Lần đầu tiên ủ thành công nước mắm cực ngon từ cá lòng hồ sông Đà
Thấy việc đánh bắt cá mương của bà con trên vùng lòng hồ sông Đà ( Sơn La) bị lãng phí do lượng cá nhiều, giá bán lại rẻ vì chưa có doanh nghiệp nào thu mua, anh Tòng Văn Hải ( bản Huổi Cuổi, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai) đã nảy ra ý tưởng lấy cá sông chế biến nước mắm. Không ngờ thử nghiệm bước đầu cho kết quả tốt, mở ra hướng tiêu thụ cá cho bà con trên địa bàn.
Biến ý tưởng thành hiện thực
Tuy không phải là người am hiểu về kỹ thuật chế biến nước mắm nhưng hàng ngày, thấy lượng cá mương do bà con đánh bắt được trên vùng lòng hồ nhiều, giá bán lại quá rẻ, chỉ từ 5.000 – 6.000 đồng/kg, có thời điểm giá chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg, anh Hải đã tìm hiểu và được biết hiện chưa có doanh nghiệp nào đứng ra thu mua loại cá nhỏ này cho người dân. Cá đánh bắt được chủ yếu phơi khô làm thức ăn dần hoặc phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Cơ sở chế biến nước mắm của anh Hải.
Thấy vậy, anh Hải đã nảy ra ý tưởng thử nghiệm làm nước mắm từ loại cá nước ngọt này. Anh cho biết: Năm 2013, anh đã cùng vợ về Thái Bình và Quảng Bình để học hỏi công thức làm mắm tại một số cơ sở sản xuất chế biến nước mắm. Tuy nhiên ở những vùng này người dân chỉ làm mắm từ cá biển, chưa có ai làm từ cá nước ngọt nên vợ chồng anh cứ đắn đo vì sợ cá sông không làm được nước mắm.
Anh Hải cho hay, hiện nay ở huyện Quỳnh Nhai chưa có cơ sở sản xuất nước mắm nào. Để có nước mắm sử dụng, người dân phải mua sản phẩm từ các tỉnh thành khác trong nước chuyển về. Trong khi đó, huyện có nguồn cá dồi dào nên anh Hải nhận thấy, việc nghiên cứu công nghệ sản xuất nước mắm từ cá mương là hướng đi khả quan.
Bể ướp cá nước ngọt chế biến nước mắm được xây dựng khép kín, đảm bảo an toàn.
Năm 2014, vợ chồng anh Hải quyết định đầu tư xây dựng nhà kho và hệ thống bể ướp cá theo cách làm của người dân vùng biển. Anh tiến hành gom cá của bà con với một số lượng nhất định về sơ chế, làm sạch cá, sau đó cho cá vào các bể ướp, làm theo đúng kỹ thuật mà anh đã tiếp thu được sau những lần đi thực tế.
Video đang HOT
Lúc đầu, anh Hải làm 4 chum cá ướp có dung tích khoảng 400 lít. