Lan Ngọc, Trường Giang và những sao Việt bị đóng khung trên màn ảnh
Thái Hòa, Kiều Minh Tuấn hay Ninh Dương Lan Ngọc là những diễn viên thường xuyên bị đóng khung vào một kiểu vai nhất định trên màn ảnh rộng thời gian qua.
Ninh Dương Lan Ngọc: Nhờ gặt hái nhiều thành công với vai Nương trong Cánh đồng bất tận (2010), Ninh Dương Lan Ngọc chọn cho mình tuýp nhân vật hiền lành, cam chịu trong buổi đầu sự nghiệp. Hình tượng này gắn liền với cô qua các phim như Long ruồi (2011), Tèo Em (2013) hay Trúng số (2015). Nhưng kể từ Tấm Cám: Chuyện chưa kể (2016), nữ diễn viên chuyển hẳn sang hướng mạnh mẽ, có phần chua ngoa, chảnh chọe. Ngoại trừ vai phụ trong Nắng (2016), Ninh Dương Lan Ngọc tiếp tục bị đóng khung với phong cách này trong hàng loạt tác phẩm như Phim trường ma (2016), Cô Ba Sài Gòn (2017), Cua lại vợ bầu (2019), và đặc biệt là hai phần Gái già lắm chiêu mới đây.
Miu Lê: Kể từ vai chính đầu tay trên màn ảnh rộng trong Tối nay, 8 giờ! (2011), Miu Lê đã bị đóng khung vào hình tượng nhân vật nhí nhảnh, ưa nũng nịu. Trong Nhà có 5 nàng tiên (2013), Tiên Vân của cô là người con gái út được cha mẹ và các chị chiều chuộng nhất. Sau khi trẻ lại, Bà Đại trong Em là bà nội của anh (2015) do Miu Lê thể hiện cũng dần sở hữu tính cách của một cô gái tuổi đôi mươi, thậm chí có lúc còn “nhõng nhẽo” cháu nội Tùng (Ngô Kiến Huy). Qua Bạn gái tôi là sếp (2017), Cô gái đến từ hôm qua (2017) hay Anh thầy ngôi sao (2019) mới đây, cô vẫn chưa thoát khỏi cái bóng quá lớn của bản thân.
Thái Hòa: Sau thành công nhờ vai phụ trong Để Mai tính (2010), Thái Hòa tiếp tục ghi điểm ở Long Ruồi (2011) nhờ vai anh chàng bán bánh xèo hiền lành, khù khờ. Từ đó, hình tượng đồng hành cùng anh qua nhiều tác phẩm ăn khách như Tèo em, Quả tim máu (2014) hay Fan cuồng (2016). Ngoài ra, “ông hoàng phòng vé Việt” một thời cũng từng ghi dấu ấn qua các vai diễn đồng tính hoặc nam giả nữ trong loạt Để Mai tính và Cưới ngay kẻo lỡ (2012). Tuy nhiên, anh dường như đã từ bỏ hình ảnh đó sau khi vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cả giới phê bình lẫn khán giả. Những phim gần đây như Chàng vợ của em (2018) hay Hồn papa, da con gái (2018), Thái Hòa lại quay về với hình ảnh khù khờ, và chưa mang lại sự đột phá nào mới mẻ.
Trường Giang: Có lẽ nhờ nổi danh nhờ vai Mười Khó, Trường Giang thường hay chọn hình tượng chân chất, “ngố tàu” trên màn ảnh rộng. Trong phần phim Lật mặt đầu tiên ra mắt hồi 2015, anh ghi điểm khi hóa thân thành chàng xe ôm lắm mồm tên Toàn. Loạt nhân vật trong 49 ngày (2015), Già gân, mỹ nhân và găng tơ (2015) và Taxi, em tên gì? (2016) cũng tuân theo công thức trên. Với Siêu sao siêu ngố (2017), danh hài vào vai hai anh em song sinh có tính cách trái ngược. Song, Trường Giang chỉ làm tốt hình ảnh người em Thế Tùng chăn lợn ở quê, chứ chưa ra dáng một siêu sao nổi tiếng như anh trai Thế Sơn. Vai Hân trong 30 chưa phải Tết (2020) mới đây có sự thay đổi tính cách đa dạng hơn, nhưng vẫn chưa đi xa khỏi công thức quen thuộc của danh hài xứ Quảng.
