Lan tỏa “Điều ước cho em”: Hạnh phúc khi điều ước thành hiện thực
Những món quà, sự hỗ trợ của chương trình “Điều ước cho em” đã góp phần giảm bớt khó khăn; hiện thực hóa mong mỏi của thầy trò vùng khó, miền núi cao, biên giới…
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao tặng xe đạp cho học sinh tại Trà Vinh. Ảnh: Thế Đại
Học trò nghèo được hỗ trợ đồ dùng học tập, có bữa ăn no khi đến trường. Thầy cô có phòng làm việc, nhà công vụ cùng vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt…, hành trình gieo chữ vì thế bớt nhọc nhằn.
Mong mỏi thành hiện thực
Trước Tết Nguyên đán, thầy trò Trường Tiểu học Kim Lâm (xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An) vui mừng khi cổng trường mới vừa hoàn thành. Trước đó, qua nhiều năm sử dụng, cổng trường xuống cấp, gây nguy hiểm cho cả học sinh lẫn phụ huynh khi đưa đón con em. Trường không có đủ kinh phí xây cổng mới, việc vận động xã hội hóa gặp khó khăn do phụ huynh đều là người dân tộc thiểu số (DTTS) tái định cư, đời sống còn vất vả, thiếu thốn. Bởi vậy, suốt nhiều năm, thầy trò và phụ huynh luôn canh cánh nỗi lo về cổng trường mất an toàn.
Không chỉ vậy, Trường Tiểu học Kim Lâm cũng là đơn vị duy nhất của huyện Thanh Chương đến nay không có nhà hiệu bộ, phòng chuyên môn. Nhà trường phải cải tạo phòng học cũ, tận dụng làm nơi họp hội đồng và sinh hoạt chuyên môn. Phòng học, phòng chức năng, thiết bị đồ dùng dạy học thiếu thốn. Năm học 2020 -2021, trường được xây dựng và đưa vào sử dụng 10 phòng học kiên cố tại điểm chính từ nguồn vốn trung hạn của chương trình nông thôn mới. Nhưng số phòng học mới cũng chưa được trang bị đủ bàn ghế.
Thực hiện chương trình “Điều ước cho em”, qua sự kết nối của Báo Giáo dục và Thời đại, Bộ GD&ĐT đã trao tặng cho trường 30 bộ bàn ghế mới. Đồng thời, hỗ trợ nhà trường 30 triệu đồng để xây dựng cổng trường an toàn. Thầy Nguyễn Xuân Tý – Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi nói: “Dù chưa đủ kinh phí, nhưng từ sự hỗ trợ của chương trình “Điều ước cho em”, nhà trường mạnh dạn xây cổng mới. Số tiền còn thiếu, nhà trường trích từ nguồn chi thường xuyên và sẽ xin thêm các nguồn khác (kinh phí địa phương, tài trợ giáo dục)”, thầy Nguyễn Xuân Tý cho hay.
Cách đây 15 năm, bà con dân tộc Thái, Khơ Mú ở các xã Kim Đa, Kim Tiến (huyện Tương Dương, Nghệ An) rời quê hương về tái định cư tại Thanh Chương. Trẻ con theo người lớn bắt đầu cuộc sống mới tại xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm. Thầy cô cũng chuyển về theo để tiếp tục dạy học. Các trường học trên địa bàn xã do Ban Quản lý Thủy điện Bản Vẽ xây dựng và đưa vào sử dụng từ 2006. Qua 15 năm, trường lớp ở 2 xã này đều xuống cấp trầm trọng. Hàng năm, nhà trường phải tu sửa, khắc phục để phục vụ dạy học.
Ngoài Trường Tiểu học Kim Lâm, chương trình “Điều ước cho em” cũng hỗ trợ cho Trường Tiểu học Hương Tiến (xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương) 1 tivi 55 inch, 8 bảng chống lóa để phục vụ dạy học theo chương trình phổ thông mới. “Với học sinh nơi đây, được no ấm, đủ điều kiện học tập đã là một ước ao lớn. Mong mỏi của nhà trường, nhà giáo, học sinh Ngọc Lâm và Thanh Sơn là có 2 ngôi trường tiểu học bán trú đầy đủ cơ sở vật chất để các em được ăn ở thuận lợi tại trường, có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục vùng tái định cư”, thầy Đậu Đình Đức – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Tiến, xã Ngọc Lâm bày tỏ.
