Làn sóng ma túy đá ập đến Thái Lan do bất ổn tại Myanmar
Thái Lan đang tăng cường trấn áp “làn sóng ma túy đá” đổ về nước này trong thời gian qua khi Myanmar gặp bất ổn chính trị.
Đội tình nguyện do ông Rachin Sinpho thành lập đã tích cực theo dõi các con thuyền đáng ngờ được cho vận chuyển ma túy qua biên giới Myanmar để vào Thái Lan. Ảnh: AFP
Cục phòng chống ma túy Thái Lan đã tịch thu trên 80 triệu viên “yaba”-ma túy tổng hợp-trong 6 tháng qua. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng mạnh này là do nguồn cung thặng dư bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo rằng một làn sóng ma túy đá lớn hơn sẽ ập đến Thái Lan do biến động tại nước láng giềng Myanmar.
Nguồn cung dồi dào khiến một viên ma túy đá được bán trên đường phố Bangkok giảm giá chỉ còn 50 baht. Ma túy đá thường được tuồn đến các thị trường như Australia và Nhật Bản nhưng dịch COVID-19 đã gây gián đoạn cho đường cung cấp này.
Ông Jeremy Douglas tại Văn phòng Liên hợp quốc về Chống ma túy và Tội phạm đánh giá với hãng thông tấn AFP (Pháp): “Nhiều khả năng tình trạng sản xuất ma túy tổng hợp sẽ tăng mạnh”. Theo ông Jeremy Douglas, các tổ chức tội phạm dọc biên giới Myanmar-Thái Lan sẽ đẩy mạnh hoạt động ở thời điểm Myanmar bất ổn. Ông Jeremy Douglas phân tích: “Cách nhanh nhất để có nhiều tiền là tham gia mua bán ma túy”.
Sản xuất ma túy tổng hợp là nguồn thu lợi hàng đầu của nhiều nhóm tội phạm Myanmar tại địa điểm gần với biên giới Thái Lan và Lào. Đây là khu vực được mệnh danh “Tam giác Vàng” trong nhiều thập niên qua, vốn là nơi hoạt động buôn bán ma túy diễn ra phức tạp nhất Đông Nam Á.
Video đang HOT
Việc tăng cường tuần tra dọc biên giới với Myanmar chưa thể ngăn chặn triệt để những kẻ buôn bán ma túy. Trong khi đó, giới chức Thái Lan ước tính rằng khoảng 3/4 ma túy tuồn trái phép vào nước này được vận chuyển qua Lào. Thiếu thiết bị chuyên dụng và nhân lực là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Ông Rachin Sinpho (58 tuổi) đã lập một nhóm tình nguyện tại tỉnh Nong Khai (Thái Lan) để theo dõi các hoạt động đáng ngờ: “Chúng tôi thường thấy những con thuyền với ngư dân giả. Họ không đến bờ sông”.
Ông Rachin cho biết đội tình nguyện bận rộn nhất trong những giờ sau nửa đêm và trước bình minh. Những kẻ buôn ma túy thường áp dụng lịch trình lệch với ca tuần tra của lực lượng cảnh sát địa phương. Đội tình nguyện của ông Rachin không bắt giữ người bởi họ không trang bị vũ khí trong khi những kẻ buôn ma túy lại mang theo súng. Nhưng đội tình nguyện sẽ báo tin cho cảnh sát về đường di chuyển của nhóm buôn ma túy.
Bà Duangphaisri Ninket (54 tuổi), một người dân làng, chia sẻ cảm thấy an toàn hơn kể từ khi đội tình nguyện của ông Rachin đi vào hoạt động. Bà Ninket bộc bạch: “Tôi sợ rằng thanh niên trong làng sẽ bị ảnh hưởng bởi ma túy. Chúng có thể trở thành con nghiện”.
Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, thủ hiến vùng và bang cũng như nhiều thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) ngày 1/2. Trong những chính khách bị bắt giữ có Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Myanmar Win Myint.
