Lần thứ hai Thủ tướng chỉ đạo giải quyết bất cập quy định khiến dự án điện gió ‘đắp chiếu’
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Công thương nghiên cứu xem xét thông tin ‘Dự án đắp chiếu nhiều tháng, điện gió tiếp tục kiến nghị sửa quy định bất cập’ được báo Tuổi Trẻ Online phản ánh.
Dự án điện gió Nhơn Hội giai đoạn 2 chưa được đưa vào vận hành vì gặp nhiều vướng mắc trong cơ chế – Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Trước đó, Tuổi Trẻ Online có bài viết “Dự án đắp chiếu nhiều tháng, điện gió tiếp tục kiến nghị sửa quy định bất cập”. Theo đó, chủ đầu tư dự án điện gió Nhơn Hội giai đoạn 2 (Bình Định) đã hoàn thành lắp đặt, được cấp chứng nhận nghiệm thu hoàn thành công trình và đã phát điện lên hệ thống lưới điện quốc gia, cũng như ghi nhận trên dữ liệu điện tử của EVN.
Có nghĩa về mặt đầu tư, nhà máy này đã hoàn thành quy định đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên tại thời điểm ngày 31-10, nhà máy chưa hoàn thiện các bước thử nghiệm, dẫn tới chưa được công nhận ngày vận hành thương mại (COD) và không được vận hành nối lưới, không được hưởng giá ưu đãi (giá FTT).
Trước phản ánh của nhà đầu tư, tại công văn số 4249 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu xem xét đúng sai và có giải pháp xử lý đúng quy định. Đây là lần thứ 2 Thủ tướng có chỉ đạo Bộ Công thương xem xét, giải quyết vướng mắc, bất cập liên quan tới các dự án này.
Công ty cổ phần Năng lượng FICO Bình Định – chủ đầu tư dự án điện gió Nhơn Hội giai đoạn 2 (Bình Định) – cho hay dù đã có chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương báo cáo, xem xét giải quyết, nhưng sau 8 tháng vẫn chưa được các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Video đang HOT
Nguyên nhân do vướng mắc tại thông tư 39/2015 của Bộ Công thương quy định, nhà máy chỉ được phép chính thức đưa vào vận hành sau khi đã hoàn thành các điều kiện kỹ thuật trong các thử nghiệm của quy trình COD.
Tuy vậy, theo doanh nghiệp, các thử nghiệm kỹ thuật trong quá trình COD nêu trên phụ thuộc vào thời tiết và năng lượng đầu vào sơ cấp, tức là hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố khách quan, nên việc quy định như trên là bất cập, cũng như mâu thuẫn với quyết định 25/2019 của Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) quy định về “Quy trình thử nghiệm và giám sát thử nghiệm”.
Do đó, tại đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, Bộ Công thương và UBND tỉnh Bình Định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước đó, doanh nghiệp này đã đề nghị tháo gỡ khó khăn cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió theo quyết định số 39 của Thủ tướng và công nhận vận hành thương mại (COD) với Nhà máy điện gió Nhơn Hội.
Thủ tướng: Không cầu toàn, nóng vội trong công tác quy hoạch
Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý không cầu toàn, cũng không nóng vội trong công tác quy hoạch. Quy hoạch phải có tính chất lâu dài, ổn định nhưng không bất biến, bám sát thực tiễn.
Sáng 2/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 63 tỉnh thành về đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và tham vấn về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến phát biểu của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 119 về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, xây dựng tiến độ và kế hoạch cụ thể từng tháng, quý tương ứng với từng giai đoạn lập quy hoạch.
Đến nay, Chính phủ đã trình và Quốc hội đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 4/38 quy hoạch ngành quốc gia (đều thuộc lĩnh vực giao thông vận tải); quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; quy hoạch tỉnh Bắc Giang...
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, tỉnh thành không cầu toàn, cũng không nóng vội trong công tác quy hoạch (Ảnh: Nhật Bắc).
Chính phủ đang tiếp tục xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc gia để trình các cấp có thẩm quyền; các Bộ, ngành xây dựng các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá việc tích cực triển khai các nhiệm vụ, công việc theo Luật Quy hoạch và đã có những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, tiến độ vẫn chưa được như kế hoạch đề ra và chất lượng còn nhiều băn khoăn, chưa được như mong muốn để có những quy hoạch thật tốt, trên cơ sở đó tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Nhấn mạnh hai điểm mấu chốt trong công tác lập quy hoạch là đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng, Thủ tướng nêu rõ, quy hoạch phải đi trước một bước, khả thi và tháo gỡ, hóa giải những hạn chế, yếu kém, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn. Muốn phát triển tốt thì phải có quy hoạch tốt, vì quy hoạch tốt thì mới có chương trình, dự án tốt, có chương trình, dự án tốt thì mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng yêu cầu phải xác định công tác quy hoạch là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2022. Cùng với đó, tăng cường sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan dân cử trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Quy hoạch cần phát huy cao độ tính độc lập, tự vươn lên của mỗi lĩnh vực, khu vực, địa phương và của cả quốc gia.
Thủ tướng lưu ý không cầu toàn, cũng không nóng vội trong công tác quy hoạch, phải có phương pháp luận, cách tiếp cận mới, tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược. Quy hoạch phải có tính chất lâu dài, ổn định nhưng không bất biến, bám sát thực tiễn để điều chỉnh khi cần thiết, đề xuất được cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững.
Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng lưu ý phải lựa chọn những nhà thầu tư vấn tốt cả trong nước và ngoài nước, lắng nghe ý kiến nhiều chiều từ chuyên gia, nhà khoa học... trong phản biện, thẩm định quy hoạch. Kinh nghiệm cũng cho thấy các bộ, ngành, địa phương cần lập các tổ công tác về vấn đề này và các tổ giúp việc tương đối chuyên nghiệp, chuyên trách, đồng thời phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền cơ quan, địa phương.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các đơn vị đã xây dựng tiến độ và kế hoạch cụ thể từng tháng, quý tương ứng với từng giai đoạn (Ảnh: Nhật Bắc).
Về các kiến nghị, đề xuất tại hội nghị, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, chủ động xử lý theo thẩm quyền và đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền với các vấn đề vượt thẩm quyền, dứt khoát không để ách tắc thủ tục gây ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng quy hoạch.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, cân nhắc thêm một số vấn đề như phân vùng để tìm động lực phát triển mới cho đất nước và các khu vực, như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ; có giải pháp để các vùng khó khăn vươn lên, xóa đói giảm nghèo.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, tất cả mọi người dân trên mọi miền đất nước được hưởng lợi từ sự phát triển, đồng thời cân đối, hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường... trên tinh thần không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Cùng với đó, tính toán, nghiên cứu, xây dựng quy hoạch vùng, ngành, quốc gia trong gắn kết với sự phát triển của khu vực và toàn cầu, lựa chọn vị trí "mắt xích" nào trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để phát huy lợi thế, cơ hội, tiềm năng, nâng cao hiệu quả cạnh tranh toàn cầu của đất nước...
Quốc hội đã cho phép các quy hoạch có thể lập đồng thời, quy hoạch nào được lập, thẩm định xong trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước. Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn.
Thủ tướng yêu cầu các quy hoạch phải bảo đảm hài hòa, tổng thể, quá trình lập quy hoạch phải cập nhật, bổ sung và điều chỉnh để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về nội dung giữa các cấp quy hoạch, tránh rời rạc, cục bộ, chia cắt, manh mún.
Thủ tướng: Đường cao tốc cần đi theo hướng thẳng nhất, ngắn nhất Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư. Sáng 1/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương về báo cáo nghiên cứu tiền...