Lần đầu về nhà mẹ chồng, tôi xấu hổ muốn độn thổ vì trở thành “kẻ trộm” bất đắc dĩ
Dù đã hơn 10 năm trôi qua, nhưng ký ức đó vẫn còn nguyên vẹn trong tôi và nó đã trở thành một trong những chủ đề quen thuộc mà chồng tôi thỉnh thoảng vẫn nhắc lại để chế giễu.
Hồi đó khi yêu nhau đã lâu và xác định sẽ kết hôn nên chồng đưa tôi về quê ra mắt bố mẹ chồng. Đó là một thị trấn nhỏ có phong cảnh rất đẹp, có núi có rừng, có cả những hồ nước trong xanh sơn thủy hữu tình khiến tôi thực sự thích thú. Gia đình chồng có bố mẹ chồng và bà nội chồng, ai cũng rất đôn hậu và dễ gần.
Mọi người gần như không để tôi phải làm gì và còn bảo chồng đưa tôi đi thăm thú xung quanh. Được lời như cởi tấm lòng, tôi theo người yêu rong ruổi khám phá khắp nơi. Buổi sáng hôm đó, anh dẫn tôi đi bộ lên khu rừng gần nhà rồi đến gần một vườn cây ăn quả rất thích mắt, chúng tôi cứ vừa đi vừa nói chuyện rôm rả cho đến khi thấy một vài cây mơ lớn cũng đang mùa quả chín. Lần đầu nhìn thấy loại quả này tôi rất tò mò muốn thưởng thức nhưng cây mơ nào cũng rất cao rất khó để hái được.
Người yêu nhận thấy ánh mắt thèm muốn của tôi, bạn đầu anh thử trèo lên cây hái nhưng không được. Sau đó anh quyết định ngồi xổm xuống để tôi cưỡi lên cổ anh, và khi anh đứng lên tôi đã có thể với tới một vài chùm mơ phía trên đầu. Tôi vui thích lắm, nhưng khi đang hăng hái thu hoạch một ít cho vào túi thì bất ngờ nghe tiếng ai đó hét lên: “Ai vậy? Ai hái quả nhà tôi vậy?”.
Người yêu vội vàng hạ tôi xuống rồi kéo tôi chạy để tránh bị bắt quả tang đang hái trộm. Thế nhưng chạy được một lát thì chân tôi vấp phải hòn đá đau điếng không thể đi được nữa, nước mắt trực trào. Anh vừa xót tôi vừa sợ bị đuổi kịp nên bảo tôi lên lưng anh cõng, nhưng chúng tôi chỉ đi thêm được một đoạn ngắn thì chủ vườn mơ đã bắt kịp, họ buông lời mắng mỏ: ” Đi ăn trộm vui lắm hả, hái được bao nhiêu rồi mà bỏ chạy? Trai xinh gái đẹp thế kia mà đẹp mặt nhỉ”.
Chúng tôi đang lúng túng không biết cư xử ra sao thì còn có thêm mấy người lớn tuổi đi đến. Tôi biết sẽ không thể trốn tránh được nữa nên đành liên tiếng giải thích: “Chúng cháu không ăn trộm gì khác, chúng cháu chỉ hái một vài quả mơ xanh vì thích thúc thôi, bây giờ cháu sẽ trả lại cho bác hoặc gửi bác tiền. Quả thật cháu không có ý ăn trộm, chỉ là lúc đó chúng cháu không gặp ai cả, nếu không chúng cháu đã mua chúng”.
Và rồi khi tôi đang hồi hộp chờ “ phán quyết” của nhóm người thì một cụ già lên tiếng: ” Tôi thấy cậu bé này quen quen, giống như con trai của cô H. và thầy T. thì phải (bố mẹ chồng tôi lúc bấy giờ đều là giáo viên cấp 2 và có tiếng ở địa phương). Có đúng vậy không?”.
Chồng tôi lúc đó chắc sợ làm xấu mặt bố mẹ nên đã nói không, nhưng đúng lúc đó tôi lại buột miệng thừa nhận là “đúng ạ”. Cuối cùng sau một hồi giáo huấn, họ cũng đã tha cho chúng tôi về. Suốt dọc đường đi, tôi đau chân nên không thể đi nhanh được, lúc thì khập khiễng bám vào người yêu, lúc thì anh lại cõng tôi trên lưng, ai đi qua cũng ngoái nhìn khiến tôi cảm thấy rất ngượng ngùng.