Hứa Vĩ Văn: Nhờ vẻ ngoài điển trai, Hứa Vĩ Văn thường bị đóng khung kiểu vai diễn “soái ca” thành đạt trên màn ảnh rộng. Song, nhân vật của anh thường là kép phụ như ở Giao lộ định mệnh (2010), Chàng trai năm ấy (2014) hay Em là bà nội của anh. Chạy đi rồi tính (2017) và Ống kính sát nhân (2018) là những lần tài tử thử cố gắng thay đổi hình tượng khi lần lượt hóa thân thành một người chồng nhu nhược hay tay thanh tra cô độc, nhiều tâm sự. Song, cả hai vai diễn đều không được đánh giá quá cao. Đến Chàng vợ của em, Hứa Vĩ Văn lại quay về khuôn mẫu quen thuộc.
Kiều Minh Tuấn: Kiều Minh Tuấn từng góp mặt trong nhiều bộ phim, nhưng phải đến khi hóa thân thành tay giang hồ Tuấn trong Nắng thì tên tuổi anh mới phần nào được khán giả biết đến. Nam diễn viên tiếp tục lặp lại mẫu nhân vật qua tay dân chơi Hoàng trong Em chưa 18 (2017) và gặt hái vô số thành công. Vai diễn vô tình đóng khung tài tử với hình ảnh “trai đểu hóa tốt”. Anh từng cố gắng thay đổi khi góp mặt trong Chú ơi, đừng lấy mẹ con (2018) và Hạnh phúc của mẹ (2019). Tuy nhiên, cả hai phim đều vướng phải scandal, cũng như có chất lượng không tốt. Sau hai cú sảy chân, người tình của Cát Phượng tiếp tục khai thác hình tượng cũ qua Anh trai yêu quái (2019) và Nắng 3: Lời hứa của cha (2020).
Video đang HOT
Hạ Tuyết (zing)
Phim Việt đầu năm: Diễn viên "hot" chưa đủ để tạo ra sức hút
Các nhà sản xuất đã hé lộ nhiều dự án mới, hứa hẹn truyền tải nhiều nét văn hóa Việt trên màn ảnh rộng bằng những thể loại khác nhau nhằm tạo ra sự đa dạng cho thị trường phim Việt.
Ở "30 chưa phải Tết," Trường Giang thử sức với một vai diễn mang nhiều sắc thái. (Ảnh: Đoàn làm phim)
Dù có sự xuất hiện của nhiều tên tuổi "hot" trong "làng" giải trí (danh hài Trường Giang, Hoa hậu chuyển giới Quốc tế Hương Giang...) nhưng những bộ phim Việt ra rạp trong hai tháng đầu năm vẫn không đủ sức hút với khán giả.
Khoảng cách thế hệ
Những tác phẩm "trình làng" trong hai tháng đầu năm ( "Bí mật đảo Linh Xà," "30 chưa phải Tết," "Gái già lắm chiêu 3," "Đôi mắt âm dương," "Tiền nhiều để làm gì" và "Sắc đẹp dối trá") thuộc nhiều thể loại khác nhau: hài, tình cảm, giả tưởng, kinh dị... Tuy nhiên, chất lượng chưa đi kèm với số lượng.
Tuy cùng chọn thời điểm ra rạp (dịp đầu năm) nhưng trong số dự án kể trên, không có tác phẩm nào tạo được tiếng vang, trở thành hiện tượng phòng vé như ở những năm trước ( "Siêu sao siêu ngố" - 2018, "Cua lại vợ bầu" - 2019...).
Nội dung ôm đồm, thông điệp được thể hiện một cách hời hợt và sự xuất hiện của nhiều chi tiết khiên cưỡng, phi lý hay những tình huống chọc cười khá "lố" là điểm trừ chung cho những bộ phim Việt ra rạp từ đầu năm tới nay.
" Sắc đẹp dối trá" (đạo diễn Kay Nguyễn) là một ví dụ tiêu biểu. Chuyện phim xoay quanh cuộc sống của Dương (Hương Giang thủ vai) với khát khao chuyển giới, sống đúng với chính mình. Bất ngờ, ước mơ tưởng chừng như xa vời đó bị ép buộc trở thành sự thật khi Dương vô tình bị lôi vào vòng xoáy thù hận của một nhóm giang hồ, phải thay đổi nhân dạng để lẩn trốn, bảo toàn mạng sống và tham gia một cuộc thi nhan sắc.
