp nối nhau ở nhiều ngành.
Điểm nhấn nổi bật trên TTCK tuần qua là câu chuyện thanh khoản đạt kỷ lục với 14.000 tỷ đồng ở phiên giao dịch giữa tuần trong khi một số phiên trước đó, thanh khoản đạt mốc 10.000 tỷ đồng/phiên.
Rất nhiều nhà đầu tư mới đến, được gọi là lớp đầu tư F0, nhìn nhận rằng, cơ hội đầu tư vào TTCK tốt hơn hẳn so với kênh gửi tiết kiệm ngân hàng.
Trong khi các nhà đầu tư F0 hào hứng rót tiền thì nhiều nhà đầu tư lâu năm thể hiện góc nhìn thận trọng với đánh giá rủi ro dường như đang lớn dần.
Các góc nhìn khác biệt thể hiện bằng sự đối ứng cung – cầu từng phiên và đây là yếu tố cốt lõi tạo nên thanh khoản bứt phá.
Bên cạnh dòng vốn rẻ được kích hoạt bởi những nhận định lạc quan về triển vọng kênh đầu tư chứng khoán, quan sát thị trường kỹ hơn cho thấy, còn có một dòng tiền thông minh đến từ những nhà đầu tư hiểu chuyện, đã âm thầm mua mạnh cổ phiếu của khối doanh nghiệp có cơ hội được hưởng lợi từ chính sách.
Việc sửa chính sách thuế giá trị gia tăng mặt hàng phân bón; việc giảm phí trước bạ, giảm thuế trong ngành ô tô; việc sửa đổi quy định về tài chính, gỡ vướng cho doanh nghiệp hay những kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy đầu tư công… khiến giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp tăng mạnh hơn mặt bằng chung từ một, hai tháng qua.
Video đang HOT
Thực tế, mỗi chính sách đã và sẽ có tác động khác nhau đến từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, cộng hưởng hiệu ứng chính sách sẽ thấy, bức tranh hiệu quả kinh doanh cuối năm của các doanh nghiệp niêm yết có nhiều nét lạc quan.
Nền kinh tế Việt Nam sắp đi qua một năm 2020 nhiều thách thức với mức tăng trưởng GDP dự báo khoảng 2,5%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Trong bối cảnh nhịp sống, nhịp kinh doanh bình thường trở lại dù đại dịch Covid-19 chưa kết thúc, ngày càng có nhiều người tin rằng, năm 2021, tăng trưởng kinh tế sẽ vượt lên và kênh đầu tư chứng khoán sẽ tiếp tục sôi động.
Niềm tin dẫn dắt dòng tiền chảy vào kênh đầu tư chứng khoán. Vì thế, giao dịch của nhà đầu tư F0 có thể hung hãn nhưng không mù quáng, còn dòng tiền thông minh từ các nhà đầu tư trường nghề có thể thận trọng, nhưng không bỏ lỡ cơ hội khi Chính phủ quyết tâm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế bằng các chính sách ngày một thiết thực hơn.
Tuần này, Đầu tư Chứng khoán dành khối “Tiêu điểm” lý giải câu chuyện thanh khoản đột biến trên TTCK và khối “Cơ hội đầu tư” cung cấp những thông tin, góc nhìn về lực đẩy chính sách đang và sẽ ngấm vào các doanh nghiệp như thế nào.
Cùng với đó, khối “Bất động sản” giới thiệu chuyên đề riêng về “Sức hút đô thị biển”, với mong muốn cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn đa chiều về cơ hội sinh lợi đồng vốn, sự chọn lựa sẽ tùy thuộc vào cảm nhận rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.
Cổ phiếu ngân hàng lèo lái các quỹ đầu tư vào bờ
Cổ phiếu ngân hàng tăng tốt trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua đã góp phần lớn đưa hiệu suất các quỹ đầu tư bớt thua lỗ...
Điều này khiến hiệu suất đầu tư 9 tháng đầu năm còn -6,7%, tích cực hơn so với kết quả cuối tháng trước đó.
Tại báo cáo này, Vietnam Holding đánh giá ngành ngân hàng đang nổi bật ở Việt Nam, không giống như nhiều nước phát triển hiện nay. Các ngân hàng Việt Nam được quản lý chặt chẽ hơn nhiều ngành khác, do đó phải thực hiện các tiêu chuẩn tốt nhất, thúc đẩy các nhà băng duy trì bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn cũng như khả năng phục hồi hoạt động.
Vietnam Holding cho rằng năm 2021 có thể chứng kiến lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ từ các ngân hàng nhờ nền kinh tế hồi phục (mức tăng trưởng GDP dự báo 7-8%).