Video đang HOT
Về đến nhà chúng tôi không dám nhắc đến sự cố đáng xấu hổ đó mà chỉ muốn giấu nhẹm đi. Thế nhưng chiều tối cùng ngày, ông lão trong vườn cây ăn quả lúc sáng bỗng đến nhà người yêu tôi cùng một số nam nữ khác. Họ xách theo một túi to những quả mơ căng tròn biếu bố mẹ chồng tôi và kể lại sự việc lúc sáng. Tôi lúc ấy chỉ muốn độn thổ nên cúi đầu không nói nên lời. Mẹ chồng vội bảo tôi lại gần giới thiệu với mọi người: “Đây là con dâu tương lai của tôi, nó và cháu Q. nhà tôi đều làm trên thành phố, hôm nay cuối tuần mới tranh thủ về thăm nhà”.
May mắn sau đó không ai trách tội chúng tôi cả, ông chủ vườn mơ ra về cũng rất vui vẻ và còn chúc chúng tôi sớm làm đám cưới để bố mẹ chồng tôi nhanh có cháu bế. Buổi tối hôm đó, tôi còn nghe bà nội và mẹ chồng “xử” chồng tôi ngay trong nhà: ” Nói thật đi, hai đứa đã đi đến đâu rồi? Con bé có gì rồi đúng không? Nếu đúng thì mau cưới đi, đừng đối xử tệ bạc với con bé”.
Bà nội chồng khi đó cũng hùa vào: ” Mẹ mày hồi đó nghén ngẩm cũng thèm của chua, ăn mơ ăn mận suốt, bà nhìn chảy nước miếng mà không thể ăn nổi. Cái H. chắc cũng vậy đúng không?”. Hai người cứ thế cười rất vui vẻ, mặc cho chồng tôi phủ nhận, bênh vực tôi. Còn tôi thì cố thủ trong phòng không dám ló mặt và vờ như không nghe thấy gì.
Hiện giờ chúng tôi đã kết hôn được hơn chục năm nhưng mỗi khi về quê chồng chuyện cũ vẫn thường được nhắc đến. Không chỉ người trong nhà mà khi chúng tôi đi ra đường thỉnh thoảng vẫn thấy người làng xì xào về kỷ niệm xấu hổ khi xưa khiến chúng tôi vừa buồn cười vừa ngại ngùng.
Độc giả giấu tên
Đêm tân hôn mẹ chồng gặp con dâu ra yêu cầu cổ hủ, bị từ chối thẳng thừng
"Khi Giang cảm thấy cuộc sống mới tràn trề hy vọng đang sắp bắt đầu thì mẹ chồng vào gặp cô đúng đêm tân hôn...".
Giang và Chung đã hẹn hò được 4 năm nên quyết định tiến tới hôn nhân. Chung là con trai duy nhất trong gia đình, cũng là "niềm tự hào" lớn nhất của cha mẹ và dòng họ.
Khi hẹn hò, Chung nói với Giang rằng bố mẹ anh có phần gia trưởng. Giang không mấy bận tâm, cô hiểu một số suy nghĩ của thế hệ cũ và cảm thấy rằng cha mẹ của Chung có thể chỉ là yêu con trai hơn con dâu, điều đó cũng không có gì phải lạ.
Cha mẹ của Giang khá hài lòng với Chung, nhưng cha mẹ của Chung lại không hài lòng với Giang. Lần đầu ra mắt, mẹ Chung đã chê Giang "quá gầy, khó cho sinh nở". Giang cảm thấy ớn lạnh khi nghe điều này, nhưng Chung đã kịp thời ngăn mẹ anh lại và bảo Giang đừng bận tâm. Giang cố gắng đặt câu chuyện đó xuống vì tin vào tình yêu với người mình đã chọn.
Mẹ của Chung vẫn chê con dâu tương lai nhiều điều, như không đủ cao, sẽ thế nào nếu cháu trai của bà sau này lại lùn như mẹ, hay mẹ gầy quá thế này nuôi con dễ bị suy dinh dưỡng. Giang nghe rất khó chịu, muốn phản bác mấy lần nhưng đều cố gắng nhịn. Chung luôn tìm cách an ủi vợ, nói mẹ mình như vậy chẳng qua vì bà nóng lòng mong có cháu bế mà thôi.
Hai người chọn ngày lành tháng tốt để đăng ký kết hôn rồi lên kế hoạch làm đám cưới. Chuyện sính lễ mẹ Chung cũng khiến Giang buồn lòng nhưng vì thực sự yêu Chung nên cô đều bỏ qua, không bàn cãi về tiền dẫn cưới và lễ hỏi.
Nhưng điều khiến Giang rất mệt mỏi là từ khi xong đăng ký kết hôn, mẹ chồng nói nhiều hơn đến chuyện sinh con trai, càng ngày càng thẳng thắn. Có lúc bà còn tuyên bố thẳng, nhiệm vụ của con dâu sau khi kết hôn là sinh con trai cho nhà chồng. Giang thỉnh thoảng không thể chịu đựng được và sẽ nói vài lời với mẹ chồng, nhưng hầu hết thời gian, cô chọn cách phớt lờ, vì Chung.
