Lan tỏa để có thêm nhiều nông dân 4.0
Cuộc thi sẽ được tiếp tục và mở rộng hơn nữa để nông dân trong cả nước cùng đua tài trong lĩnh vực mới này – đó là mong muốn của các tác giả đoạt giải tại buổi lễ trao giải cuộc thi “Tôi là Nông dân 4.0″ ngày 4.7, do Báo NTNN/Dân Việt phối hợp Bộ KHCN và Bộ NNPTNT tổ chức
Gõ trúng mong muốn của nông dân 4.0
Phát biểu tại lễ trao giải, nhà báo Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: Sau hơn 6 tháng phát động Cuộc thi “ Tôi là Nông dân 4.0″, Ban tổ chức đã nhận được 968 hồ sơ dự thi, gửi từ cả ba miền Bắc, Trung, Nam qua 3 kênh: Tỉnh Hội ND giới thiệu; phóng viên các báo, đài giới thiệu; các cá nhân và nông dân tự kết nối với Ban tổ chức.
Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý và Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt Lưu Quang Định (bìa phải) trao giải cho 2 tác giả giành giải Nhì. Ảnh: Đàm Duy
Ông Đinh Đức Hùng – đại diện nhà tài trợ Viettel: Hợp tác với các tác giả đưa ứng dụng vào cuộc sốngVới chiến lược lấy nông thôn “bao vây” thành thị, hiện nông dân là những khách hàng thân thiết nhất của Viettel. Sắp tới việc ứng dụng công nghệ sẽ thay đổi rất nhiều phương thức sản xuất nông nghiệp. Đối tượng chính là bà con nông dân sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc nếu không có sự chuẩn bị kịp thời. Có thể nói những cuộc thi như thế này là điểm sáng quan trọng giúp bà con áp dụng KHKT, nâng cao hiệu quả sản xuất. Viettel ngoài vai trò là nhà tài trợ đồng hành cũng mong muốn được hợp tác với các tác giả đoạt giải, kể cả các tác giả chưa đạt giải để nghiên cứu đưa ứng dụng này vào cuộc sống. Đó là trách nhiệm xã hội và cũng là một phần mong muốn của Viettel phát triển nông thôn Việt Nam.
Mặc dù là năm đầu tiên tổ chức cuộc thi nhưng số lượng tác phẩm dự thi gửi về cho Ban tổ chức không hề nhỏ. Trong đó có những hồ sơ thể hiện dự án hết sức phong phú, đa dạng, thể hiện sự hấp dẫn riêng của một sân chơi lần đầu tiên được tổ chức cho nông dân áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Với gần 1.000 dự án tham dự, công tác thu nhận, thẩm định hồ sơ, tổ chức chấm sơ khảo, chung khảo đã được tiến hành nghiêm túc theo điều lệ giải, chuyên nghiệp và công tâm.
“Sau khi nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng, Ban sơ khảo cuộc thi đã chọn ra được 30 dự án, mô hình xuất sắc nhất lọt vào chung khảo để Ban giám khảo tiến hành chấm điểm. Hội đồng chung khảo đã chấm, xem xét, thảo luận và quyết định trao giải cho 10 dư an, mô hình xuất sắc nhất. Trong đó có 2 giải nhì, 3 giải ba, và 5 giải khuyến khích. Số dự an, mô hình đoạt giải của do tỉnh hội cua cac địa phương gưi về chiếm hơn 50%. Đây là những dự án đặc sắc nhất, bám sát các thể lệ, tiêu chí do Ban tổ chức đề ra, co tính phat hiện, lan toa tạo hiệu ứng tích cực, tập trung phan anh nhưng mô hình san xuất cua cac địa phương ap dụng nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều san phẩm có sự đầu tư nghiêm túc về công sức, trí tuệ, ý thức trách nhiệm cao và đặc biệt là tính sáng tạo của từng tác giả và nhóm tác giả trong cách thể hiện” – nhà báo Lưu Quang Định cho hay.
Có mặt tại Thủ đô từ sớm để nhận giải nhì cuộc thi “Tôi là Nông dân 4.0″, ông Võ Quan Huy – được mệnh danh là “Vua chuối” ở huyện Đức Hòa (Long An) rất vui mừng khi biết mình được nhận giải cao tại cuộc thi này. “Dù đã bén duyên với nông nghiệp hơn 40 năm nay nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham gia một cuộc thi về nông nghiệp 4.0 do Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với các Bộ NNPTNT, Bộ KHCN tổ chức. Đặc biệt, tôi cũng rất bất ngờ khi được nhận giải cao tại cuộc thi này, đây chính là động lực tiếp sức cho tôi và gia đình tiếp tục phấn đấu trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới” – “Vua chuối” Út Huy nói.
