Làn sóng giảm phí, miễn phí lan rộng
Mùa đại hội đồng cổ đông hồi tháng 4/2019, lãnh đạo nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đã dự báo về sức ép cạnh tranh gia tăng khi quy định về mức phí sàn khi giao dịch chứng khoán chính thức được gỡ bỏ.
Tuy nhiên, tốc độ nhanh, mạnh và lan rộng về phong trào “ miễn phí giao dịch” từ có kỳ hạn đến trọn đời như hiện nay thì có lẽ ít ai dự đoán được.
Từ các công ty ngoại mạnh về vốn như Chứng khoán KB, Yuanta, KIS… đến những CTCK tăng vốn từng bước như Everest, Kiến Thiết Việt Nam…, đều áp dụng chiêu “miễn phí giao dịch từ 3 – 6 tháng” để tăng sức hút khách hàng.
Một số công ty vốn hoạt động trầm lắng nhiều năm bỗng tạo ấn tượng mạnh khi đưa ra chính sách hấp dẫn khó tưởng.
Chẳng hạn, Chứng khoán HFT sau khi chính thức đổi tên thành Chứng khoán Pinetree công bố áp dụng phí giao dịch cổ phiếu 0%, lãi suất margin 9%/năm trọn đời.
Chứng khoán AIS tuyên bố miễn phí giao dịch cho khách hàng không thời hạn…
Nếu như trước đây, lãi suất margin là nhân tố cạnh tranh chính của hoạt động môi giới thì nay, phí giao dịch đang trở thành công cụ đòn bẩy cho môi giới tại các tổ chức tài chính trung gian.
Video đang HOT
ộng thái này được hậu thuẫn bởi việc Bộ Tài chính quyết định bỏ quy định về phí sàn giao dịch chứng khoán từ ngày 15/2/2019 với lý do đây là xu hướng chung của các thị trường phát triển.
Lúc đầu, làn sóng giảm phí, bỏ phí còn nhỏ lẻ ở một vài công ty, nay việc giảm phí, miễn phí ngày càng lan rộng với tốc độ nhanh.
Nhà đầu tư được thêm sự lựa chọn, nhưng cạnh tranh bằng không phí như hiện nay đang tạo áp lực lên các CTCK yếu về vốn, hoặc những CTCK không có sự điều chỉnh kịp thời về chính sách phí giao dịch theo xu hướng của thị trường.
Khách hàng của CTCK gồm 2 loại, nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Với nhà đầu tư tổ chức, theo chia sẻ của nhiều lãnh đạo CTCK, để phục vụ họ là không dễ, bởi phải đáp ứng các yêu cầu về hệ thống giao dịch, tính bảo mật, chất lượng tư vấn, báo cáo phân tích…
Nhà đầu tư tổ chức cũng là đối tượng mang lại nguồn thu ổn định cho các CTCK có thế mạnh về mảng khách hàng này, chẳng hạn Bản Việt hay SSI.
Tuy nhiên, 80% giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam hàng ngày lại đến từ các nhà đầu tư cá nhân – hay còn gọi là khách hàng retail.
ối tượng này cũng là tâm điểm mà CTCK muốn mở rộng thị phần, thúc đẩy cuộc chạy đua về nhiều mặt: vốn, phí giao dịch, lãi suất margin…
Sự ra đời của nền tảng công nghệ số đang khiến cuộc cạnh tranh lên một tầm cao mới. Công nghệ số cho phép các công ty kết nối hệ sinh thái sản phẩm trực tuyến với nhau, khiến cho ranh giới giữa nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng gần nhau hơn bao giờ hết.
Nếu như trước đây, các CTCK chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản thì nay, nhiều CTCK cung cấp cho khách hàng một nền tảng giao dịch tài sản và sản phẩm dịch vụ rất đa dạng, từ bảo hiểm đến tiền gửi tiết kiệm, thanh toán online, giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hay các hợp đồng tương lai và các công cụ đầu tư phái sinh.
Khi công nghệ vào cuộc, CTCK có cơ hội thu phí ở chỗ khác bù cho phí giảm ở môi giới, đồng thời giảm được chi phí do không còn cần quá nhiều nhân viên.
Chịu tác động từ cạnh tranh, các CTCK đang và sẽ buộc phải chọn lựa việc đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, củng cố tốt hơn năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro.
ối tượng hưởng lợi đầu tiên sẽ là khách hàng. Tuy nhiên, phía sau lợi ích khách hàng sẽ là một cuộc thanh lọc tự nhiên, buộc các chủ thể yếu kém phải rời bỏ cuộc chơi, nhường chỗ cho các CTCK đủ sức xoay chuyển để vững tiến.
Thị phần năm 2020 dự báo sẽ rất khác nếu các “ông lớn” đang có tên trong Top 10 thị phần chậm đổi mới.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Yuanta Việt Nam lên kế hoạch tăng vốn lên 500 tỷ đồng vào tháng 4/2020
Nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động cũng như tăng trưởng cho vay ký quỹ và chi tiêu, YSVN trình HĐTV thông qua khoản vay 30 triệu USD từ YSAF.
Trong cuộc họp HĐTV diễn ra vào ngày 11/12, ông Ooi Thean Yat Ronald Anthony, Chủ tọa cuộc họp cho biết, YSVN có kế hoạch tăng vốn vào tháng 4/2020 với số tiền lên đến 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại YSVN có thể thiếu vốn vào cuối năm 2020.
Vì vậy nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động cũng như tăng trưởng cho vay ký quỹ và chi tiêu, YSVN trình HĐTV thông qua khoản vay 30 triệu USD từ Yuanta Securities ASIA Financial Services Limited (YSAF). Lãi suất của khoản vay 30 triệu USD được xác định bằng TAIFX 1 tháng 0,85%, lãi suất đi vay của YSAF, lãi suất tiền gửi cố định của YSAF. Khoản vay này sẽ được hoàn trả theo thu nhập từ hoạt động của YSVN.
Yuanta đã tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ những năm 2000 bằng việc mua và nắm giữ 44.68% cổ phần trong Công Ty Chứng Khoán Đệ Nhất.
Đến cuối năm 2017, Yuanta đã đạt được sự đồng thuận với tất cả cổ đông trong nước để tiến hành mua lại và sở hữu 100% công ty , đồng thời đổi tên thành Công ty TNHH Chứng Khoán Yuanta Việt Nam và chuyển Hội sở chính về TP.HCM.
Tính đến nay, Yuanta Việt Nam đã có một số cơ sở như Hội sở chính (Quận 1, TPHCM), Chi nhánh Chợ Lớn (Quận 5, TPHCM), Chi nhánh Bình Dương, Chi nhánh Đồng Nai, Chi nhánh Hà Nội, Chi Nhánh Đà Nẵng.
Yuanta Việt Nam cho biết, sắp tới đây, Yuanta Việt Nam dự kiến sẽ mở các chi nhánh ở Hải Phòng, Cần Thơ, Vũng Tàu và một số thành phố lớn khác...
BẢO VY
Theo Bizlive.vn
BIDV hoàn tất việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2017 và 2018 Ngày 12/12/2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hoàn thành chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2017 và 2018 cho cổ đông với tỷ lệ chi trả 14%. Trong đó, số cổ tức chi trả cho cổ đông Nhà nước là 4.560,25 tỷ đồng, cổ đông ngoài Nhà nước là 223,76 tỷ đồng. Việc chi...