Làn sóng dịch chuyển FDI về Việt Nam, cơ hội mở ra với Nam Tân Uyên (NTC)?
Hiệp định CPTPP được ký kết, cũng như câu chuyện chiến tranh thương mại leo thang đang khiến dòng vốn FDI từ nhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong 4 tháng đầu năm, tổng số vốn FDI đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trên cả nước đạt hơn 7,4 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI thực hiện ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 4 tháng qua, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hiệp định CPTPP được ký kết, cũng như câu chuyện chiến tranh thương mại leo thang đang khiến dòng vốn FDI từ nhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam.
Dòng vốn FDI gia tăng mạnh mẽ mang đến cơ hội cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp và CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) là ví dụ điển hình với lợi nhuận bứt phá mạnh trong nhiều năm qua. Kết thúc năm 2018, NTC ghi nhận 470 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 3,3 lần so với năm trước đó.
Trên sàn chứng khoán, NTC là một trong những cổ phiếu tăng trưởng ổn định nhất trong nhiều năm qua. Sự tăng trưởng của NTC bên cạnh yếu tố chính là hưởng lợi từ làn sóng FDI, còn đến từ tình hình tài chính lành mạnh và khả năng mở rộng quỹ đất từ tập đoàn cao su.
Diễn biến cổ phiếu NTC từ khi lên sàn tới nay
Video đang HOT
Nắm giữ hơn 1.300 tỷ tiền mặt, chi trả cổ tức tiền mặt cao hàng đầu thị trường
Tính đến cuối quý 1/2018, NTC có lượng tiền mặt hơn 1.300 tỷ đồng, trong khi nợ vay chỉ hơn 11 tỷ đồng. Lượng tiền mặt lớn như vậy giúp NTC mỗi năm có thêm khoản tiền không nhỏ từ lãi suất ngân hàng. Việc sở hữu số dư tiền lớn còn giúp công ty không cần huy động thêm vốn để triển khai các dự án mới.
Những năm qua, NTC cũng là doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền mặt hàng đầu trên sàn chứng khoán. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 của NTC lên tới 60% và đến năm 2018, con số còn lên tới 100% bằng tiền mặt. Trong năm 2019 NTC tiếp tục lên kế hoạch chia cổ tức 200%, tương ứng số tiền chi ra là 320 tỷ đồng. Điều này thể hiện dòng tiền của NTC là rất tốt, sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận cho cổ đông.
NTC hiện đang đầu tư vào 10 công ty liên doanh liên kết cũng làm Bất động sản khu công nghiệp. Khoản đầu tư này của NTC mang lại cổ tức rất lớn và tăng dần theo từng năm do các công ty liên doanh liên kết làm ăn thuận lợi, mở rộng liên tục quỹ đất cho thuê. Trong năm 2018 khoản đầu tư này mang lại 67,08 tỷ cổ tức và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2019. Riêng trong quý 1/2019 tiền cổ tức từ các công ty này đã lên đến 36,5 tỷ đồng.
NTC nhận cổ tức lớn từ các công ty liên kết trong năm 2018
Tiềm năng dài hạn với quỹ đất từ tập đoàn cao su
Dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động vào năm 2019 với diện tích cho thuê là 255 ha. Dự án được kì vọng sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn trong vòng 4-5 năm tới với ước tính tổng doanh thu lên đến 5.100 tỷ đồng và tổng lợi nhuận 4.200 tỷ đồng trong vòng 50 năm.
Một lợi thế của NTC là có khả năng mở rộng quỹ đất trong dài hạn. Với sự hỗ trợ từ tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) và Phước Hòa (PHR) nên trong những năm qua NTC đã có được quỹ đất rộng với chi phí thấp và thời gian triển khai rất nhanh nhờ vào việc mua lại đất trồng cây cao su từ PHR và chuyển đổi thành Khu công nghiệp.
Do vậy, NTC không cần tốn nhiều chi phí và thời gian trong việc giải tỏa, san lấp mặt bằng. Đây là một lợi thế vô cùng lớn giúp biên lợi nhuận gộp của NTC luôn ở mức cao, do chi phí san lấp, giải tỏa mặt bằng chỉ bằng khoảng 1/5 so với các doanh nghiệp khác. Hiện nay PHR vẫn đang tiếp tục có kế hoạch chuyển đổi thêm 1.500 ha/năm đất trồng cây cao su làm đất khu công nghiệp. NTC và những công ty trong Tập đoàn cao su Việt Nam sẽ được ưu tiên nhận quỹ đất nếu có nhu cầu mở rộng.
Với các tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bền vững, hưởng lợi lớn từ làn sóng dịch chuyển khu công nghiệp, NTC đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê từ đầu năm 2019 đến nay, NTC đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 300.000 cổ phiếu, tương ứng gần 2% vốn điều lệ công ty.
Thời gian gần đây, TTCK toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi diễn biến đàm phán thương mại Mỹ – Trung. Giới phân tích cho rằng đàm phán thương mại sẽ không kết thúc một sớm một chiều. Do đó, dòng tiền đầu tư có xu hướng tìm kiếm những cổ phiếu “tránh bão” và nhóm bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp là một trong những lựa chọn được chú ý.
Bảo Sơn
Theo Trí thức trẻ
KCN Nam Tân Uyên (NTC) trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 100%
Tính riêng 9 tháng đầu năm 2018 EPS của KCN Nam Tân Uyên đã đạt trên 9.000 đồng/cổ phiếu.
Ngày 28/12 tới đây CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã chứng khoán NTC) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền tỷ lệ 100%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 10.000 đồng. Thời gian thanh toán 22/1/2019.
Trước đó Nam Tân Uyên đã lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc điều chỉnh kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2018, trong đó dành 160 tỷ đồng chi trả cổ tức, gấp 2,5 lần kế hoạch ban đầu, chiếm 43,78% tổng lợi nhuận dự kiến đạt được trong năm.
Bên cạnh đó cỏ đông công ty cũng đã thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2018 tỷ lệ 100%. Tương ứng với 16 triệu cổ phiếu trên sàn, Nam Tân Uyên sẽ chi khoảng 160 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông.
Kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2018 KCN Nam Tân Uyên đạt 120,7 tỷ đồng doanh thu, tăng 19% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 144,2 tỷ đồng, tăng trưởng 46,7% so với cùng kỳ và mới chỉ hoàn thành 39% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. EPS đạt 9.013 đồng/cổ phiếu. Tổng LNST chưa phân phối đến cuối quý 3/2018 đạt 185 tỷ đồng.
Cùng với thông tin tạm ứng cổ tức tỷ lệ "khủng", cổ phiếu NTC cũng tăng mạnh lên vùng đỉnh ở quanh mức giá 88.500 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ so với đầu năm nhưng lại đạt mức tăng đến 61% so với thời điểm xuống thấp cuối tháng 5 vừa qua.
Diễn biến giá cổ phiếu NTC trong 1 năm gần đây.
Mai Nguyễn
Theo InfoNet
Khối ngoại chi gần 78 tỷ đồng gom cổ phiếu FPT trong phiên "hở room" Việc "hở room" hơn 1,5 triệu đơn vị trong phiên hôm nay xuất phát từ việc FPT niêm yết hơn 3 triệu cổ phiếu ESOP phát hành trước đó. Ảnh minh họa. Ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 07/05, khối ngoại đã nhanh tay chi gần 77,6 tỷ đồng mua thỏa thuận gần 1,5 triệu cổ phiếu FPT tại mức giá trần...