Làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2 chực chờ tấn công 10 quốc gia nới phong tỏa
10 quốc gia đang có nguy cơ bước vào đợt bùng phát COVID-19 thứ 2 khi quyết định nới phong tỏa để phục hồi nền kinh tế.
Trong số 45 quốc gia ghi nhận trên 25.000 ca mắc COVID-19 tính tới nay, 21 quốc gia đang nới lỏng các biện pháp chống dịch. 10 trong số này ghi nhận số ca nhiễm mới tăng trở lại.
Phân tích của Đại học Oxford cho thấy 10 quốc gia này cũng là những nơi có phản ứng “nhẹ nhàng” nhất trước dịch bệnh.
Các quốc gia nói trên bao gồm Mỹ – nơi ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới tăng nhiều nhất trên thế giới kể từ tháng 4 cùng Đức, Thụy Sỹ và Iran.
Một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2.
Cũng theo phân tích trên, trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch và vẫn đang áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, 9 quốc gia chứng kiến số ca bệnh gia tăng trong khi 3 quốc gia báo cáo đường cong dịch đang phẳng lại.
Video đang HOT
Các chuyên gia thế giới thời gian liên tục đưa ra cảnh báo về nguy cơ đợt bùng phạt COVID-19 lần 2. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với nền kinh tế bị tổn thương nghiêm trọng vì dịch, nhiều quốc gia chọn tái mở cửa nền kinh tế, gỡ bỏ dần lệnh phong tỏa.
Hồi giữa tháng 6, Uỷ ban châu Âu (EC) đề xuất các nước thành viên Liên mình châu Âu (EU) gỡ bỏ các hạn chế đi lại giữa các nước trong khối kể từ đầu tuần tới và cho phép du khách đến từ các quốc gia ngoài khối nhập cảnh EU từ ngày 1/7.
Hôm 24/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Washington đang hợp tác với các đồng minh châu Âu để nối lại các hoạt động đi lại quốc tế một cách an toàn.
Cuối tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, với tổng cộng 183.020 người được xác định nhiễm bệnh trong 24 giờ.
Trong cảnh báo đưa ra hôm 26/6, Tổ chức này nói rằng hàng triệu người có thể chết nếu thế giới chứng kiến đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 2.
“Chúng tôi so sánh với dịch cúm Tây Ban Nha, mọi thứ rất giống với dịch COVID. Nó có chiều hướng đi xuống vào muà hè nhưng trở lại dữ dội vào tháng 9 và tháng 10, gây ra cái chết của 50 triệu người trong đợt bùng phát thứ 2″, Phó Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Ranieri Guerra cho hay.
Hans Kluge, Giám đốc phụ trách châu Âu của WHO từng cảnh báo làn sóng thứ 2 là không thể tránh được.
“Nhưng ngày càng nhiều quốc gia đang dỡ bỏ các giới hạn, và có một mối đe dọa rõ ràng rằng sự lây lan của COVID-19 sẽ tái diễn. Nếu các ổ dịch không bị cô lập thì làn sóng thứ 2 có thể xuất hiện và hết sức hủy diệt”, ông này nói.
Mỹ muốn hợp sức cùng EU chống Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu hợp sức để chống lại "mối đe dọa" từ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Pompeo hôm 25/6 gọi "Bắc Kinh là mối đe dọa" và cáo buộc họ đánh cắp các bí quyết của châu Âu để phát triển kinh tế. Ông cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cần hợp tác để chống lại Trung Quốc.
Pompeo cho hay ông đã chấp nhận đề nghị của người phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell, tổ chức một cuộc đối thoại chính thức giữa Mỹ và EU về Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ cũng tuyên bố sẽ sớm tới châu Âu.
Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu tại họp báo ở thủ đô Washington, Mỹ, hôm 24/6. Ảnh: Reuters.
"Có một sự thức tỉnh xuyên Đại Tây Dương về sự thật đang xảy ra. Đó là Mỹ đối đầu với Trung Quốc, thế giới đối đầu với Trung Quốc", Pompeo nói tại một sự kiện trực tuyến. Ngoại trưởng Mỹ cho rằng EU cần phải hành động chống lại Trung Quốc, bên mà ông cho rằng đã đánh cắp các tài sản trí tuệ ở châu Âu và lạm dụng hệ thống thương mại để bảo vệ nền kinh tế của riêng họ.
"Họ có quyền truy cập vào thị trường vốn của chúng tôi theo cách mà chúng tôi không thể tiếp cận tương tự đối với họ", ông nói về hệ thống tài chính Trung Quốc.
Pompeo nói thêm rằng cuộc đối thoại mới giữa Mỹ và EU sẽ chia sẻ thông tin về Trung Quốc và dù có những ý kiến trái chiều, ông cũng hy vọng đó sẽ là chất xúc tác cho các hành động tiếp theo.
Borrell đề xuất đối thoại giữa Mỹ và EU hồi đầu tháng này, khi kết thúc cuộc họp trực tuyến giữa Pompeo với các ngoại trưởng EU. Dù cuộc gặp chưa được lên kế hoạch chi tiết, Ngoại trưởng Mỹ cho biết buổi họp sẽ do các quan chức cấp cao chủ trì và không giới hạn.
Hai nhà ngoại giao EU cho biết cuộc đối thoại có thể là diễn đàn để giải quyết các vấn đề như sự bất đồng với Trung Quốc, thay vì xây dựng một chính sách thương mại chung. Tuy nhiên, song song với việc chia sẻ các lo ngại của Washington,về các hoạt động của Trung Quốc nhằm thống trị các ngành công nghiệp chiến lược, Brussels dường như cũng muốn trở thành trung gian giữa Trung Quốc và Mỹ.
EU, khối thương mại lớn nhất thế giới, đầu tuần này đã có cuộc hội đàm với các lãnh đạo Trung Quốc trong đó xem Bắc Kinh là đối tác trong chống biến đổi khí hậu cũng như đối thủ kinh tế.
Quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức xấu nhất trong nhiều năm khi Tổng thống Donald Trump hành động cứng rắn với Bắc Kinh trước cuộc chạy đua vào Nhà Trắng cuối năm nay. Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đối đầu bởi hàng loạt vấn đề như nguồn gốc nCoV, cách Trung Quốc xử lý Covid-19 và luật an ninh Hong Kong.
Mỹ trừng phạt 5 thuyền trưởng Iran Mỹ tuyên bố áp trừng phạt đối với 5 thuyền trưởng Iran chỉ huy các tàu chuyển 1,5 triệu thùng xăng cho Venezuela. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 24/6 tuyên bố các tàu chở dầu mang cờ Iran chuyển 1,5 triệu thùng xăng cho Venezuela trong những tuần gần đây, đã bị đưa vào danh sách đen của Văn phòng Kiểm soát...