Vào dịp đầu năm mới 2021 và Tết Nguyên đán Tân Sửu, thầy trò vùng tái định cư đã được hỗ trợ kinh phí và thiết bị dạy học thiết yếu. Sự quan tâm này vừa bảo đảm công tác dạy học ổn định, hiệu quả, vừa góp phần biến ước mơ của những đứa trẻ người Thái, Khơ mú nơi đây thành hiện thực – đó là được đi học an toàn, thuận lợi.
Từ chương trình “Điều ước cho em”, nhiều tổ chức đã cùng chung tay hỗ trợ kinh phí, hiện vật. Đó là chương trình Tết sum vầy tặng áo ấm đồng phục, cặp sách, học bổng… cho học sinh dân tộc thiểu số của các tổ chức thiện nguyện. Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy học, sách giáo khoa Chương trình mới cho học sinh vùng khó khăn. Đặc biệt là phong trào “phòng giúp phòng, trường giúp trường” của Sở GD&ĐT và Công đoàn giáo dục Nghệ An phát động từ năm học 2019 – 2020 đã có sự hỗ trợ thiết thực, ý nghĩa cả về cơ sở vật chất lẫn chuyên môn dạy học giữa các nhà trường.
Cô Triệu Mùi Viển, GV Trường Mầm non Bộc Bố, Pác Nặm (Bắc Kạn) cùng học trò. Ảnh: TG
Món quà ấm áp
Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Nhạn Môn, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã cùng các nhà hảo tâm trao tặng 389 chiếc áo ấm, 389 đôi ủng cho 389 học sinh và nhiều phần quà ý nghĩa, ấm áp tới thầy và trò nhà trường với tổng trị giá hơn 500 triệu đồng.
Với vai trò đại sứ chương trình “Điều ước cho em” tỉnh Bắc Kạn, cô Triệu Mùi Viển – giáo viên Trường Mầm non Bộc Bố (Pắc Nậm, Bắc Kạn) bày tỏ: Đây là chương trình thiết thực, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm chia sẻ với thầy – trò vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi vô cùng phấn khởi vì điều ước đến với học sinh Bắc Kạn sớm hơn rất nhiều so với hình dung của mình. Tôi mong muốn kêu gọi được nhiều tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm cùng chung tay, chăm lo cho giáo dục vùng khó nói chung và thầy, trò vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Video đang HOT
“Chương trình đã giúp học sinh PTDTBT Tiểu học và THCS Nhạn Môn, huyện Pác Nặm có đủ áo ấm, chăn bông; gạo nước, giày dép cho học sinh đến trường. Tin rằng, những hoạt động ý nghĩa từ chương trình “Điều ước cho em” tại Pắc Nặm sẽ lan tỏa trong toàn ngành Giáo dục tỉnh Bắc Kạn và đến với mọi miền Tổ quốc”, cô Viển bày tỏ.
Tại điểm Trường Tiểu học Đa Lộc A (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh), chương trình “Điều ước cho em” tặng máy lọc nước, tivi, xe đạp, học bổng cho học sinh nghèo; sữa, bánh kẹo cho học sinh… Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam tặng quà cho thầy cô giáo. Trường Tiểu học Đa Lộc A có 1 điểm chính và 4 điểm lẻ thuộc xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 của Chính phủ. Trường còn thiếu phòng chức năng phục vụ cho nhu cầu dạy học ở các điểm lẻ nên gặp khó khăn trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“Trường học nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, thầy cô luôn ước mơ học sinh đến trường được học tập trong điều kiện tốt hơn. Cùng với đó, các thầy cô giáo cũng có điều kiện thuận lợi hơn để dạy học. Chúng tôi bất ngờ và vui mừng khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng chương trình Điều ước cho em đến với thầy trò nhà trường. Tôi tin rằng, chương trình sẽ tạo ra mạng lưới cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau, chung tay phát triển sự nghiệp GD-ĐT”, cô Trương Thị Mỹ Xuyên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đa Lộc A chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh trao quà “Điều ước cho em” đến thầy trò vùng tái định cư Thanh Chương, Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài
Lan tỏa điều ước
Nghệ An là tỉnh rộng nhất nước, trong đó có 10 huyện miền núi cao là nơi sinh sống của nhiều dân tộc: Thái, Mông, Khơ mú, Thổ… Để góp phần nâng cao, phát triển đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho đồng bào miền núi, tỉnh đã thành lập 2 Trường THPT Dân tộc nội trú. Trong đó, Trường THPT Dân tộc nội trú số 1 tỉnh Nghệ An là nơi “hội tụ” học sinh ở nhiều thành phần dân tộc nhất trong tỉnh. Đặc biệt có 2 dân tộc rất ít người chỉ phân bố ở Nghệ An là Ơ Đu và Đan Lai.
