Làn sóng đàn ông mặc váy
Câu chuyện nam tính hay nữ tính không phụ thuộc vào kiểu dáng trang phục mà nam giới khoác lên người.
Theo GQ , xu hướng nam giới mặc váy ngày càng tăng. Hiện nay, việc đàn ông diện váy không còn là chuyện hiếm gặp. Không ít thương hiệu thời trang trình làng các thiết kế váy cho nam giới với kiểu dáng, màu sắc đa dạng.
Thậm chí, tờ Vogue của Mỹ đã tạo nên bước ngoặt khi đưa Harry Styles lên trang bìa với trang phục khẳng định sự bình đẳng giới. Anh là người đàn ông đầu tiên được phép mặc váy và xuất hiện một mình trên trang bìa trong lịch sử hơn 125 năm của tạp chí.
Nam ca sĩ Lil Nas X cũng từng nhiều lần gây tranh cãi khi xuất hiện trên thảm đỏ ở các sự kiện trong những bộ váy dài, nhằm xóa bỏ lằn ranh giới tính giữa đàn ông và phụ nữ. Tuy nhiên, chưa bao giờ câu chuyện lại được “thổi bùng” và trở thành vấn đề tiêu cực xoay quanh sự bình quyền trong thời trang.
Lil Nas X mặc váy trên thảm đỏ lễ trao giải BET 2021. Ảnh: CNN.
Làn sóng đàn ông mặc váy
Với sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành thời trang, nhiều quan niệm truyền thống dần bị gỡ bỏ, đồng nghĩa với việc ranh giới giữa trang phục dành cho nam và nữ cũng không còn rõ rệt như xưa.
Khi nữ giới nói rằng họ có thể mặc suit hay phong cách menswear xuống phố thì đàn ông cũng vậy. Chẳng lý do gì ngăn cản nam giới khoác lên mình những items vốn được cho là dành cho phái đẹp.
Vào thế kỷ 12, đàn ông đã mặc váy trong các hoạt động thể thao. Trước hết là tính thực tế của món đồ này giúp cho việc chiến đấu dễ dàng và may váy đơn giản hơn phom dáng quần rất nhiều.
Nhiều nhà mốt từng lăng xê váy dành cho đàn ông, nhằm xóa bỏ định kiến về giới tính trong thời trang. Ảnh: Vogue, Jean Paul Gautier.
Vào năm 2000, NTK Alexander McQueen lấy cảm hứng từ những chiếc váy kẻ ô dành cho nam ở Scotland để đưa lên sàn diễn. Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan cũng từng có buổi triển lãm nghệ thuật mang tên Bravehearts: Men in skirts với mong muốn xóa bỏ định kiến của người đối diện về chuẩn mực nam tính trong thời trang.
Tạp chí Vogue còn nhận định phong trào đàn ông mặc váy bùng lên ở châu Âu phần nào khẳng định sự bình quyền trong xã hội hiện đại. Một số nhà mốt và ngôi sao bắt đầu thúc đẩy phong trào đàn ông mặc váy.
Video đang HOT
Ví dụ như Jaden Smith diện váy trong chiến dịch thời trang Xuân – Hè 2016 của Louis Vuitton, hay Kanye West kết hợp váy da của Givenchy cùng trang phục trên sân khấu âm nhạc…
Thậm chí, các nhà mốt quốc tế như Gucci, Valentino cũng lăng xê những chiếc váy xếp nếp trên sàn diễn được mặc bởi người mẫu nam.
Show diễn nam người mẫu chỉ mặc váy trình diễn. Ảnh: PB News .
Đại diện cho thế hệ xem trọng quyền bình đẳng
Theo The Guardian , hình ảnh các nam nghệ sĩ mặc váy xuất hiện trong các khung hình, đại diện cho cách ăn mặc phi giới tính ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay. Điều này được Vogue nhắm tới cho sự phát triển trong suy nghĩ của thế hệ gen Z.
Bởi, khi quyền bình đẳng giới được nâng cao, thế hệ trẻ dễ dàng nhận được sự giáo dục một cách đúng đắn về câu chuyện giới tính.
Harry Styles từng phản bác những lời chỉ trích về việc mặc váy: “Tôi không gieo rắc sự mơ hồ về tình dục để trở nên thú vị. Không phải vì chiếc váy khiến tôi trông đồng tính, dị tính hay lưỡng tính, mà vì tôi nghĩ nó trông thật ngầu”.
Các ngôi sao Hollywood cũng đứng lên ủng hộ nam nghệ sĩ. Chúng ta vẫn luôn nói về quyền bình đẳng giới trong thời trang, nhưng đàn ông lại không thể mặc những gì họ muốn như cách phụ nữ đã làm.
Trong khi phong trào nữ quyền đưa phụ nữ thoát khỏi sự nhìn nhận hạn hẹp, giúp các cô gái có thể mặc quần tây, áo blazer, thắt cà vạt và thể hiện góc nhìn mới về nữ tính, nhưng đàn ông không có sự tự do đó.
Giảng viên thời trang RMIT, tiến sĩ Alexandra Sherlock cho biết Harry Styles không phải người đàn ông nổi tiếng đầu tiên mặc váy, nhưng vị thế là một chàng trai được phụ nữ yêu mến khiến anh ấy trở nên khác biệt.
“Thế hệ trẻ họ cần được thoải mái trong suy nghĩ, không phải gò bó trong bất cứ khuôn khổ nào dưới góc nhìn của người khác. Đừng bao giờ đòi quyền bình đẳng khi chúng ta vẫn còn bị hạn hẹp trong những tư tưởng cổ hủ”, tiến sĩ nói thêm.
