Lần thứ 2 Việt Nam giành huy chương tại kỳ thi tay nghề thế giới
Nhờ chủ trương đúng đắn xã hội hoá công tác huấn luyện nghề cho các thí sinh mà năm nay, một lần nữa đoàn Việt Nam lại giành được tấm Huy chương Đồng trong kỳ thi tay nghề thế giới.
Có kỹ năng là có tự tin
Tiếp nối thành công từ cuộc thi tay nghề thế giới lần thứ 43 năm 2015, một lần nữa Việt Nam lại đạt thành tích cao trong Lễ trao giải của Kỳ thi Tay nghề thế giới lần thứ 44 năm 2017 tại Nhà thi đấu Thủ đô Abu Dhabi của Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất ( UAE).
Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đón đoàn thí sinh tham dự kỳ thi tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Nguyệt Tạ
Kỳ thi năm nay có 1.259 thí sinh đến từ 68 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự, dự thi ở 51 nghề; gồm 49 nghề thi chính thức và 2 nghề trình diễn.
Người giành huy chương đồng ở nghề Giải pháp phần mềm công nghệ thông tin là thí sinh Nguyễn Bá Phước. Phước cũng là thí sinh duy nhất của đoàn Việt Nam giành được huy chương.
Nói về bí kíp giành giải, Nguyễn Bá Phước cho biết: “Em cảm thấy may mắn vì được huấn luyện và đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng Olympic Samsung. Nhờ vậy mà em được tiếp cận với các công nghệ hiện đại, cập nhật kiến thức và trình độ mới. Bên cạnh đó, bản thân cũng học hỏi được sự chuyên nghiệp và thái độ làm việc từ các thí sinh khác. Chính vì vậy, ngoài kiến thức, em còn tích luỹ được nhiều kỹ năng với tinh thần rất tự tin và quyết tâm giành giải”.
Video đang HOT
Phước cho biết thêm, từ tháng 7.2016 em được Tập đoàn Samsung lựa chọn gửi đi đào tạo tại Trung tâm đào tạo Tay nghề thế giới Samsung trong vòng 15 tháng.
Năm 2015, tại Kỳ thi Tay nghề thế giới tổ chức tại Sao Paulo, Brazil, thí sinh Nguyễn Duy Thanh đã lần đầy tiên đem huy chương về cho đoàn Việt Nam. Nguyễn Duy Thanh đã giành được Huy chương Đồng nghề giải pháp phần mềm công nghệ thông tin và cũng được Tập đoàn Samsung tài trợ tập huấn, đào tạo tại Hàn Quốc trước khi dự thi.
Xã hội hóa huấn luyện “gặt” nhiều quả ngọt
Ông Cao Văn Sâm – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Trưởng đoàn Việt Nam (Bộ LĐTBXH) nhấn mạnh, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác huấn luyện và tham dự Kỳ thi Tay nghề thế giới năm 2017. 4/12 thí sinh đã được các tập đoàn lớn tài trợ huấn luyện và thực hành rèn luyện tay nghề ở nước ngoài trước kỳ thi.
Đánh giá về kỳ thi năm nay ông Cao Văn Sâm khẳng định: “Đây là kỳ thi có sự cạnh tranh rất quyết liệt và có nhiều đổi mới so với trước đây. Trước hết, nói về cách ra đề, Ban tổ chức đã giao cho các hiệp hội nghề nghiệp ra một số đề. Điều này sẽ phản ánh kịp thời sự phát triển của khoa học công nghệ, phù hợp với thực tiễn sản xuất. Trước khi thi, Ban tổ chức mới công bố đề thi nhằm bảo đảm tính công bằng, khách quan cho các thí sinh”.
Ngoài ra, ông Sâm cũng cho biết, điểm mới của kỳ thi năm nay là các tiêu chí đánh giá của bài thi cơ bản được lượng hóa đến mức tối đa nhằm hạn chế tính chủ quan của giám khảo, qua đó bảo đảm tính công bằng cho các thí sinh. Kết quả chính thức cũng được giữ bí mật tới phút cuối cùng nhằm tạo ra sự hồi hộp và hấp dẫn cho các thí sinh.
“Có được thành công này một phần lớn là nhờ chủ trương đúng đắn của chúng ta trong việc kêu gọi nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo và huấn luyện thi tay nghề”- ông Sâm nói.
Samsung Việt Nam là đơn vị phối hợp thực hiện xã hội hoá dạy nghề và huấn luyện cho các thí sinh Việt Nam. Liên tiếp trong hai phối hợp đơn vị này đều có thí sinh giành được huy chương tại Kỳ thi Tay nghề thế giới. Ông Shim Won Hwan – Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam nói: “Kết quả kỳ thi có thể khẳng định với thế giới về trí tuệ thông minh, tay nghề khéo léo cũng như sự nỗ lực, quyết tâm của người Việt Nam”.