Diễn xuất của Hương Giang trong "Sắc đẹp dối trá" chưa thuyết phục được khán giả. (Ảnh: Đoàn làm phim)
Tuy nhiên, những khía cạnh có sức hút lớn với khán giả đều không được thể hiện trọn vẹn khiến chuyện phim trở nên thiếu logic. Thay vào đó, những câu chuyện là tâm điểm của bộ phim (chuyện phẫu thuật chuyển giới đau đớn và nguy hiểm, hành trình khó khăn để làm quen với giới tính mới của nhân vật, tiến sâu vào cuộc thi nhan sắc quy mô lớn...) đều chỉ được thể hiện rời rạc qua một vài phân cảnh.
Ngoài ấn tượng về sắc vóc của Hương Giang, "Sắc đẹp dối trá" không mang đến nhiều cảm xúc cho người xem.
Ngoài ra, những bộ phim ra mắt thời gian gần đây cũng cho thấy khoảng cách lớn về diễn xuất giữa các thế hệ diễn viên. Những gương mặt như Lê Khanh, Hồng Vân (ở "Gái già lắm chiêu 3"), Kim Xuân, Hữu Châu (ở "Sắc đẹp dối trá") hay Việt Anh (trong "30 chưa phải Tết") tiếp tục cho thấy "đẳng cấp" của những nghệ sỹ gạo cội với diễn xuất tự nhiên, giàu cảm xúc và đài từ đanh thép, sắc nét...
Trong khi đó, các diễn viên trẻ (Hương Giang, Tuấn Trần, Jun Vũ...) chưa thuyết phục được khán giả bởi diễn xuất thiếu tự nhiên, biểu cảm gương mặt đơ cứng và đài từ yếu (thoại không rõ lời, thiếu những pha nhấn nhá để thể hiện sắc thái)...
Nghệ sỹ nhân dân Hồng Vân và nghệ sỹ nhân dân Lê Khanh vào vai mẹ chồng-nàng dâu trong "Gái già lắm chiêu 3." (Ảnh: Đoàn làm phim)
Đặc biệt, khi tạm xa thế mạnh diễn hài để chuyển sang dạng vai khác mang sức nặng tâm lý với đủ sắc thái (tham lam, nhẫn tâm, độc ác và đi đến tận cùng những gì ích kỷ nhất của con người), Trường Giang (phim "30 chưa phải Tết") đã để lộ rõ độ vênh về mặt cảm xúc nhân vật khi thể hiện những xung đột tâm lý, tình cảm...
Trong phim, nhân vật do Trường Giang thủ vai bị rơi vào vòng lặp thời gian vô tận, phải sống đi sống lại ngày 30 Tết. Trong ngày cuối cùng lặp đi lặp lại ấy, Hân gặp lại những người quen xa lạ, đối diện với những vấn đề mà từ lâu anh luôn muốn trốn chạy.
Đạo diễn Quang Huy cho biết "vòng lặp" là một dạng nội dung khá phổ biến với điện ảnh thế giới nhưng còn rất mới mẻ Việt Nam. Dẫu có màu sắc lạ nhưng với diễn biến dễ đoán, việc thể hiện cảm xúc nhân vật không trọn vẹn, bộ phim vẫn không tạo được dấu ấn riêng.
Bên cạnh đó, dù có sự tham gia của nhiều gương mặt "hot" (như Bảo Thanh, Quốc Trường hay Dương Minh...) nhưng những bộ phim như "Đôi mắt âm dương" hay "Bí mật đảo Linh Xà" cũng không được khán giả đón nhận bởi nội dung, đề tài không mới, khâu dàn dựng thiếu chỉn chu. Khâu lồng tiếng trong "Bí mật đảo Linh Xà" là một ví dụ tiêu biểu. Trong phim, tình trạng "tiếng một đường, hình một nẻo" thường xuyên xảy ra.
Bản sắc Việt trên màn ảnh rộng
Từ thực tế nói trên, có thể thấy, khán giả ngày càng "khó tính," đặt ra những đòi hỏi khắt khe hơn với phim Việt. Sự xuất hiện của những gương mặt "hot" chưa đủ để níu chân người xem.
Đạo diễn Nhất Trung đi ngược lại với xu hướng làm phim hài dịp đầu năm với dự án mang màu sắc kinh dị "Đôi mắt âm ương." (Ảnh: Đoàn làm phim)
Sau mùa phim thất bại, không có điểm nhấn, các nhà sản xuất đã hé lộ nhiều dự án mới, hứa hẹn truyền tải nhiều nét văn hóa Việt trên màn ảnh rộng bằng những thể loại khác nhau nhằm tạo ra sự đa dạng cho thị trường phim Việt.