Harry Styles trên trang bìa tạp chí Vogue. Ảnh: Vogue.
Đàn ông có thể mặc váy?
Từ xưa đến nay, trong tâm trí nhiều người, thiết kế váy luôn được coi như trang phục đặc quyền của phái đẹp, thể hiện sự nữ tính, mềm mại. Thời trang đang tôn vinh cái nhìn nam tính dành cho phụ nữ với chiếc áo sơ mi oversized hay những bộ suit mang đầy vẻ quyền lực.
Tuy nhiên, nếu đàn ông làm như vậy, họ cũng mượn chiếc váy của phụ nữ để tăng sự phong phú hay tinh thần đa dạng trong thời trang lại là vấn đề khác. Mặc dù ngày nay người ta luôn nói về quyền bình đẳng giới như một thói quen hàng ngày.
Phụ nữ có quyền đấu tranh cho sự nữ quyền bằng thời trang, rõ ràng đàn ông không được chấp nhận khi làm điều đó. Kỳ vọng của những bứt phá trong thời trang nam giới vẫn còn nặng nề, một cách cổ hủ.
Nhiều nhà thiết kế đang cố gắng phá vỡ sự liên kết giữa quần áo và giới tính bên ngoài địa phận của thời trang, nơi mà sự nữ tính luôn gắn liền với những chiếc váy để biến sự nổi loạn ấy trở thành hiện thực. Tuy nhiên, định kiến khắt khe của người đối diện dành cho đàn ông lại khiến điều này vẫn mãi luôn nằm trong khuôn khổ trên sàn diễn.
Các nhà mốt thiết kế những món đồ này không dùng để bán, họ trình diễn một ý niệm và sự cởi bỏ giá trị hiện hữu áp đặt vào hai chữ “nam tính”. Chấp nhận để xóa bó lằn ranh giới tính được xem như sự cấp tiến trong tư duy, nhưng đâu đó vẫn còn là những câu hỏi dang dở mà chưa một ai có câu trả lời chính xác.
Thậm chí, việc những người có tầm ảnh hưởng trên thế giới như Harry Styles, Lil Nas X mặc váy cũng phần nào thay đổi tư tưởng của một bộ phận thế hệ trẻ về câu chuyện liên quan đến sự tự do, thoải mái trong suy nghĩ.
Có chăng khi phụ nữ đòi quyền “thả rông” hay cởi trần như nam giới thì đàn ông cũng nên được phép mặc váy mới là sự công bằng?
Hình ảnh những người đàn ông mặc váy vẫn còn là câu chuyện khá dài, cần thời gian để xã hội chấp nhận. Ảnh: Highsnobiety, WWD.
Nam MC cao 1,87 m có lối ăn mặc khác biệt
Danny Lomas sở hữu các thiết kế theo phong cách trái ngược. Tuy nhiên, anh biết cách kết hợp chúng để tạo nên vẻ ngoài ấn tượng.
Danny Lomas là MC kiêm người mẫu nổi tiếng. Anh có chiều cao 1,87 m ấn tượng cùng gu ăn mặc độc đáo. Trang phục của Danny mang hơi hướm vintage nhưng được kết hợp bởi những thiết kế khác biệt.
Danny Lomas từng phỏng vấn những gương mặt trẻ nổi tiếng như Hailey Bieber, Bille Eilish... Bên cạnh sự nghiệp MC, anh còn tự khẳng định vị thế của bản thân trong làng mốt nhờ tư duy phối đồ.
Tên tuổi của Danny Lomas thêm phủ sóng khi anh góp mặt trong chương trình về thời trang nam trực tuyến PAQ. Anh có lượng khán giả trung thành và tương tác cao nhờ vào phong cách thời trang riêng. Gu ăn mặc của Danny có sức mạnh truyền tải khi phù hợp với gen Z.
Tủ quần áo của Danny Lomas là sự kết hợp của quần áo may đo, đồ thể thao cổ điển hoặc những mẫu áo khoác cá tính. Anh từng hợp tác với một số nhà mốt nổi tiếng như Prada, Dunhill, Gucci và Tommy Hilfiger.
Trong khi đó, Danny đặc biệt yêu thích các thiết kế từ Calvin Klein. Là người dẫn chương trình, anh theo đuổi phong cách tự nhiên. Song cách chọn họa tiết, phom dáng giúp trang phục của Danny có phần lạ mắt.
Chiều cao 1,87 m giúp anh tự tin thử sức với nhiều phom dáng, phong cách. Những bộ suit của Danny thường được thêm thắt các chi tiết như khăn gài, phối cùng sơ mi xuyên thấu... Đây là cách để nam người mẫu tạo điểm nhấn.
Danny Lomas không quá cầu kỳ trong khâu chọn phụ kiện. Anh chuộng phối đồ cùng mũ bucket. Đôi lúc, anh sẽ đầu tư vào màu sắc của tất cao cổ để làm điểm nhấn chọn toàn thể trang phục.
Cách mặc đồ giá rẻ trông vẫn sang trọng cho nam giới Lựa chọn quần áo có tông màu trung tính như xanh than, đen, trắng giúp phái mạnh dễ phối đồ và trông cao hơn. 1. Quy tắc 1/3: Theo GQ, thay vì mua 3 chiếc quần rẻ, bạn nên mua chiếc đắt hơn nhưng dùng được lâu và dễ phối đồ trong mọi hoàn cảnh. Chất lượng quan trọng hơn số lượng. Bạn...