Lan tỏa tình yêu tiếng Việt với ‘Tủ sách tiếng Việt trong nhà hàng Việt’
Cuối tuần qua, khách tới nhà hàng Hanoi Station nằm trong Trung tâm thương mại Cameleon ở thủ đô Brussels của Bỉ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi vừa được thưởng thức các món ăn Việt, vừa được khám phá các tác phẩm văn học Việt Nam hay những cuốn sách song ngữ Việt – Pháp, Việt – Anh, được bày biện đẹp mắt trong một tủ sách ở nhà hàng.
Đây chính là kết quả của dự án “ Tủ sách Việt trong nhà hàng Việt” mà kênh Việt Happiness Station phối hợp với Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ thực hiện, nhằm lan tỏa văn hóa Việt Nam tới cộng đồng người Việt Nam ở Bỉ và bạn bè quốc tế.
Khách hàng tìm hiểu các cuốn sách tại tủ sách Việt trong nhà hàng Hanoi Station. Ảnh: Hương Giang/PV TTXVN tại Bỉ
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong không gian đậm chất văn hóa Việt với cành trúc la đà, ấm trà xanh nồng nàn hương vị quê nhà, hơn 300 đầu sách văn học Việt Nam, văn học dịch, sách dành cho trẻ em… đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất đông bà con người Việt. Họ gồm nhiều thế hệ, từ các cựu du học sinh Việt Nam ở Bỉ hồi cuối những năm 1970 giờ đã trên 70 tuổi, hay các cựu sinh viên Việt Nam hồi cuối năm 2000, đến các cháu nhỏ sinh ra và lớn lên ở Bỉ hay cháu con của các cặp gia đình Việt-Bỉ, tất cả cùng say sưa bàn luận, chia sẻ về sách.
Cựu sinh viên Đại học Bách khoa Mons hồi năm 1978, ông Lê Văn Vọng (75 tuổi, sống tại thành phố Mons, cách Brussels 60 km) phấn khởi cho biết việc ra mắt tủ sách Việt rất bổ ích, giúp cho các cựu du học sinh Việt Nam như ông, sống ở Bỉ từ hơn 40 năm nay, được đọc sách tiếng Việt, trau dồi ngôn ngữ Việt, trao đổi những hiểu biết. Tủ sách tiếng Việt trong không gian Việt sẽ là nơi để mọi người cùng đến đọc sách và gặp gỡ nhau một cách thường xuyên. Ông Lê Văn Vọng cũng mua bộ sách “Chào tiếng Việt” cho các cháu ngoại của ông là những em bé mang hai dòng máu Việt-Bỉ, để giúp các cháu học đọc, viết tiếng Việt, gìn giữ nguồn cội cha ông.
Cháu Vy An và Kim An (16 tuổi, đều sinh ra trong những gia đình có mẹ là người Việt, bố người Bỉ) cho biết các cháu rất vui vì từ nay có nhiều sách tiếng Việt để đọc, để nâng cao vốn tiếng Việt của mình. Điều này sẽ giúp các cháu giao tiếp tốt hơn với gia đình nhà ngoại mỗi lần các cháu về thăm quê mẹ Việt Nam.
Nếu ở trong nước, một thư viện với 300 đầu sách là quá nhỏ, thì ở Bỉ – trái tim châu Âu – để có một tủ sách như vậy là nỗ lực của Đại sứ quán Việt Nam và của rất nhiều người Việt Nam yêu sách, yêu tiếng Việt. Độc giả có thể tìm lại được ký ức tuổi thơ của mình qua những tác phẩm kinh điển như “Dế mèn phiêu lưu ký”, “Đất rừng Phương Nam”… và giới thiệu lại cho con cháu của họ, như một sự tiếp nối. Bên cạnh đó, tủ sách cũng quảng bá các tác phẩm mới, gồm thơ và văn, của các tác giả người Việt sống ở Bỉ và ở Pháp, tạo ra sự pha trộn giữa các thế hệ nhà văn, nhà thơ, sống trong nước và nước ngoài.
Tọa đàm về sách Việt trong nhà hàng Việt nhân dịp khai trương Tủ sách Việt tại nhà hàng Hanoi Station ở thủ đô Brussels. Ảnh: Hương Giang/PV TTXVN tại Bỉ
Trao đổi với phóng viên TTXVN, chị Kiều Bích Hương – người khởi xướng dự án “Tủ sách Việt trong nhà hàng Việt” cho biết mong muốn của chị và các cộng sự là lan tỏa tiếng Việt, văn học Việt ở nước ngoài thông qua các cuốn sách. Dự án sẽ tổ chức nhiều hoạt động thường xuyên về sách để người nước ngoài yêu văn hóa Việt có thể đến đọc sách, mượn sách hay các buổi giao lưu với các tác giả người Việt sinh sống tại Bỉ cũng như các nhà văn, nhà thơ đến từ Việt Nam.