Video đang HOT
Cùng chung cảm xúc đó, ông Võ Văn Sơn – tác giả đoạt giải Nhì cuộc thi với mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ cao” ở tỉnh Ninh Thuận cho biết, ông và gia đình, người thân, bạn bè rất vui mừng khi bất ngờ được nhận giải từ một cuộc thi về nông nghiệp 4.0 trên quy mô toàn quốc.
“Không chỉ tôi mà các tác giả nhận giải cuộc thi lần này đều rất tự hào và cảm thấy mình thực sự được động viên tinh thần rất lớn sau những ngày cống hiến làm giàu cho gia đình, cho bà con và cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển” – ông Sơn chia sẻ.
Để nông dân có thêm sân chơi, giao lưu
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Đặng Quang Huấn – Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ KHCN cho hay: “Chúng tôi đánh giá rất cao ý nghĩa của cuộc thi. Đây là cuộc thi vì nông dân và khích lệ, động viên nông dân Việt Nam tham gia nhiều hơn vào nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch. Bộ KHCN sẽ tiếp tục đồng hành cùng với cuộc thi vào những năm tiếp theo để khuyến khích ngày càng nhiều nông dân quan tâm tới việc đổi mới công nghệ, hướng tới một nền nông nghiệp tiên tiến”.
Một số tác giả nhận giải Khuyến khích. Ảnh: Đàm Duy
Với dự án được đầu tư nhiều tiền nhất là “Xử lý trứng với công nghệ mới” với số tiền lên tơi 110 tỷ đồng, bà Phạm Thị Huân (Ba Huân) đã đoạt giải Ba trong cuộc thi “Tôi là Nông dân 4.0″. Bà Huân chia sẻ: “Qua cuộc thi này tôi mong rằng nông dân cả nước hãy cùng nhau mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Bà con không nên lầm tưởng là áp dụng công nghệ cao, làm nông dân 4.0 là quá tốn kém, đòi hỏi trình độ quá cao siêu, mà mọi người nên bắt đầu từ cái nhỏ rồi làm đến cái lớn, công nghệ nào chưa biết thì chúng ta tiếp tục học tập, nghiên cứu để đưa vào sản xuất rồi sẽ thành công”.
Bà Ba Huân cũng mong muốn cuộc thi “Tôi là Nông dân 4.0″ sẽ tiếp tục được tổ chức để nông dân có một sân chơi mới mẻ và được giao lưu với nhau học hỏi các kinh nghiệm sản xuất.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý: Đóng góp thiết thực cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
Phát triển nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng mà Việt Nam không để đứng ngoài làn sóng này. Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngày 14.10.2017, T.Ư Hội NDVN đã tổ chức diễn đàn nông dân quốc gia với chủ đề “Hãy sẵn sàng cho cách mạng nông nghiệp 4.0″ nhằm tăng cường sự quan tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân, nhất là những nhà doanh nghiệp, nông dân giỏi đầu tư vào nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.
Để tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa, sau diễn đàn, Báo NTNN/Dân Việt đã tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ T.Ư Hội tổ chức Cuộc thi “Tôi là Nông dân 4.0″ để tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân cả nước tham gia thông qua hệ thống Hội ND các cấp từ T.Ư đến cơ sở. Số lượng 968 hồ sơ dự thi cho thấy sự quan tâm, hưởng ứng của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là nông dân…, đã tạo ra hiệu ứng tích cực của cuộc thi. Đây là thành công bước đầu mà Báo NTNN/Dân Việt đã có những đóng góp thiết thực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Thay mặt Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN, tôi ghi nhận và biểu dương Báo NTNN/Dân Việt đã có sáng kiến, đề xuất, đồng thời tích cực chuẩn bị và phối hợp tổ chức thành công cuộc thi. Tôi xin chúc mừng những tổ chức, cá nhân xuất sắc được trao giải thưởng Cuộc thi “Tôi là Nông dân 4.0″ tại buổi lễ hôm nay.
Nhân dịp này, tôi trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học đã phối hợp và hỗ trợ Báo NTNN/Dân Việt tổ chức thành công Cuộc thi “Tôi là Nông dân 4.0″. Mong rằng các tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Báo NTNN/Dân Việt những năm tiếp theo tổ chức cuộc thi đạt kết quả tốt hơn.
