Lần theo xe bị trộm gắn định vị, “khui” thêm 21 xe gian
Rà theo định vị trong chiếc xe máy bị mất trộm, công an tìm đến nhà Minh thu giữ nhiều thẻ giữ xe tại chung cư Cây Mai, từ đó phát hiện 21 chiếc xe đáng ngờ.
Cơ quan cảnh sát điều tra công an Q.11, TP.HCM cho biết vừa ra lệnh bắt khẩn cấp và khẩn trương truy bắt Nguyễn Văn Minh (42 tuổi, quê Đức Hòa, Long An) để điều tra hành vi “trộm cắp tài sản”.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, khoảng 6g ngày 19/11 anh Trần Thanh Hoàng (ngụ quận 11) ngủ dậy thì phát hiện cửa tầng trệt nhà mình mở, kiểm tra tài sản thì phát hiện bị mất trộm: 3 điện thoại di động, 1 máy tính bảng, 1 xe gắn máy và nhiều tài sản khác.
Nạn nhân liền trình báo sự việc với cơ quan chức năng.
Do xe anh Hoàng có gắn thiết bị định vị nên cơ quan chức năng đã xác định chiếc xe của nạn nhân đang ở trước nhà số 27/13 Tân Thành nối dài (P.16, Q11), đây là nhà của Minh – một đối tượng có tiền án về trộm cắp tài sản.
Video đang HOT
Nhận định có khả năng đây là đối tượng thực hiện vụ trộm trên nên Cơ quan CSĐT đã tiến hành khám xét căn nhà trên.
Tại nhà này, công an thu giữ 20 túi xách, 9 bóp (nam,nữ), 4 điện thoại di động, 1 bộ dụng cụ bẻ khóa, 1 mã tấu dài 50cm, 7 phiếu giữ xe tại chung cư Cây Mai, 1 két sắt và nhiều tài sản khác. Tuy nhiên, nghi can Minh đã bỏ trốn khỏi nhà.
Từ các thẻ giữ xe đáng ngờ của Minh, công an đã mở rộng kiểm tra tại chung cư Cây Mai, thu giữ 7 xe máy này để làm rõ.
Mở rộng kiểm tra 3 nhà giữ xe của chung cư này, cơ quan chức năng còn phát hiện và thu giữ thêm 14 xe máy không xác định chủ sở hữu. Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra./.
Theo Mỹ Thương
Theo_VOV
PGS. TS Trần Đức Tuấn: Tích hợp làm yếu đi định vị môn Sử
"Nước Mĩ họ rất coi trọng lịch sử, nên nước này tích hợp môn Sử vào các môn khác để giảm bớt số môn học cho học trò đỡ phải học nhiều. Còn ở nước ta có thể làm cho môn Sử yếu đi định vị của nó", PGS. TS Trần Đức Tuấn cho biết.
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT dự kiến tích hợp môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc. Xung quanh vấn đề này, PV Infonet có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đức Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu sách và Học liệu Giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.
PGS. TS Trần Đức Tuấn cho biết: "Lịch sử là một trong những môn thuộc khoa học xã hội, tuy nhiên vẫn có cách tích hợp môn này với các môn học khác mà nó vẫn giữ vững được tính độc lập".
PGS. TS Trần Đức Tuấn cho biết: "Lịch sử là một trong những môn thuộc khoa học xã hội, tuy nhiên vẫn có cách tích hợp môn này với các môn học khác mà nó vẫn giữ vững được tính độc lập. Chẳng hạn ở nước Mỹ, người ta tích hợp Lịch sử với môn Giáo dục Công dân và môn Giáo dục Quốc phòng (GDQP) thành môn bắt buộc, vì vậy mà không mất đi vị thế của môn Lịch sử dù nó tích hợp.
Khi dạy tích hợp môn Sử vào với môn khoa học xã hội khác thì mọi người có cảm giác lo sợ vị thế của môn Sử sẽ yếu đi. Việc lo sợ vị thế của môn Sử là đúng, nhưng vấn đề không phải tích hợp mà là tích hợp như thế nào. Ở nước ta chưa học hết tất cả kinh nghiệm dạy tích hợp của các nước trên thế giới. Tức là nhiều nước tích hợp theo hướng Lịch sử độc lập.
Chẳng hặn như nước Mỹ họ rất coi trọng lịch sử, nên nước này tích hợp môn Sử vào các môn khác để giảm bớt số môn học cho học trò đỡ phải học nhiều. Nhưng họ vẫn giữ định vị, tính bắt buộc học sinh phải học. Còn ở nước ta có thể làm cho môn Sử yếu đi định vị của nó. Vừa rồi chúng ta học kinh nghiệm tích hợp của Hàn Quốc.
Nhưng việc dạy tích hợp của Hàn Quốc bắt đầu từ năm 2009. Tuy nhiên, đến lúc này Hàn Quốc cũng đang xem xét lại việc tích hợp lịch sử độc lập và đang có ý định tách khỏi tích hợp, đưa lịch sử quay trở lại có tính chất độc lập. Vì vậy, khi chúng ta tiến hành học họ thì Hàn Quốc đã dạy tích hợp cách đây 5-7 năm và họ đang quay lại thôi rồi".
"Vấn đề bây giờ là làm sao cho môn Sử độc lập hoàn toàn thì cần nâng vị thế của môn Lịch sử lên. Hiện nay, Bộ mới đưa ra các phương án khác nhau cho nên mọi người lo lắng, nhưng đó là lo lắng có giải pháp, không đến nỗi bi quan.
Giải pháp là bây giờ có thể hướng theo 1 cách tiếp cận của nền giáo dục nước Mỹ, tức là tích hợp môn Sử vào trong môn GDQP, vì môn GDQP là 1 trong 4 môn bắt buộc. Tích hợp có nhiều mức độ khác nhau, nhưng theo kiểu của Hàn Quốc, tức là 2 môn đó mới kết hợp với nhau, tính phân môn của nó vẫn còn rõ ràng. Còn đến cái mức thứ 2, là nó trộn lẫn 2 môn đó, ranh giới không rõ", PGS. TS Trần Đức Tuấn chia sẻ.
Theo PGS. TS Trần Đức Tuấn, hiện nay chúng ta chọn phương pháp liên môn tốt hơn tích hợp. Tích hợp đôi khi nhầm lẫn môn Sử hòa trộn với các môn khác. Khi tích hợp môn Sử sẽ trở thành bộ phận cấu thành, chứ nó không phải là môn độc lập, nếu nó là môn độc lập thì bây giờ nó sẽ trở lại cái mà chúng ta không giải quyết được, tức là vấn đề quá tải.
Theo Infonet
Trung Quốc phóng thành công vệ tinh định vị Bắc Đẩu thế hệ mới Sáng 30-9, Trung Quốc đã phóng thành công một vệ tinh định vị thế hệ mới lên quỹ đạo nhằm hỗ trợ mạng lưới dẫn đường và định vị toàn cầu Bắc Đẩu đang được phát triển của nước này. Theo đó, vệ tinh định vị Bắc Đẩu này đã được tên lửa đẩy Trường Chinh 3B phóng lên quỹ đạo lúc 7h13...