Làn sóng phản đối Charlie Hebdo bùng phát ở nhiều nơi
Ngày 16/1, hàng loạt cuộc biểu tình chống Pháp diễn ra tại nhiều nước trên thế giới sau khi tạp chí châm biếm Charlie Hebdo đăng thêm ảnh nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình ở Algeria
… Bốn người thiệt mạng và 45 người bị thương trong cuộc biểu tình bạo lực tại Zinder, thành phố lớn thứ hai của Niger, phản đối việc tạp chí Charlie Hebdo của Pháp xuất bản tranh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammed.
Chính phủ Niger xác nhận, bốn người bị thiệt mạng khi cảnh sát đụng độ với đám đông người biểu tình tấn công một trung tâm văn hóa Pháp và đốt cháy nhiều nhà thờ, trong khi cảnh sát đáp trả lại bằng hơi cay.
Bộ trưởng Nội vụ Niger Massaoudou Hassoumi cho biết, trong 4 người thiệt mạng có một cảnh sát và ba dân thường, 45 người bị thương.
Các nhân chứng cho biết, đám đông với phần lớn là thanh niên đã lục tung Trung tâm Văn hóa Pháp, nhà của các sĩ quan cảnh sát và cả trụ sở địa phương đảng cầm quyền của tổng thống Mahamadou Issoufou.
Trong khi đó, tại Pakistan, cảnh sát đã dùng vòi rồng và bắn hơi cay cảnh cáo vào khoảng 200 người biểu tình phản đối tạp chí châm biếm Charlie Hebdo bên ngoài Lãnh sự quán Pháp tại thành phố cảng Karachi.
Video đang HOT
Tại Algeria, cảnh sát đụng độ với người biểu tình chống lại việc xuất bản các phim hoạt hình Pháp ở thủ đô Algiers khiến nhiều sỹ quan cảnh sát bị thương. Những người biểu tình đã ném đá, pháo hoa và chai lọ vào các lực lượng an ninh quanh ở khu vực xung quanh một con sông ở thủ đô Algiers.
Trong khi đó, tại một số các quốc gia từng là thuộc địa của Pháp như Mali, Senegal, Mauritania… người dân tuần hành phản đối trong hòa bình sau buổi cầu nguyện ngày thứ sáu.
Tổng thống các nước Niger, Mali và Senegal tuần rồi cũng tham gia tuần hành cùng hơn 1 triệu người Pháp ủng hộ các nạn nhân trong vụ thảm sát tại Paris.
Theo Mai Loan
Tiền Phong
"Nghi phạm thứ ba" trong vụ thảm sát tòa báo Pháp được tự do
Mourad Hamyd, nam sinh 18 tuổi bị gọi là "nghi phạm thứ ba" trong vụ thảm sát tòa báo châm biếm Charlie Hebdo tại Paris (Pháp), đã được phóng thích sau khi được xác định vô tội.
Hãng thông tấn AFP cho hay nam sinh Mourad Hamyd đã được cảnh sát Pháp nhận định là vô tội và thả về vào ngày thứ Sáu 9/1. Nhưng hiện Hamyd vẫn bị sốc trước những gì đã xảy ra. Được biết, Hamyd là em rể của Cherif Kouachi, 1 trong 2 nghi phạm khủng bố trong vụ xả súng vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ngày 7/1.
Hamyd tự miêu tả bản thân là một học sinh trung học bình thường, đang sống chung với cha mẹ tại tỉnh Charleville-Mezieres, đông bắc nước Pháp. Ngay sau khi vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo xảy ra, Hamyd đã bị truyền thông "chỉ mặt điểm tên" là nghi phạm thứ 3 của vụ thảm sát đẫm máu nhất nước Pháp trong nhiều năm trở lại đây. Dù theo Hamyd, cậu đang ở trong lớp học vào thời điểm vụ xả súng diễn ra.
"Tôi thực sự sửng sốt và hoàn toàn bị choáng ngợp bởi những thông tin về chính mình trên báo đài, nhưng đối với tôi cảnh sát là người luôn đúng", Hamyd chia sẻ với hãng AFP trong buổi phỏng vấn có sự hiện diện của luật sư và gia đình cậu.
Trước đó, khi ra đầu hàng cảnh sát vào đêm 7/1, Hamid cũng nói cậu quyết dịnh ra hàng vì "thấy tên mình ngập tràn trên các phương tiện thông tin đại chúng".
"Tôi thực sự bị sốc, mọi người nói những điều kinh khủng và sai lệch về tôi trên truyền thông dù tôi chỉ là một học sinh bình thường, sống yên bình cùng cha mẹ mình", Hamyd, người bày tỏ mong ước được theo học ngành y, cho hay.
Hamyd nói cậu "chỉ là em rể của Cherif", đồng thời bổ sung rằng Cherif sống tại Paris và rất ít khi về thăm quê.
Cherif Kouachi (trái) và anh trai Said là hai nghi phạm trong vụ thảm sát tại tòa báo Charlie Hebdo. (Ảnh: BBC)
Cậu cũng nói thêm: "Vụ tấn công đó thực sự quá kinh khủng và tâm trí tôi hướng về các nạn nhân".
Nhưng Hamyd sợ rằng sự cáo buộc sai này sẽ ám ảnh cậu trong nhiều năm sau khi tên mình ngập tràn trên các bản tin và mạng internet trên khắp thế giới. "Tôi hy vọng sự việc này sẽ không hủy hoại tương lai của tôi", Hamyd nói.
Nhiều nhân chứng đã xác nhận rằng Hamyd đang ở trường khi anh em nhà Kouachi bắn chết 12 người tại tòa soạn báo Charlie Hebdo, mở màn cho 3 ngày kinh hoàng đã cướp đi 17 sinh mạng, đồng thời khiến nỗi đau ngập tràn trên đất nước Pháp.
Sau một chiến dịch truy lùng với quy mô lớn, anh em nhà Kouachi đã bị cảnh sát tiêu diệt trong cuộc đột kích vào một nhà máy in ở đông bắc Paris ngày 9/1, nơi chúng cố thủ cùng một con tin.
Vợ của Cherif, chị gái của nam sinh Hamyd, cũng bị bắt hôm 8/1 và đã được thả trong ngày 10/1.
Trong ngày 11/1, một cuộc tuần hành quần chúng sẽ diễn ra tại Paris và các thành phố lớn trên toàn nước Pháp để bày tỏ tình đoàn kết quốc gia và tưởng niệm 17 nạn nhân đã chết trong các vụ tấn công đẫm máu gần đây.
Tuy nhiên, Hamyd sẽ không tham gia tuần hành bởi cậu đang cố gắng để công chúng quên mình đi càng sớm càng tốt.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
12 nghi phạm liên quan đến vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo bị bắt giữ Văn phòng Công tố viên Paris cho hay, họ vừa bắt giữ 12 nghi phạm được cho là đã tiếp tay cho các phần tử Hồi giáo gây ra vụ thảm sát ở thủ đô Pháp vào tuần trước. Thủ tướng Pháp Francois Hollande (trái) chào đón Ngoại trưởng Mỹ John Kery trước cuộc hội kiến tại điện Elysee (Paris), ngày 16-1-2015 Những...