Học sinh của 2 trường đến từ những bản làng xa xôi, trắc trở, điều kiện sống gặp nhiều khó khăn như Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông… Xuống thành phố học tập, các em ở nội trú xa nhà, gắn bó với thầy cô nhiều hơn gia đình. Nhưng vượt qua những khó khăn đó, kể từ khi thành lập đến nay, các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh đã đạt nhiều thành tích nổi bật. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm vừa qua đạt 100%, có nhiều học sinh đạt điểm cao xét tuyển vào đại học.
Nhằm khích lệ và động viên 2 trường, chương trình “Điều ước cho em” của Bộ GD&ĐT đã trao tặng 200 chăn ấm, 40 suất học bổng cho học sinh và 4 bộ máy tính cho 2 Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An. Cô Nguyễn Kiều Hoa – Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An cho hay: Nhà trường vừa xây dựng thư viện thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Nhưng do kinh phí có hạn nên sách, thiết bị còn thiếu. Qua sự lan tỏa của chương trình “Điều ước cho em”, thư viện trường được bổ sung thêm nguồn sách, máy tính giúp học sinh sử dụng hiệu quả.
“Các em đều đến từ bản làng xa xôi, hoàn cảnh gia đình khó khăn, vượt núi xuống trường đi học đã là nỗ lực lớn. Vì vậy, mỗi món quà, học bổng đến với học sinh của trường là nguồn động lực để các em phấn đấu, vươn lên trong học tập đạt được mơ ước của mình”, cô Hoa chia sẻ.
Những phần quà là nguồn động viên lớn lao. Đây còn là món quà tinh thần góp phần động viên thầy cô giáo và học sinh cố gắng hơn, nỗ lực hơn, đồng thời nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc. Là đại sứ chương trình, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng các đơn vị, cá nhân đồng hành. Rất mong chương trình “Điều ước cho em” sẽ đến với thật nhiều nơi vùng sâu, xa, vùng khó khăn trên khắp cả nước. – Thầy Thạch Sa Quên – đại sứ Điều ước cho em tỉnh Trà Vinh
Đề xuất giáo viên làm 8 tiếng ở trường, không mang việc về nhà rất đáng xem xét
Nếu lương giáo viên được tăng hợp lý thì việc giáo viên giải quyết 100% công việc tại trường, không đem việc về nhà là một vấn đề đáng bàn, đáng được nghiên cứu.
Sau bài viết "Rất nhiều giáo viên phổ thông làm việc không đủ 8 giờ/ngày tại trường" của tác giả Nhật Khoa đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nêu đề xuất về tăng lương nhà giáo và làm việc 8 giờ/ ngày, 40 giờ/ tuần nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều trong đó có nhiều ý kiến phản đối về đề xuất trên.
Giáo viên cũng có lý khi bức xúc với đề xuất làm việc 40 giờ/ tuần
Về ý kiến giáo viên về đề xuất của tác giả Nhật Khoa là tăng lương và làm việc 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần như mọi cán bộ, công chức, viên chức khác sau khi đăng tải nhận được rất nhiều ý kiến, nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất có thể phân thành 3 luồng ý kiến sau.
Thứ nhất , là những ý kiến không đồng tình. Có nhiều giáo viên phản đối vì đa số với lý do nghề giáo là nghề đặc thù, giáo viên dạy ở trường xong rồi về nhà thực hiện việc chấm bài, soạn bài, tập huấn online, rồi làm sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học,... nói chung là rất nhiều việc cộng với lương thấp, giáo viên cho rằng nếu làm 8 giờ tại trường như những cán bộ, công chức, viên chức khác là không phù hợp.