Video đang HOT
Về phần mình, nhà văn, nhà thơ Quỳnh Iris De Prelle, một người đóng góp tích cực cho dự án này, nhấn mạnh điều quan trọng của dự án là quảng bá cho các bạn bè Bỉ và châu Âu biết rằng Việt Nam có chữ quốc ngữ và tiếng Việt độc lập, duy nhất, để xác định “căn cước văn hóa” trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới.
Chị Đào Hồng Hải, chủ nhà hàng Hanoi Station không giấu được xúc động và tự hào khi tại nhà hàng của chị được trang bị một tủ sách tiếng Việt. Nơi đây không chỉ giới thiệu ẩm thức Việt Nam mà còn mang đến cho khách hàng tinh hoa văn hóa của người Việt. Đặc biệt đối với những gia đình Việt-Bỉ thì không gian sách Việt thể hiện sự giao lưu văn hóa Á-Âu.
Ông Nguyễn Thành Long, đại diện Ban chấp hành Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ, bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều sự kiện văn hoá và gặp gỡ để cộng đồng Việt Nam tại Bỉ gắn kết với nhau nhiều hơn, cũng như với tiếng Việt và các tác giả Việt Nam.
Tủ sách Việt tại nhà hàng Hanoi Station là tủ sách thứ hai trong dự án, với sự đóng góp của nhiều đơn vị bảo trợ như Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Phụ nữ, Công ty sách Đông A từ Việt Nam, Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ và Đại sứ quán Việt Nam cùng rất nhiều cá nhân, các cộng tác viên.
Sách cho sinh viên và sách học thuật nghiên cứu cũng là đối tượng mà tủ sách mở rộng và quan tâm để các bạn du học sinh có một không gian tìm đến thực hiện ước mơ học tập và nghiên cứu.
Nhà sinh, nhà cuối đời - những dự án độc đáo ở châu Âu
Ở thủ đô Brussels của Bỉ có một ngôi nhà đặc biệt - "Pass-ages" (Nhà cuối đời), dành cho người mắc bệnh nan y sống những tuần cuối cùng trong đời.
Tại đây, họ được các tình nguyện viên chăm sóc chu đáo và ra đi trong ấm áp của tình người.
Một buổi sinh hoạt ngoài trời của các cư dân "Nhà sinh", "Nhà cuối đời". Ảnh: LL
Khi bà Steph (50 tuổi), đến sống ở "Pass-ages" vào tháng 6/2023, cư dân tòa nhà rất ngạc nhiên. Người hàng xóm mới này luôn chuẩn bị sẵn một trò chơi và hầu như tuần nào cũng mời bạn bè đến dự tiệc. Bà cũng ngay lập tức bắt tay vào làm vườn và chơi với trẻ con trong tòa nhà. Một người phụ nữ luôn vui vẻ và hòa đồng, nhưng không ai biết, Steph đang bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời vì bà bị bệnh nan y.
"Nhà cuối đời"
Stéphanie là một trong bốn cư dân đầu tiên của "Nhà cuối đời". Bất cứ ai bị bệnh nan y và không muốn hoặc không thể sống những tuần hoặc tháng cuối cùng ở nhà hoặc bệnh viện đều có thể đến đây. Ngôi nhà cuối đời có ba phòng trong một căn hộ có bếp chung, phòng khách và sân vườn. Người dân tự mang theo hỗ trợ y tế nhưng cũng có thể tin tưởng vào mạng lưới tình nguyện viên để hỗ trợ họ.
"Chúng tôi đón tiếp bất kỳ người lớn nào đang trong giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ, muốn trút hơi thở cuối cùng tại nhà nhưng việc đó khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Ở đây, những vị khách của chúng tôi cảm thấy như được sống trong chính căn nhà của mình", Marc, cư dân và điều phối viên dự án, giải thích.
"Nhà cuối đời" là một phần trong khu tập thể gồm 10 căn hộ, nơi các thế hệ và những người có mức thu nhập khác nhau cùng chung sống, trong đó 3 căn hộ là nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp.
Khánh thành vào tháng 5/2022, thuộc dự án do Ủy ban châu Âu và Ủy ban Cộng đồng chung của Bỉ tài trợ, "Nhà cuối đời" là nơi ở duy nhất ở Bỉ, và thậm chí ở châu Âu, hỗ trợ những người sống giai đoạn cuối đời và ra đi thanh thản. Trong một năm rưỡi qua, những cư dân của ngôi nhà như Lucie, Mireille, Stéphanie và Arlette đã sống những tuần cuối cùng ở đây.
"Nhà sinh"
Những bức ảnh của các cư dân đã sống những ngày cuối đời tại "Pass-ages". Ảnh: PA
Cùng với "Nhà cuối đời" là "Nhà sinh", dành cho những phụ nữ không thích môi trường bệnh viện và muốn sinh con tại nhà.