Đạo diễn Lý Hải cho biết, phần tiếp theo của "Lật mặt" - series phim gắn với tên tuổi của anh và nhà sản xuất Minh Hà sẽ khai thác bối cảnh sông nước miền Tây.
Nam đạo diễn chia sẻ, dù sinh ra và lớn lên tại miền Tây nhưng đây là lần đầu tiên anh đưa bối cảnh sông nước miền Tây lên màn ảnh rộng. Theo đó, hơn 90% tổng số cảnh quay của "Lật mặt 5" sẽ thực hiện tại các tỉnh miền Tây.
"Lật mặt 5" (dự kiến ra mắt dịp 30/4) cũng cho thấy hướng đi mới của Lý Hải khi chuyển từ thể loại phim ma hài sang phim hành động. Tuy nhiên, để tạo sự kết nối với những phần trước, "Lật mặt 5" vẫn có những pha hài tình huống mang đậm dấu ấn riêng của đạo diễn Lý Hải.
Bên cạnh đó, các nhà làm phim Việt cũng khai thác nhiều câu chuyện quen thuộc để dàn dựng "Cậu Vàng," "Trạng Tý"...
"Cậu Vàng" (đạo diễn Trần Vũ Thủy) là bộ phim phóng tác từ truyện ngắn "Lão Hạc" và một số tác phẩm khác của nhà văn Nam Cao. Các nhân vật trong đó đều được xây dựng với cuộc sống, số phận riêng nhưng vẫn liên kết với nhau trong một mạch truyện chung để diễn tả bối cảnh xã hội xưa.
Tuy nhiên, so với nguyên tác của nhà văn Nam Cao và kịch bản ban đầu của cố nghệ sỹ nhân dân Bùi Cường, phiên bản "Cậu Vàng" lần này có thêm nhiều nhân vật mới, nhiều chi tiết mới. Ví dụ như nhân vật ông giáo Thứ sẽ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ hơn...
Các nhân vật trong "Trạng Tý." (Ảnh: Đoàn làm phim)
Trong khi đó, "Trạng Tý" chuyển thể từ truyện tranh nổi tiếng "Thần đồng đất Việt." Chuyện phim xoay quanh cuộc sống của Tý - một cậu bé thông minh, láu lỉnh. Cùng với những người bạn thân thiết, cậu bé nhiều lần giúp triều đình thoát khỏi các tình huống nguy hiểm, chống lại ngoại bang.
Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân cho biết, nhiều tình huống trong truyện được xây dựng từ các câu chuyện lịch sử và dã sử liên quan đến các nhân vật lịch sử như Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền...
"Với tôi, việc thực hiện bộ phim này giống như giấc mơ nay đã trở thành hiện thực, để hàng triệu khán giả được xem và tự hào về những câu chuyện về những nhân vật lịch sử thông minh, tài năng trong sử Việt," nhà sản xuất cho hay.
Ngoài ra, đường đua phim Việt 2020 cũng chứng kiến sự trở lại của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng với "Tiệc trăng máu." Dự án quy tụ dàn sao hùng hậu: Kaity Nguyễn, Thái Hòa, Hứa Vĩ Văn, Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Đức Thịnh, Hồng Ánh...
"Tiệc trăng máu" là phiên bản remake của bộ phim "Perfect Stranger" của điện ảnh Italy. Kịch bản khai thác những vấn đề nổi bật trong đời sống đương đại như niềm tin, sự chia sẻ giữa con người với nhau cũng như sức ảnh hưởng của công nghệ tới cuộc sống của con người.
"Tiệc trăng máu" thuộc thể loại phim hài đen, một thể loại chứa đựng yếu tố trào phúng, châm biếm xen lẫn kịch tính cao độ.
Theo vietnamplus.vn
Nhạt nhẽo như...phim Tết So với năm 2019, phim chiếu rạp Tết 2020 có phần ảm đạm, yên ắng hơn. Mặc cho cuộc đua doanh thu chưa đến hồi kết nhưng chất lượng phim thì đã rõ. Mặc dù dẫn đầu doanh thu phòng vé nhưng "Gái già lắm chiêu 3" vẫn không được đánh giá cao Nếu ở mùa phim Tết năm ngoái, các nhà sản...