Thứ hai , là những ý kiến còn băn khoăn, sẽ đồng tình nếu giáo viên làm hết 100% công việc tại trường, không làm việc tại nhà khi về nhà, không thức đêm để soạn bài, chuẩn bị thanh tra, kiểm tra,...
Thứ ba , những ý kiến đồng tình hoan nghênh với đề xuất trên cho là ý kiến khá hay, sẽ hạn chế được phần nào vi phạm dạy thêm trái phép tràn lan tốn nhiều thời gian, tiền bạc của nhân dân, bạo lực học đường, vi phạm trật tự giao thông, vi phạm khác,...
Như vậy, có thể thấy với công việc hiện nay của giáo viên, với đồng lương hiện nay, với áp lực công việc hiện nay,... và với việc giáo viên đã quen làm việc kiểu dạy hết tiết rồi về nhà, sau khi về nhà mới giải quyết công việc của trường, lớp thì những ý kiến bức xúc của giáo viên về đề xuất làm việc 40 giờ/ mỗi tuần là không phải không có cơ sở, không phải không có cái lý của thầy cô.
Nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến thời gian làm việc của giáo viên. (Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)
Đề xuất làm việc tại trường 40 giờ/ tuần là ý kiến hay nếu...
Công việc của giáo viên hiện nay khá nhiều như đã nói ở trên là cũng có phần đúng, tuy nhiên chưa đầy đủ. Giáo viên phổ thông hiện nay, công việc chưa công bằng ở từng cấp học, bậc học và chưa công bằng đối với từng giáo viên ở chung cấp học.
Trong các cấp học khác nhau thì hiện nay giáo viên mầm non rất cực vì hầu như làm việc cả ngày, đi sớm về trễ, vừa phải chăm lo các em nhỏ; giáo viên tiểu học nhất là lớp 1 bắt đầu dạy các em cũng vất vả vô cùng, thời gian dạy cũng nhiều,... nói chung giữa các cấp học, bậc học thì giáo viên mầm non, tiểu học có phần cực khổ hơn so với giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Còn tại chung một ngôi trường thì cũng không đồng đều ví dụ tại các trường thì tổ trưởng/ nhóm trưởng, phụ trách môn, người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm phổ cập, văn thư, quản lý học sinh, phần mềm, thư viện, thiết bị (hiện nay kiêm nhiệm nhiều), giáo viên có trách nhiệm,... thì những công việc rất cực khổ, khi làm việc tại trường xong thì hầu hết phải về nhà thực hiện rất nhiều việc, có người thực hiện việc đến khuya để soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng dạy học, soạn nội dung hội họp,...
Nhưng bên cạnh đó, phải nói thật phải có một số lực lượng giáo viên "cá biệt" chỉ làm việc kiểu đối phó, hết giờ rồi thôi, hồ sơ, báo cáo thì chậm trễ,... nên công việc cứ chậm trễ, không hiệu quả, có một số giáo viên cứ hay than thở, ca thán về nghề, về công việc,... khi phân công công việc thì chậm trễ, rất khó phân công, lấy lý do này, lý do khác,... một số tổ trưởng, giáo viên phải cực thêm vì những giáo viên "cá biệt" trên.
Mọi người cùng nhìn nhận, nếu công việc của giáo viên rất nhiều, thức tới khuya để làm không kịp việc như một số ý kiến thì tại sao trong giờ hành chính có cả hàng triệu học sinh học thêm, cả ngàn giáo viên dạy thêm, nếu thời gian không còn vậy lấy đâu ra thời gian dạy thêm?
Bên cạnh đó, khi xong công việc giảng dạy tại trường trong giờ hành chính còn có rất nhiều giáo viên làm những công việc khác như bán hàng online, "tám chuyện" hay có đủ thứ khác không liên quan đến giáo dục,...
Có thể nói hiện nay, chính vì phân công dạy theo tiết dạy, có người làm việc tại trường nhiều, về nhà phải làm nhiều việc của trường, còn một bộ phận giáo viên khác thực hiện công việc kiểu đối phó,... nên tạo sự bất công, bất cập.
Nếu mọi người cùng cố gắng làm việc thì 100% công việc đều được giải quyết tại trường, giáo viên không phải đem việc về nhà, không phải thức khuya dậy sớm như hiện nay.
