Lăn khử mùi – ‘thủ phạm’ âm thầm gây bệnh ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh đáng sợ đối với phụ nữ. Thật bất ngờ khi mới đây có những thông tin xung quanh việc sử dụng lăn khử mùi có thể gây ung thư vú.
Mùa hè, vùng nách có thể ra nhiều mồ hôi và gây mùi khó chịu cho nhiều người. Vì thế, lăn khử mùi được xem là cứu cánh, không thể bỏ qua của nhiều người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc dùng lăn khử mùi cũng cần được cân nhắc để tránh những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ.
Ammonia là “thủ phạm” gây mùi hôi ở cơ thể người. Cùng với sự bài tiết mồ hôi, cơ thể thải ra ammonia và đồng thời chuyển hóa chất này thành urea (không mùi). Trong một số trường hợp, cơ thể thải ra quá nhiều mồ hôi và không kịp chuyển hóa hết ammonia, khi đó sẽ sinh ra mùi cơ thể. Ngoài ra, vi khuẩn gây mùi cũng chuyển lại urea về ammonia. Vi khuẩn này trú ngụ nhiều ở vùng nách và vùng kín.
Mới đây TS Satish Bhatia, làm việc tại Viện da liễu và phẫu thuật da, Hiệp hội Ung thư Ấn Độ cho biết: Hiện các loại lăn nách trên thị trường chủ yếu là loại deodorant (khử mùi) và antiperspirant (ức chế thoát mồ hôi). Cơ chế của khử mùi là chuyển hóa ammonia thành một chất khác không có mùi, hoặc/và sử dụng một hương liệu có chức năng át mùi cơ thể.
Cơ chế của ngăn mồ hôi là sử dụng một số loại muối nhôm (như aluminum chlorohydrate hoặc aluminum zirconium), khi kết hợp với một số chất trong mồ hôi sẽ tạo nên một nút bít ống thoát mồ hôi, từ đó ngăn việc bài tiết mồ hôi tạm thời.
Lăn khử mùi có thể gây ung thư vú
Tiếp đó, bác sĩ thẩm mỹ Dr Jamuna Pai (Ấn Độ) cũng cho biết, một vài nghiên cứu đã chỉ ra nhôm/muối nhôm trong chất chống mồ hôi có thể được hấp thụ qua da. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra giả thuyết rằng, chất chống mồ hôi có liên quan đến ung thư vú vì chúng được áp dụng cho một khu vực gần vú đặc biệt là hạch bạch huyết dưới cánh tay nơi sản sinh ra các tế bào ung thư vú phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ.
Cùng với đó, chị em phụ nữ với thói quen cạo hoặc nhổ lông nách tạo ra những vết thương khiến muối nhôm dễ dàng đi vào vùng ngực nhiều hơn. Nhôm/muối nhôm được cho có liên quan đến ung thư vú, khi nhiều phụ nữ ung thư vú đã được các nhà khoa học phát hiện hàm lượng nhôm trong dịch tiết từ núm vú cao hơn đáng kể khi so sánh với nhóm đối chứng, gồm những người khoẻ mạnh, không bị ung thư vú.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác đã phát hiện ra nhôm có thể làm tăng sự lây lan của tế bào ung thư vú, kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ tử vong, liên quan tới bệnh thiếu máu, chứng nhuyễn xương, các bệnh về suy thoái thần kinh.
Ngoài ra, trong các loại lăn khử mùi thông thường cũng chứa paraben (các loại chất bảo quản được sử dụng nhiều trong các mỹ phẩm) khiến các nhà khoa học xác định rõ hơn về nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư vú và suy giảm nội tiết tố nữ.
Các nhà khoa học khuyên rằng nếu vẫn muốn sử dụng sản phẩm khử mùi như: xịt, sáp, lăn khử mùi thì tốt nhất nên tránh sử dụng trực tiếp trên da mà thay vào đó là xịt, lăn lên quần áo để vừa giúp hạn chế mùi cơ thể mà vẫn đảm bảo an toàn.
Theo Minh Thảo – Chất lượng Việt Nam
Lăn khử mùi có gây ung thư vú không?
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến của phụ nữ. Việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng cho quá trình điều trị. Tuy nhiên phụ nữ cần biết các điều sau:
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều phụ nữ hoang mang không biết điều gì là nguyên nhân thực sự đã gây ra căn bệnh ung thư vú. Thậm chí có người thắc mắc liệu áo ngực có gọng có tăng nguy cơ bị mắc bệnh không.