T.Ư Hội NDVN yêu cầu Báo NTNN/Dân Việt đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả cuộc thi để những năm tới số lượng nông dân tham dự cuộc thi nhiều hơn, chất lượng cao, cơ cấu giải thưởng cũng cần phải phong phú, đa dạng hơn năm nay để cổ vũ, khích lệ các tổ chức, cá nhân tham gia cuộc thi, từ đó ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Đức Thịnh (lược ghi)
Theo Danviet
Tôi là nông dân 4.0: Trồng cây bằng phần mềm lập trình, chi phí giảm 50%
LTS: Thời đại ngày nay, nhiều trang trại đã đầu tư những thiết bị hiện đại vào sản xuất nông nghiệp thông minh (nông nghiệp 4.0). Là một nông dân xuất sắc đến từ TPHCM, ông Huỳnh Đoàn Thông đã có một bài viết thuộc chủ đề "Tôi là nông dân 4.0" rất thú vị. Dân Việt xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hơn 15 năm gắn bó với công tác giống và làm nông nghiệp, tôi nhận thức được yêu cầu cần thiết của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, giảm thiểu sử dụng lao động tay chân và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Làm nông bây giờ không còn phải phụ thuộc mưa nắng, nước non hay những lúc trái gió trở trời... Người nông dân ở trang trại của tôi cũng không còn phải chân lấm tay bùn, mọi việc có máy móc lo hết! Không biết rành rọt về "Cuộc CMCN 4.0", tuy nhiên với tôi, việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết.
Ông Thông (áo trắng) vận hành chiếc máy "mặc áo" cho hạt giống. ảnh: Thuận Hải
Ở cơ sở Chánh Phong, những hạt giống ớt, dưa leo, bầu bí... dù ngắn dài, méo tròn đủ kích cỡ nhưng khi xử lý qua máy móc, mọi thứ đều trở nên tròn đều như nhau. Đó là nhờ tôi đang sử dụng một chiếc máy xử lý hạt giống được nhập khẩu từ Hà Lan.
Chiếc máy này khi vận hành sẽ bọc một lớp thuốc bảo vệ hạt giống từ bên ngoài và kích thích hạt giống nảy mầm khỏe hơn, đồng thời áo một lớp bột để tất cả hạt giống có kích cỡ như nhau, thuận tiện cho việc gieo hạt bằng máy.
Chánh Phong còn có rất nhiều máy móc khác, hỗ trợ công việc làm nông, từ khâu trộn đất, chuẩn bị nguyên liệu để gieo hạt đến hệ thống tưới nhỏ giọt kèm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, đo đếm "sức khỏe" của cây...
Đặc biệt, hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho các vườn nghiên cứu, sản xuất của Chánh Phong được lập trình với độ chính xác tuyệt đối đến từng loại cây trồng khác nhau. Khi vận hành, hệ thống chỉ cung cấp vừa đủ nước, phân bón và các chất dinh dưỡng cho cây. Nhờ đó, lượng phân, thuốc, nước sử dụng giảm được 70% mà vẫn cho sản phẩm mẫu mã đẹp, đồng thời cũng giảm được khoảng 50% chi phí nhân công lai tạo.
Hiện nay, nhờ có hệ thống nhà lưới, nhà màng và các hệ thống tưới tiết kiệm, nông dân không còn sợ mưa nắng ảnh hưởng tới năng suất lao động. Như ở trang trại của tôi, lao động nông nghiệp nhưng làm việc như các công nhân trong nhà xưởng (có khác là có môi trường làm việc thoải mái hơn, tinh thần thư giãn hơn...).
Trước đó, năm 2010, khi được cấp phép đầu tư vào Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, Chánh Phong đã xây dựng hệ thống nhà lưới nhà màng theo công nghệ Israel gồm các trang thiết bị rất hiện đại và khép kín, với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ đồng. Tại đây, Chánh Phong đang sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất để sản xuất hạt giống. Theo đó, cây cho hoa cái, hoa đực và được thụ phấn, đậu trái... theo ý đồ của con người. Nhờ đó, tỉ lệ đậu trái cao, cây khỏe, chất lượng trái tốt...
Nhờ hệ thống nhà lưới, nhà màng này, các loại cây trồng tại trang trại vừa không bị lẫn tạp vừa không nhiễm sâu bệnh từ bên ngoài. Qua đó, giảm thiểu tối đa chi phí nhờ giảm sử dụng thuốc BVTV, giảm nhân công...
Theo Danviet
Sức mạnh truyền thông trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phát biểu tại Hội thảo "Thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và sản phẩm an toàn miền Trung - Tây Nguyên" do Bộ NNPTNT, UBND TP Đà Nẵng phối hợp với Báo NTNN/ Dân Việt tổ chức, nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt nhấn mạnh, sẽ đẩy mạnh truyền thông về lĩnh...