Tất cả cư dân trưởng thành sống tại chung cư này đều tự động trở thành tình nguyện viên và cống hiến từ 5 đến 20 giờ cho mỗi tuần cho "Pass-ages". Họ có thể làm việc ở "Nhà cuối đời" hoặc "Nhà sinh". Cho dù đó là nấu ăn, mua sắm, chơi cùng các cư dân đặc biệt, hay chỉ lắng nghe..., mọi người luôn sẵn sàng.
Sabrina chọn "Nhà sinh" là nơi sinh con và cô đã ở lại đây 4 ngày. Cô không muốn sinh con trong môi trường siêu y tế của bệnh viện. "Bạn bè tôi không chỉ có ký ức tồi tệ về chuyện đó, chồng tôi có thể ngủ ở đây, các tình nguyện viên lo liệu mọi việc. Chúng tôi muốn một nơi mà chúng tôi có thể làm quen với nhau như một gia đình ba người. Thành thật mà nói, khi xem trang web, ý tưởng sinh con bên cạnh những người sắp chết không làm tôi ấm lòng. Nhưng dù sao thì một người bạn đã thuyết phục tôi đến thăm nơi này. Chuyến thăm đó và sự chào đón nồng nhiệt của các tình nguyện viên là yếu tố quyết định. Nó thực sự là trải nghiệm mà chúng tôi mong đợi", Sabrina bộc bạch.
Những hộ lý thân thiết
Các cư dân của "Nhà cuối đời" cùng ăn sáng tại khu sinh hoạt chung. Ảnh: PA
"Pass-ages" hợp tác với các đội ngũ chăm sóc y tế thứ cấp để thực hiện chăm sóc các cư dân trong những ngôi nhà đặc biệt. Trong thời gian ở đó, các cư dân được bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ vật lý trị liệu, và các y tá của họ theo dõi... "Những gì chúng tôi cung cấp không chỉ đơn thuần là chăm sóc y tế. Sứ mệnh của chúng tôi là lắng nghe, hiện diện bên cạnh các cư dân và xây dựng một phong cách cộng đồng", chị Isabelle, thành viên và người sáng lập của "Pass-ages" cho biết.
Trường hợp của bà Arlette là một ví dụ. Người phụ nữ 75 tuổi đang trong giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ và bị ngã. Bà không thể đi lại được nữa. Không thể ở nhà nhưng bà cũng từ chối vào viện dưỡng lão. Bà đã chọn nghỉ ngơi một tháng tại "Pass-ages" và qua đời ở đó sau tuần thứ tư.
Kokoro là một thanh niên người Nhật. Cô gia nhập đội ngũ tình nguyện viên của "Pass-ages" từ tháng 9 vừa qua và chăm sóc cư dân của "Nhà cuối đời". "Tôi đã ở bên Arlette trong những ngày cuối cùng trong cuộc đời bà. Arlette ra đi trong sự ấm áp, có người thân của bà và y tá. Cho đến giờ tôi vẫn cảm thấy xúc động", Kokoro chia sẻ.
Cư dân, tình nguyện viên hay người thân của người đã khuất, ai cũng đặc biệt hào hứng với dự án "Pass-ages". Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 4 người sử dụng "nhà tử" và 4 người khác sử dụng "nhà sinh" dù cả hai đều đã mở cửa được một năm rưỡi. Đó không phải là nhiều. "Những gì chúng tôi đang làm ở đây thực sự là một sự thay đổi mô hình và cần có thời gian để mọi người nhận ra rằng họ có thể tự mình nắm lấy sự sống và cái chết", chị Salomé cho biết.
Ông Dominique Bouckenaere, cựu Chủ tịch Liên đoàn chăm sóc giảm nhẹ và liên tục Brussels, rất ủng hộ sáng kiến như "Pass-ages". "Nó chắc chắn có ý nghĩa. Những hình thức chăm sóc cấp trung như vậy, giữa môi trường bệnh viện và thời gian ở nhà, nhìn chung sẽ nhận được nhiều hỗ trợ hơn".
Còn bà Dominique, chị họ của bà Arlette, người thường xuyên đến thăm bà, tâm sự: "Em tôi đã trải qua những ngày cuối đời tuyệt vời nhất ở đây. Chúng tôi không bao giờ có thể nghĩ rằng nó lại đẹp đến thế. Tôi thực sự có cảm giác tất cả những người tham gia đều giành chiến thắng: bản thân Arlette, những người thân yêu của em ấy và các tình nguyện viên. Khi đưa Arlette đến đây, có một tấm biển ở lối vào ghi "Chào mừng Arlette!". Sau khi em tôi qua đời, tôi nhìn thấy "Cảm ơn Arlette!".
Mang không khí Tết Việt đến cộng đồng người Việt Nam tại Hong Kong và Macau Trong không khí ấm áp của những ngày Tết đến Xuân về, tối 10/1, tại Grand Plaza thuộc Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau đã tổ chức Tết Cộng đồng chào Xuân Giáp Thìn 2024 nhằm cùng khơi dậy tinh thần Việt, lan tỏa không khí Xuân tới tất...