Mỗi năm khoảng 60.000 người ở Anh được chẩn đoán mặc bệnh ung thư vú, tương đương với cứ 10 phút có một người được phát hiện mắc bệnh.
Không có bất kì bằng chứng nào chứng tỏ dùng lăn khử mùi có thể gây ra ung thư vú
Tổ chức từ thiện chăm sóc các bệnh nhân ung thư vú đã hợp tác với văn phòng luật Irwin Mitchell để phá vỡ 6 tin đồn "huyền thoại" về nguyên nhân gây ung thư vú.
Các chuyên gia đã tìm cách trả lời câu hỏi liệu các tia phóng xạ từ việc chụp X-quang vú có là nguy cơ gây bệnh không, hay liệu nếu một người trong gia đình bị mắc bệnh thì người đó có nguy cơ cao bị bệnh này không.
Lisa Jordan, đối tác và cũng là người chuyên về các vụ sơ suất trong y tế tại Irwin Mitchell nói: "Chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm, vì vậy cần phải biết các tác nhân gây ung thư vú và cách kiểm tra vú để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng".
Cần kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú
"Huyền thoại" 1- Nếu một người trong gia đình bạn bị mắc bệnh ung thư vú, có khả năng bạn cũng bị bệnh
Sự thật: Chỉ có một vài người là trong nhóm nguy cơ cao, khoảng 5% bệnh nhân ung thư vú là do di truyền 1 gen lỗi.
"Huyền thoại 2"- Hầu hết các khối u ở vú là ung thư vú
Sự thật: Đại đa số những người có khối u ở vú không bị mắc bệnh ung thư vú. Họ có thể bị u nang hoặc các khối u lành tình khác (không phải ung thư). Nhưng bạn cần phải chú ý tới sự phát triển hoặc thay đổi bất thường của ngực và đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn.
Trong trường hợp này, nếu một người trong gia đình của bạn có tiền sử bị bệnh, có khả năng bạn cũng bị.
Những dấu hiệu khác của bệnh là núm vú, hình dáng ngực hoặc da quanh ngực có dấu hiệu bất thường, đau ngực, bị loét và vú bị nhiễm trùng hoặc bị viêm.
"Huyền thoại 3"- Sử dụng lăn khử mùi có thể gây ra ung thư vú
Sự thật: Hiện nay không có bất kì bằng chứng nào chứng tỏ điều này
"Huyền thoại 4"- Mặc áo ngực có gọng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Sự thật: Hệ bạch huyết của ngực là nơi có hệ thống mạch máu mà với nó, bạch huyết được dẫn từ các mô vào trong máu. Việc cho rằng áo ngực có gọng sẽ đè nén hệ bạch huyết là sai.
"Huyền thoại 5"- Đàn ông không bị mắc bệnh ung thư vú
Sự thật: Bệnh ung thư vú là bệnh phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở nam giới. Hơn 340 đàn ông Anh đã được chẩn đoán mắc bệnh.
"Huyền thoại 6" - Bức xạ từ việc chụp X-quang tuyến vú sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Sự thật: Rủi ro gặp phải nhỏ hơn nhiều so với lợi ích thu được từ việc kiểm tra này. Những vấn đề bất thường được tìm thấy trước khi bạn nhận ra là rất quan trọng, tăng cơ hội phát hiện sớm.
Viện nghiên cứu Ung thư Anh cho biết hơn 90%phụ nữ được chẩn đoán ung thư ở giai đoạn đầu sống thêm ít nhất 5 năm, trong khi chỉ 15% phụ nữ được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hơn được như vậy.
Số liệu mới nhất của ONS chỉ ra rằng 80,6% bệnh nhân ung thư vú có thể sống thêm 10 năm sau khi được chẩn đoán.
Theo Lily - Gia đình và Xã hội/ Express
Các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến Bệnh lây truyền qua đường tình dục do các tác nhân vi sinh vật lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua tiếp xúc tình dục. Các nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn, virus, kí sinh vật ngoài da hoặc nấm gây ra. Bệnh Trichomonas (Trùng roi): Bệnh trùng roi âm nếu không được phát hiện,...