Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc
Tổng giá trị các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc từ đầu năm 2019 đến nay lên tới 78,4 tỷ CNY (hơn 11 tỷ USD), tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Hoàng Công Tuấn
DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Công Tuấn – Trưởng Bộ phận nghiên cứu kinh tế CTCP Chứng khoán MB (MBS) về vấn đề này.
- Theo ông, liệu có nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp hàng loạt ở Trung Quốc?
Kinh tế Trung Quốc đã và đang chịu tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung. Theo đó, Trung Quốc buộc phải dịch chuyển từ nền kinh tế chú trọng vào xuất khẩu sang nền kinh tế chú trọng vào tiêu dùng nội địa nhiều hơn. Do đó, kinh tế nước này sẽ còn tiếp tục suy giảm nếu chiến tranh thương mại chưa kết thúc.
Khi nền kinh tế Trung Quốc suy giảm mạnh, thì các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp tăng lên là tất yếu. Tuy nhiên, điều này có gây ra khủng hoảng kinh tế Trung Quốc hay không thì phải so sánh với quy mô của thị trường trái phiếu của nước này.
Hiện nay quy mô vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc từ đầu năm đến nay khoảng hơn 11 tỷ USD so với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc khoảng 14.000 tỷ USD và quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp khoảng 2.500 tỷ USD. Như vậy, số vụ vợ nợ trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng hơn 0,4%- một tỷ lệ còn khá nhỏ. Bởi vậy, cần tiếp tục theo dõi tỷ lệ này trong tương lai thì mới biết được liệu có xảy ra vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp hàng loạt ở Trung Quốc hay không.
- Nếu xảy ra vỡ nợ trái phiếu hàng loạt ở Trung Quốc, sẽ tác động thế nào đến kinh tế thế giới, thưa ông?
Video đang HOT
Theo tôi, vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc không tác động trực tiếp quá lớn đến kinh tế thế giới, mà sẽ khiến kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm.
Để đối phó với thực trạng này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, sau khi đã giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc để bơm vào nền kinh tế khoảng 129 tỷ USD. Điều này sẽ khiến đồng Nhân dân tệ (CNY) tiếp tục giảm mạnh, làm cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, có mức thâm hụt thương mại lớn hơn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ khiến các quốc gia khác cũng sẽ có động thái tương tự để ứng phó với chính sách của Trung Quốc. Điều này có nguy cơ dẫn tới chiến tranh tiền tệ, khiến kinh tế thế giới suy giảm mạnh, thậm chí suy thoái.
- Trước thực trạng nói trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần có giải pháp gì để ứng phó, thưa ông?
Khi kinh tế Trung Quốc suy giảm và CNY ngày càng suy yếu, thì các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang quốc gia này sẽ gặp nhiều bất lợi. Do đó, các doanh nghiệp cần cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời phải áp dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá.
Trong điều kiện chiến tranh thương mại Mỹ- Trung còn có xu hướng kéo dài, các doanh nghiệp nên tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, để giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
- Xin cảm ơn ông!
NGUYỄNLONG thực hiện
Theo enternews
Thêm rủi ro từ đầu tư trái phiếu bất động sản
Đầu tư trái phiếu bất động sản được đảm bảo bằng chính các dự án bất động sản, nhưng tài sản đảm bảo này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong 8 tháng đầu năm, ước tính tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp được chào bán ra thị trường là 129.016 tỷ đồng và lượng phát hành là 117.142 tỷ đồng, quy mô thị trường tăng mạnh lên mức khoảng 10,2% GDP.
Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm một tỷ trọng lớn với 44 trên tổng số 108 doanh nghiệp tham gia chào bán trái phiếu. Tổng lượng chào bán cũng rất lớn, lên đến 47.804 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD, với sự góp mặt của rất nhiều doanh nghiệp bất động sản tên tuổi và mức lãi suất khá hấp dẫn 10 - 12%/năm.
Bên cạnh việc tích cực huy động vốn tại thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đang lên kế hoạch huy động vốn trên thị trường quốc tế thông qua các khoản vay thương mại cũng như phát hành trái phiếu. Tất nhiên là khối bất động sản cũng không thể bỏ qua.
Nhà đầu tư trái phiếu nên thận trọng.
Thực tế, thu hút vốn từ thị trường quốc tế là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước bị thu hẹp.
Bên cạnh đó, chủ trương tạm dừng phê duyệt cấp bảo lãnh cho các dự án mới để đảm bảo an toàn nợ công của Chính phủ được áp dụng những năm gần đây khiến các doanh nghiệp gặp khó. Ngoài ra, chi phí huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài cũng dự kiến tăng cao.
Diễn biến này tạo động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình gọi vốn, bởi để có thể phát hành trái phiếu quốc tế, doanh nghiệp không những phải tuân thủ cả quy định trong nước mà còn là những điều kiện phát hành tương đối khắt khe của quốc tế.
Thế nhưng, việc bước chân ra trường quốc tế không phải là điều dễ dàng. Trước đó, vào năm 2011, Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG) cũng từng phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế. Các trái phiếu này đều có kỳ hạn 5 năm.
Tuy nhiên, sau chưa đầy một năm lên sàn ngoại, trái phiếu chuyển đổi của Hoàng Anh Gia Lai đã hủy niêm yết (tháng 8/2012).
Thậm chí, cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai trên thị trường chứng khoán Việt còn rơi vào thảm cảnh khi chỉ giao dịch quanh vùng giá 5.000 đồng/cp, đang ở trong diện cảnh báo.
Câu hỏi đặt ra là đến nay có bao nhiêu nhà đầu tư đã tham gia mua trái phiếu này, thậm chí ngay cả các cơ quan quản lý nắm được bao nhiêu phần tình hình "sức khỏe" của lượng trái phiếu mà các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán? Do vậy, câu chuyện ai kiểm soát, kiểm soát như thế nào cũng cần được đặt ra nghiêm túc.
Bởi lẽ, ngay chính trong thị trường nội địa, lượng lớn trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành thời gian qua cũng đang bị cảnh báo về quá nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt, đa phần các trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành sử dụng tài sản đảm bảo chính là dự án bất động sản, hoặc nguồn tiền hình thành từ việc bán dự án bất động sản trong tương lai để đảm bảo khả năng trả nợ.
Còn đối với trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và không có bảo lãnh thanh toán, tiền để trả gốc và lãi cho nhà đầu tư cũng đến từ việc kinh doanh dự án bất động sản.
Trong khi đó, rủi ro bất cứ lúc nào cũng sẽ ập tới đối với thị trường bất động sản như giá giảm, "đóng băng" thị trường, lúc ấy tài sản thế chấp là bất động sản không còn nhiều ý nghĩa vì mất thanh khoản.
Theo NGỌC VY
vtc.vn
Pemex phát hành thành công 7,5 tỷ USD trái phiếu Pemex cho biết, số trái phiếu được phát hành chia làm ba loại kỳ hạn 7 năm, 10 năm và 30 năm, với các giá trị tương ứng là 1,25 tỷ USD, 3,25 tỷ USD và 3 tỷ USD. Một trạm xăng của Pemex ở Zapopan, bang Jalisco, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN Tập đoàn dầu khí quốc gia Mexico - Pemex thông báo vừa...