Theo Danviet
Biết "bắt bệnh" máy nông nghiệp, không còn lo lỡ mùa vụ
Thay vì phải "đắp chiếu" máy cơ khí nông nghiệp khi hỏng hóc hoặc mòn mỏi chờ thợ sửa, giờ đây nông dân trồng rau ở xã Quảng Minh, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) có thể tự tin "bắt bệnh" và tự sửa chữa, không còn lo bị lỡ mùa vụ.
Dạy theo nhu cầu nông dân
Anh Trần Văn Thành - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Minh cho biết: "Quảng Minh là xã có vựa rau xanh lớn nhất huyện Hải Hà. Hiện nay, toàn xã có hơn 60ha trồng rau, trong đó tập trung chủ yếu ở thôn 4. Từ trồng rau, đời sống người dân được nâng cao vì doanh thu từ rau, cá cao hơn gấp 3-5 lần trồng lúa trên cùng diện tích".
Sau lớp học nghề, một số nông dân xã Quảng Minh đã mở xưởng sửa chữa máy nông nghiệp tại nhà. Ảnh: Đức Thịnh
Năm 2013, thấy Hội Nông dân xã tổ chức khóa học sửa chữa máy nông nghiệp, tôi đăng ký tham gia đầu tiên. Sau lớp học nghề, không chỉ tự sửa chữa được máy nông nghiệp của nhà mình tôi còn nhận sửa cho các hộ khác kiếm thêm thu nhập". Ông Nguyễn Thế Hưng
Theo anh Thành, nhiều năm trở lại đây, người dân xã Quảng Minh đã dần hướng tới chuyên nghiệp việc thâm canh trồng rau. Trước đây, phần lớn nông dân khi sử dụng máy móc nông nghiệp chỉ được đại lý bán máy hướng dẫn qua loa việc vận hành. Vì vậy, khi sử dụng không tránh khỏi hỏng hóc.
"Từ năm 2013, cùng với mở các lớp dạy nghề trồng rau an toàn, Hội Nông dân xã phối hợp Trường Đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm mở lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho 35 hộ nông dân trồng rau trong xã - những người sở hữu các loại máy nông cụ" - anh Thành thông tin.
Tiết kiệm chi phí sửa chữa
Anh Thành cho hay, việc tiết kiệm chi phí sửa chữa đáp ứng đúng nguyện vọng nên bà con tham gia lớp học nghề rất hào hứng. Theo quy định, số học viên tối đa mỗi lớp chỉ có 35 học viên nhưng buổi học nào cũng có thêm các học viên dự thính. Với phương châm dạy là cầm tay chỉ việc, học đi đôi với hành, học viên tiếp thu kiến thức rất nhanh.
"Nông dân được hướng dẫn trực tiếp cách khắc phục những sự cố nhỏ thường gặp trên máy. Thậm chí sau khóa học, một số người đã sửa chữa được những lỗi hỏng nặng và mở xưởng sửa chữa máy nông nghiệp" - anh Thành cho hay.
Là một trong những học viên tích cực của lớp học nghề, đến nay ông Nguyễn Thế Hưng - Giám đốc HTX Sản xuất và kinh doanh rau an toàn Quảng Minh đã mở xưởng sửa chữa máy nông nghiệp ngay tại nhà. Ông Hưng chia sẻ, trước năm 1990 ông có làm nghề cơ khí, về sau thì tập trung chuyên canh trồng rau. Để nâng cao năng suất trồng rau, ông có đầu tư máy móc như máy cày, máy bơm... để cơ giới hóa việc trồng rau.
"Trong quá trình sử dụng, máy móc không tránh khỏi hỏng hóc. Hỏng cái đơn giản tôi sửa được, nhưng cái khó phải đến thợ sửa chữa, nhiều khi rất phụ thuộc. Nhất là vào mùa vụ, máy móc hỏng nhiều, thợ sửa không kịp, tôi phải xếp hàng đợi rất lâu. Năm 2013, học sửa chữa máy. Sau lớp học nghề, không chỉ tự sửa chữa được máy nông nghiệp của nhà mình tôi còn nhận sửa cho các hộ khác kiếm thêm thu nhập" - ông Hưng phấn khởi nói.
Theo Danviet
"Kéo" đồng bào dân tộc thiểu sốđi học nghề Để nâng cao số lượng và chất lượng dạy - học nghề ở nhóm đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người DTTS. Ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên...