Làn sóng vốn ngoại tỷ USD ồ ạt đổ vào BĐS công nghiệp Việt Nam, và đây là những lý do
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.000 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 53% vào cuối tháng 6/2018. Trong đó, 231 khu công nghiệp đang hoạt động và 94 khu công nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đền bù. Nhu cầu BĐS công nghiệp đang dần vượt quá nguồn cung tại các khu công nghiệp vận hành tốt với tổng tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài
Theo báo cáo của Savills Việt Nam, là một trong những thị trường công nghiệp phát triển nhanh nhất trong khu vực, Việt Nam có vị thế tốt để đón nhận dòng chảy của các nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như các nhà sản xuất của Apple gần đây đã thể hiện sự quan tâm đến việc di chuyển tới Việt Nam để tránh khoản thuế quan trị giá 200 tỷ USD đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Năm 2018 Việt Nam tiếp tục nổi lên như là trung tâm sản xuất tiếp theo của châu Á. Trong nửa đầu năm, Việt Nam đã đón nhận 1.366 dự án mới đăng ký với tổng vốn đầu tư là 11,8 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực sản xuất và chế biến thu hút 477 dự án mới, chiếm 39% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký (FDI), đạt 7,9 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam chiếm 32% với 6,4 tỷ USD, theo sau là Hàn Quốc với 5 tỷ USD và Singapore với 2,3 tỷ USD.
Thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam đang thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Nguồn Internet
Ngoài ra, trong nửa đầu năm 2018, chỉ số quản trị người mua hàng (PMI) của Việt Nam cao nhất kể từ nửa đầu năm 2011, đạt mức 55,7 điểm, vượt ngưỡng mở rộng 50 điểm. Sản lượng đầu ra tăng dẫn đến việc các công ty tuyển dụng nhân viên bổ sung với tốc độ kỷ lục vào tháng 6 và việc tăng lên của các doanh nghiệp mới sẽ góp phần làm cho lĩnh vực sản xuất tăng trưởng liên tục trong năm tới. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam là 12,3% trong tháng 6 năm 2018, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Savills chỉ ra, các yếu tố khiến năng lực cạnh tranh của Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy, bao gồm: Chi phí lao động thấ; Giá thuê đất hợp lý; Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi; Sự tham gia vào các hiệp định thương mại ; Lực lượng lao động năng động; Vị trí địa lý gần các nguồn tài nguyên và thị trường đích.
Bất động sản công nghiệp: Cung không đủ đáp ứng nhu cầu
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.000 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 53% vào cuối tháng 6 năm 2018. Trong đó, 231 khu công nghiệp đang hoạt động và 94 khu công nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đền bù. Nhu cầu bất động sản công nghiệp đang dần vượt quá nguồn cung tại các khu công nghiệp vận hành tốt với tổng tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Video đang HOT
Thêm vào đó, Việt Nam còn có 17 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích cung cấp là 845,000 ha. Trên thị trường bất động sản công nghiệp đã xuất hiện các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp mới với những khoản đầu tư quan trọng. BWID đã phát triển 209 ha tại 8 khu công nghiệp ở năm thành phố chính, tập trung phát triển các giải pháp nhà xưởng xây sẵn (RBF) và nhà xưởng xây theo nhu cầu (BTS).
Nhà đầu tư Singapore, Boustead cũng phát triển nhà xưởng xây sẵn (RBF) và nhà xưởng xây theo nhu cầu (BTS) với tổng diện tích đất là 18 ha tại Nhơn Trạch, Đồng Nai. Trong khi đó, Công ty phát triển bất động sản Trung Quốc CFLD tham gia đàm phán để tìm kiếm cơ hội đầu tư đất công nghiệp tại tỉnh Long An, vị trí chiến lược trong Khu kinh tế trọng điểm phía nam.
Nhu cầu bất động sản công nghiệp đang dần vượt quá nguồn cung tại các khu công nghiệp vận hành tốt với tổng tỷ lệ lắp đầy đạt 73%. Ảnh: Nguồn Internet
Các dự án nổi bật bao gồm Tập đoàn Hyosung với khoản đầu tư 1,2 tỷ USD vào Khu công nghiệp Cái Mép ở Bà Rịa-Vũng Tàu và khoản đầu tư bổ sung 501 triệu USD của công ty LG Innoteck tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng. Hai công ty dệt may Ramatex và YKK từng đầu tư 80 triệu USD cho mỗi dự án vào khu công nghiệp Bảo Minh và khu công nghiệp Đồng Văn III.
Theo Savills, ngành công nghiệp Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài một cách đáng kể trong nửa đầu năm 2018. Nguồn cung đất công nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới đang tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư sản xuất, các giao dịch bất động sản công nghiệp lớn đang thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư.
“Chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng chủ chốt và mạng lưới vận tải đa phương thức để giảm chi phí hậu cần và đáp ứng các dự án có giá trị cao hơn trong tương lai. Để giữ chân các nhà đầu tư trong dài hạn, chính phủ cũng nên lưu tâm tới việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và hải quan rườm rà cũng như cải thiện sự kết nối giữa các lĩnh vực kinh tế”, Savills đưa giải pháp.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Hàng loạt khu nhà tái định cư Phú Diễn bị bỏ hoang hơn 10 năm
Một số tòa nhà khu tái định cư Phú Diễn (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hoàn thiện hơn 10 năm đang bị bỏ hoang, chưa có người sinh sống, hiện một số cơ sở vật chất đang trong tình trạng xuống cấp.
Theo tìm hiểu của PV được biết, 3 tòa nhà đang bỏ hoang là khu quy hoạch di dân tái định cư tập trung của huyện Từ Liêm. Dự án nằm về phía Tây thành phố Hà Nội, thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, phía Bắc giáp Quốc lộ 32, phía Nam giáp khu đất của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, Phía Đông giáp tuyến đường sắt hiện có, phía Tây giáp khu dân cư thôn Kiều Mai - xã Phú Diễn.
Tổng diện tích toàn bộ khu quy hoạch là122.470m2. Trong đó 118.150m2 đất để thực hiện dự án khu di dân, 4.320m2 đất đề nghị tạm giao để chống lấn chiếm, dân số khoảng 3077 người.
Dự án 7 tòa nhà chung cư được xây dựng lên, chỉ 4 tòa được đưa vào sử dụng và hiện đang được làm trụ sở của UBND, HĐND quận Bắc Từ Liêm và một số cơ quan chức năng khác của Quận, còn 3 tòa nhà đang bị bỏ hoang. Bên trong các tòa nhà bị bỏ hoang thì một số cơ sở vật chất đang trong tình trạng xuống cấp, bên ngoài cỏ mọc um tùm. Được biết dự án đã hoàn thiện từ năm 2013, nhưng đến nay chưa có người dân sinh sống.
Theo bác Hồng là người dân sinh sống lâu năm ở đây cho biết: " Đây là dự án khu chung cư của quận Bắc Từ Liêm và chưa cho ai thuê, khu chung cư này xây lên để đền bù giải tỏa cho những hộ dân dọc tuyến đường Kiều Mai, nhưng do các hộ dân chưa đồng ý."
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận lại được tại dự án:
Dự án hoàn thành từ năm 2013, nhưng đến thời điểm hiện tại đang bỏ hoang.
Khu vực sân của tòa nhà đang được tận dụng làm bãi đậu xe
Trước cửa ra vào cỏ dại đã mọc lên
Phía bên trong của căn hộ đang là nơi bỏ các vật liệu công trình và xác của các con vật
Chân tường căn hộ đã có rêu bám
Hộp phòng c háy chữa cháy bật nắp trống trơn
Chụp đèn đã không còn
Trước thềm cửa ra vào bằng kính đã bị vỡ vụn, cửa phòng thì bung ra
Trần thạch cao nhà bị rơi hỏng
Hải Đăng - Lê Quân
Theo antt.vn
VNM và MWG thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có đảm bảo Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM vừa có thông báo thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền của các mã chứng khoán cơ sở trong quý IV/2018. Theo đó, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (mã CK: VNM) và Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (mã CK: MWG) thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có...