Top 10 danh mục của quỹ đầu tư này có sự góp mặt của 2 đại diện ngân hàng là CTG và VCB với tỷ trọng đầu tư lần lượt là 4,6% và 4,2% NAV. So với hồi đầu năm, tổng giá trị đầu tư vào ngành ngân hàng của VNH đã tăng từ 7% NAV lên tới 20%. Ngân hàng là ngành có tỷ trọng đầu tư cao thứ 2 hiện nay của quỹ.
VNH mới chỉ bắt đầu tăng đầu tư vào VCB từ tháng 4/2020 và CTG từ tháng 8 trong khi lại giảm mạnh đầu tư vào MBB.
Tính đến cuối tháng 9/2020, cổ phiếu VCB mặc dù giảm 7,3% so với hồi đầu năm, tuy nhiên so với đầu tháng 4 thì cổ phiếu này đã tăng tới 29,3%. Còn CTG, chốt giá cuối tháng 9 đã tăng 23% so với đầu năm, riêng trong 2 tháng 8 và tháng 9 đã tăng trưởng 22%.
Dù hiệu suất chưa thoát âm nhưng với sự tịnh tiến thị giá các cổ phiếu ngân hàng đã đặt ra cho VNH sự kỳ vọng lớn vào nhóm ngành này.
Minh chứng rõ nhất trong việc cổ phiếu ngân hàng kéo quỹ vào bờ là PYN Elite. Cuối tháng 9 vừa qua, quỹ đầu tư Phần Lan này đã công bố hiệu suất 9 tháng đạt 2,4% (cuối tháng 8 vẫn còn -2,38%).
Top 12 danh mục của PYN Elite hiện có tới 6 mã chứng khoán ngành ngân hàng, bao gồm: CTG (tỷ trọng đầu tư 9,87%), TPB (9,57%), HDB (9,48%), BVB (2,84%), LPB (2,64%) và MBB (2,49%).
Cổ phiếu ngành ngân hàng được bổ sung nhiều hơn so với hồi đầu năm. Vào đầu 2020 top 12 nắm giữ của PYN chỉ có 3 mã TPB, HDB và CTG thuộc nhóm ngân hàng. Dù đã tăng tỷ trọng đầu tư vào 3 mã này trong tháng 1-2 tuy nhiên phải đến tháng 8, tháng 9, danh mục mới có sự thay đổi rõ rệt: Tháng 8, PYN tăng đầu tư vào cổ phiếu BVB của Ngân hàng Bản Việt vừa lên sàn vào hồi tháng 7, đưa cổ phiếu này vào top 10 nắm giữ. Tháng 9, PYN Elite tăng đầu tư thêm vào LPB và MBB, đưa 2 cổ phiếu này vào vị trí nắm giữ nhiều thứ 11 và 12, thay thế cho PAN và KDH.
Chỉ trong 2 tháng (tháng 8-9/2020), thị giá cổ phiếu các ngân hàng cải thiện vượt bậc, nhiều mã tăng mạnh trên 20% như LPB (35,7%), HDB (28,2%), MBB (21,8%), CTG (22%) đã giúp PYN Elite cải thiện đáng kể hiệu suất đầu tư. Trong danh mục của PYN duy chỉ có BVB đang diễn tiến khá chậm với mức tăng trong 2 tháng chỉ khoảng 4,9%.
Tương tự là VEIL - Dragon Capital, Quỹ ngoại lớn nhất thị trường VEIL này đang nắm giữ 4 cổ phiếu ngân hàng trong top 10 bao gồm ACB (8,91%), VCB (8,79%), MBB (3,96%) và VPB (3,31%). Hiện tỷ trọng đầu tư của VEIL vào nhóm ngân hàng là 25,83%, xếp thứ 2 sau ngành bất động sản (26,97%).
Các mã ngân hàng VEIL nắm giữ cũng tăng trưởng tốt trong giai đoạn qua, giúp VEIL kịp về bờ vào cuối tháng 9 với mức hiệu suất 0,15% so với đầu năm.
Bất chấp COVID-19, doanh nghiệp Việt vẫn mạnh tay chi thưởng Một số doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành hóa chất, có kế hoạch thưởng hiệu quả công việc, thưởng theo doanh số năm nay cao hơn năm 2019. Theo khảo sát mới công bố của hai hãng tư vấn nhân sự Talentnet và Mercer với 605 doanh nghiệp tại Việt Nam, tỷ lệ tăng lương năm nay ở nhóm doanh nghiệp nước ngoài...