Lấn làn của xe buýt nhanh có thể bị phạt tới 1,2 triệu đồng
Xe buýt nhanh của Hà Nội được ưu tiên sử dụng đường riêng. Theo Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính, các phương tiện nếu đi vào đường dành cho xe buýt nhanh (đường cấm) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
Các phương tiện lấn làn xe buýt nhanh sẽ bị phạt tiền.
Cụ thể, theo điểm b, khoản 4, Điều 5 của Nghị định 46 /2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ-đường sắt, lực lượng chức năng sẽ phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Ngoài ra, quy định xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ cũng áp dụng phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường .
Tại làn đường dành cho xe buýt nhanh đều có biển cảnh báo, phía dưới có vạch sơn kẻ đường. Ở các nút giao, nhà chờ đều có lắp hệ thống camera giám sát, lực lượng chức năng sẽ căn cứ hình ảnh ghi lại để phạt nguội.
Video đang HOT
Khi xảy ra ùn tắc giao thông, người điều khiển giao thông có quyền cho các phương tiện đi vào làn xe buýt nhanh để giải tỏa ùn tắc, giảm áp lực giao thông.
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Hà Nội (PC67) – cho biết: Đã có quy định thì phải thực hiện, mức phạt bao nhiêu đã cụ thể trong Nghị định xử phạt. Tuy nhiên, lãnh đạo cũng cho rằng xuyên suốt tuyến buýt nhanh cần kẻ vạch sơn rõ ràng để không “đánh đố” người dân điều khiển các loại phương tiện khác.
Cùng đó, lãnh đạo PC67 cũng cho rằng cần có sự tính toán đầy đủ về làn đường phù hợp dành cho các phương tiện cùng lưu thông, tránh tình trạng ưu tiên cho buýt nhanh nhưng lại đè nặng áp lực lưu thông thông cho các phương tiện khác.
Theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông xe buýt nhanh chạy trên làn đường riêng tại các đoạn từ Ba La – Quang Trung – Lê Trọng Tấn – Đường trục Bắc Hà Đông – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ – Giảng Võ – nút Giang Văn Minh – Cát Linh. Các đoạn không bố trí làn đường dành riêng (BRT chạy chung với phương tiện khác) gồm đoạn Yên Nghĩa – ngã ba Ba La; đoạn Giang Văn Minh – Kim Mã và Kim Mã – Giảng Võ.
Được biết, từ ngày 25/12/2016, Sở GTVT Hà Nội sẽ chính thức phân luồng các phương tiện giao thông hoạt động dọc tuyến đường từ bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã để nhường đường phục vụ tuyến buýt nhanh đầu tiên.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Hà Nội chốt phương án điều chuyển xe khách tuyến cố định
Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản thông báo chủ trương thực hiện điều chỉnh toàn bộ các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh tại các bến xe trên địa bàn thành phố.
Xe khách tại bến xe Mỹ Đình.
Ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội có thông báo số 635 gửi tới các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thông tin về kế hoạch điều chỉnh xe khách cố định liên tỉnh trên địa bàn Hà Nội.
Cụ thể, việc điều chỉnh sắp xếp luồng tuyến sẽ bắt đầu thực hiện từ 2/1/2017. Điều chuyển các tuyến tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng chuyển về bến xe Nước Ngầm.
Các tuyến của tỉnh Bắc Kạn, Cao bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái đang hoạt động tại các bến Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa chuyển về bến xe Mỹ Đình.
Tuyến của các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Hòa Bình, Kom Tum, Sơn La, Thanh Hóa (các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát đi theo hướng Hồ Chí Minh) đang hoạt động tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm chuyển về bến xe Yên Nghĩa.
Các tuyến của tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây chuyển vê bến xe Giáp Bát. Điều chuyển các tuyến của tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn đang hoạt động tại các bến xe Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Sơn Tây chuyển về bến xe Gia Lâm.
"Sở GTVT Hà Nội đề nghị sở giao thông vận tải các tỉnh thành phố có liên quan thông báo cho các đơn vị kinh doanh vận tải có luồng tuyến thuộc diện điều chuyển và bến xe có trụ sở đặt trên địa bàn biết về chủ trương. Đồng thời, các sở giao thông chủ động phối hợp với Sở GTVT Hà Nội hướng dẫn cho các đơn vị vận tải, bến xe có liên quan hoàn thiện thủ tục theo quy định", văn bản do ông Hà Huy Quang ký nêu rõ.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải làm việc với các đơn vị khai thác bến xe hoàn thiện các thủ tục; thanh lý hợp đồng dịch vụ tại bến xe cũ, kí hợp đồng dịch vụ ở các bến xe mới; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện sắp xếp, điều chuyển theo đúng phương án. Bến xe chịu trách nhiệm tổ chức vận hành bến xe đảm bảo hoạt động ổn định cho các doanh nghiệp, an ninh trật tự tại bến.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Buýt nhanh BRT chạy thử trên đường phố Hà Nội Sáng 20/12, Sở GTVT Hà Nội cho chạy thử xe buýt BRT tuyến số 99, lộ trình từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa. Xe xuất phát lúc 8h30 sáng, khi giao thông thành phố đã qua giờ cao điểm, hoàn thành lộ trình khá "trơn tru" với nhiều nghiệp vụ vận tải hành khách mới mẻ. Sáng 20/12, Sở GTVT Hà...