Quân đội Myanmar cho rằng có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2020 với chiến thắng thuộc về NLD. Ủy ban Bầu cử liên bang Myanmar bác bỏ cáo buộc này. Quân đội Myanmar cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực, đồng thời phủ nhận tiến hành đảo chính. Hiện tại, quân đội Myanmar chưa đưa ra thời điểm cụ thể tổ chức bầu cử.
Các nước láng giềng thắt chặt kiểm soát, chặn người Myanmar vượt biên
Các nước láng giềng đã và đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn người Myanmar chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn diễn ra ở quốc gia Đông Nam Á này từ hôm 1/2.
Nikkei Asia cho hay, các quốc gia như Thái Lan, Bangladesh và Malaysia đang phải đối mặt với tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Nếu những nước này chấp nhận số lượng lớn người xin tị nạn từ Myanmar, họ sẽ phải đối mặt với khó khăn về tài chính. Còn nếu các quốc gia này quay lưng với người tị nạn, họ đối mặt với làn sóng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 càng khiến chính phủ các nước láng giềng Myanmar gia tăng lo ngại người nước ngoài sẽ mang theo mầm bệnh và lây lan tại địa phương. Chính vì thế, các nước đã áp đặt biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ.
Lo sợ làn sóng người Myanmar tràn sang, nhiều quốc gia láng giềng Myanmar tăng cường kiểm soát biên giới. (Ảnh: Reuters)
Thái Lan - quốc gia có đường biên giới dài 2.000 km với Myanmar, đã tăng cường nỗ lực thắt chặt kiểm soát và an ninh biên giới. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ra lệnh cho quân đội canh gác biên giới thận trọng hơn để ngăn chặn người Myanmar tràn qua.
Đầu tháng 3, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Narongphan Jitkaewthae đến thăm một tỉnh dọc biên giới với Myanmar và ban bố tình trạng báo động cho quân đội ở đây với lý do thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan đại dịch COVID-19.
Gần đây, tổ chức theo dõi Nhân quyền chỉ trích Chính phủ Thái Lan đã ngăn chặn và gửi trở lại một nhóm công dân Myanmar khi những người này đang nỗ lực vượt biên sang Thái Lan.
Quân đội Thái Lan đã thiết lập các cơ sở để tiếp nhận những người xin tị nạn ở các tỉnh Ranong và Chumphon. Tuy nhiên, đây là những nơi trú ẩn tạm thời, phục vụ cho hỗ trợ nhân đạo, không phải trại tị nạn.
Bangladesh cũng đang tăng cường các biện pháp an ninh biên giới. Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh A.K. Abdul Momen cho biết, nước này không chấp nhận có thêm nhiều người tị nạn từ Myanmar, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác nên mở cửa cho người Hồi giáo Rohingya.
Trong khi đó, theo tờ Hindustan Times , Bộ Nội vụ Ấn Độ đã yêu cầu 4 bang đông bắc dọc biên giới với Myanmar ngăn chặn bất kỳ dòng người nào vượt biên, nhập cảnh vào nước này.
Hôm 23/2, Malaysia trục xuất 1.086 công dân Myanmar nhập cảnh vào nước này trước cuộc đảo chính. Malaysia tuyên bố họ là những người nhập cư bất hợp pháp, cho biết "tất cả những người được trao trả đã đồng ý được đưa trở lại một cách tự nguyện".
Tổ chức Ân xá Quốc tế tố cáo quyết định trục xuất công dân Myanmar của Malaysia là "vô nhân đạo". Hôm 24/3, Reuters đưa tin, Malaysia hoãn quyết định trục xuất đợt thứ hai theo kế hoạch những người đến từ Myanmar.
Đến nay, ít nhất 250 người đã thiệt mạng và hơn 2.600 người bị giam giữ kể từ khi xảy ra đảo chính ở Myanmar.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình Thái Lan Cảnh sát Thái Lan ngày 28/2 sử dụng vòi rồng và hơi cay với những người biểu tình gần một doanh trại quân đội ở thủ đô Bangkok. Phong trào biểu tình do giới thanh niên dẫn dắt kêu gọi Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha từ chức những tháng gần đây yên ắng do sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai bùng phát....