Do đó vấn đề bây giờ là nếu giáo viên làm được 100% công việc tại trường và không thực hiện công việc ở nhà, giáo viên được tăng lương, mọi tổ, thành viên đều có không gian làm việc phù hợp, giải quyết tại trường hết công việc, giáo viên thực hiện xong có thể tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong trào tại trường.
Mọi người đều tay giải quyết công việc, học sinh học tại trường dưới sự quản lý, giám sát, giáo dục của giáo viên, 100% công việc được giải quyết tại trường, không đem việc về nhà,... là một trong những vấn đề hướng tới trong tương lai, nên nếu tăng lương giáo viên phù hợp, tôi cho rằng đề xuất làm việc tại trường, giải quyết công việc tại trường 40 giờ/tuần là giải pháp hay, đáng nghiên cứu.
Chấm dứt việc giáo viên làm việc tại nhà được hay không?
Nói công việc giáo viên thì khá nhiều, nhiều công việc không tên. Tuy nhiên công việc chính của giáo viên đứng lớp bao gồm những công việc cụ thể sau:
Đứng lớp giảng dạy với số tiết, số giờ quy định tùy theo cấp học, bậc học (tiểu học 23 tiết/tuần, trung học cơ sở 19 tiết/tuần, trung học phổ thông 17 tiết/tuần);
Công tác chủ nhiệm nếu có đề ra kế hoạch, quản lý học sinh, sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp;
Thực hiện hồ sơ sổ sách kế hoạch bài dạy, kế hoạch giáo dục, sổ điểm, sổ chủ nhiệm (nếu có);
Chấm bài kiểm tra học sinh;
Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên hiện nay việc bồi dưỡng thường xuyên thực hiện trực tuyến và trực tiếp trên phần mềm taphuan.csdl.edu.vn;
Họp tổ chuyên môn 2 lần/ tháng, họp hội đồng sư phạm 1 lần/tháng, họp đột xuất, nếu là đảng viên họp chi bộ 1 lần/tháng,...;
Tham gia các phong trào thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học,... (tự nguyện);
Dự giờ, hội giảng, thao giảng,...( hiện nay không bắt buộc, tùy theo trường)
Hướng dẫn học sinh tham gia các phong trào khoa học kỹ thuật, văn nghệ, thể dục thể thao,..;
Các công việc khác như xử lý học sinh, giải quyết các tình huống phát sinh trong nhà trường, và các công việc đột xuất khác,...
Nhìn chung thì công việc giáo viên đứng lớp là như phần trình bày trên là chính, còn các công việc khác có thể phát sinh thêm.
Tuy nhiên, nếu sắp xếp khoa học và hợp lý thì tất cả các việc tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, chấm bài, trả bài, xử lý học sinh, soạn bài, chấm bài, soạn bài thi giáo viên giỏi, thực hiện đồ dùng dạy học,...tất cả được thực hiện tại trường.
Sắp xếp hợp lý thì giáo viên khi thực hiện công việc 100% tại trường thì đương nhiên tất cả hồ sơ, vấn đề đều giải quyết tại trường, khi về nhà thì sẽ rất ít phải thực hiện công việc liên quan đến trường, lớp.
Tất nhiên, trong một số trường hợp do thiếu sót thì vẫn có lúc vẫn cần làm thêm ở nhà nhưng việc đó là rất ít, hầu như đều giải quyết tại trường.
Khi đó cũng là việc làm công bằng trong giáo dục và công bằng giữa nghề giáo và các nghề khác, nghề giáo nên còn một đặc thù là được nghỉ 2 tháng hè, trong thời gian hè không được phân công công việc cho giáo viên.
Theo ý kiến cá nhân tôi, nếu lương nhà giáo được tăng hợp lý, đưa lương nhà giáo là lương đặc thù của ngành nghề tương xứng với vai trò, vị thế của nhà giáo, tương xứng với giáo dục là quốc sách hàng đầu, thì việc giáo viên giải quyết 100% công việc tại trường, không đem việc về nhà là một vấn đề đáng bàn, đáng được nghiên cứu.
Phòng Giáo dục Mỹ Đức yêu cầu cấp 2 Phù Lưu Tế dừng thu các khoản trái quy định Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tiến hành thanh tra Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế, yêu cầu trường dừng thu các khoản trái quy định. Theo thông tin mới nhất từ ông Lê Văn Thăng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Phòng Giáo dục đã chỉ đạo...