Cho tới ngày cưới, trái tim của Giang cuối cùng cũng nhẹ nhõm, vì vợ chồng cô đã thống nhất với nhau rằng họ sẽ ra ở riêng ngay. Khi Giang cảm thấy cuộc sống mới tràn trề hy vọng đang sắp bắt đầu thì mẹ chồng vào gặp cô đúng đêm tân hôn.
Bà bảo: "Con ạ, trước đây mẹ có nói gì con cũng không hiểu, nhưng bây giờ mẹ nói thẳng nhé. Sau khi cưới, nhiệm vụ của con là sinh con trai, sinh được thì dễ bề ăn nói với nhà chồng, không sinh được thì đừng mong nhận tiền hồi môn".
Giang nóng bừng mặt trước sự thẳng thắn của mẹ chồng. Người cô run lên không hiểu ở thời đại nào rồi mà mẹ chồng còn cổ hủ và nặng nề chuyện phải có cháu trai như vậy. Vì bà đã không nể nang mà nói thẳng, nên Giang nghĩ mình cũng không thể lờ đi như thường ngày.
Cô nhẹ nhàng đáp lời mẹ chồng: "Mẹ, nhà mình có phải dòng dõi vua chúa gì đâu mà nhất định phải có con trai. Thời này, có con trai hay con gái gì cũng đáng quý".
Mẹ chồng liền quát: "Mày vô lý quá con ạ! Không đẻ được con trai là có lỗi với nhà chồng đấy, còn dám ăn nói lung tung như thế à!".
Giang mất bình tĩnh trả lời: "Mẹ đừng lo chuyện vợ chồng con sẽ sinh trai hay gái nữa. Trai hay gái gì cũng là con của chúng con và con sẽ yêu thương nó. Mẹ muốn phải là trai thì mẹ tự đẻ đi".
Hai người gay gắt đến mức Chung nghe tiếng phải chạy vào kéo mẹ ra. Biết được lý do, Chung bảo mẹ: "Mẹ đừng nhắc lại chuyện này thêm, nếu không, sau khi ra ở riêng, vợ chồng con không về nhà này nữa".
Nhìn vẻ mặt tức giận của con trai, bà mẹ nhất thời cảm thấy đau lòng. Nhưng Chung không thỏa hiệp. Thay vào đó, anh bảo vệ vợ và bày tỏ quan điểm rõ ràng về chuyện sinh con.
Khi Giang có thai, Chung liên tục nói trong suốt thai kỳ rằng dù là con trai hay gái cũng sẽ đều yêu thương chúng như nhau và không cho phép ông bà can thiệp.
Gặp phải mẹ chồng như nhà Giang - Chung trong thời đại này có lẽ đã là chuyện hiếm nhưng thực tế vẫn còn tồn tại trong một số gia đình mang nặng tư tưởng phong kiến cổ hủ, nhất nhất phải có cháu trai vì những lý do/ lợi ích rất khó cảm nhận được như "nối dõi tông đường", "một mụn con trai cũng là có, mười đứa con gái cũng như không".
Những tư tưởng này cho rằng con gái là con người ta, con trai mới là con mình, thuộc về dòng họ mình và những đứa con trai đó sẽ phụng dưỡng cha mẹ, hương khói cho ông bà tổ tiên, bất chấp một thực tế rằng nhiều nhà coi trọng con trai lại khốn khổ vì con trai, có khi chỉ được nhờ vào con gái.
Tình yêu của chúng ta dành cho các con không nên và không thể chỉ vì giới tính. Đứa trẻ nào sinh ra cũng cần được yêu thương, chăm sóc như nhau, và bảo bọc bằng yêu thương sẽ tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc, những đứa con có hiếu với cha mẹ sau này.
Đã đến lúc cần xóa bỏ triệt để tư tưởng cổ hủ trọng nam khinh nữ, là nguyên nhân gây mất cân bằng giới tính, gây bất công cho phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội. Sự xuất hiện của mỗi đứa trẻ là món quà tuyệt vời nhất mà thượng đế ban tặng cho một gia đình. Bọn trẻ không thể quyết định giới tính của mình, bởi vậy người lớn cũng đừng quyết định dành tình cảm của mình cho bọn trẻ chỉ dựa trên giới tính của chúng.
Đến nhà bạn gái chơi, tôi sững sờ khi thấy một người phụ nữ xưng là "mẹ chồng" của cô ấy Buổi nói chuyện rất ngượng ngùng vì tôi không lường trước đến tình huống oái oăm này. Hai tháng nay, tôi đang qua lại với một người phụ nữ tên Ngọc. Cô ấy lớn hơn tôi 2 tuổi, là giáo viên của cháu tôi, ăn nói dịu dàng và chu đáo. Chị dâu tôi hay khen Ngọc là một giáo viên mầm non...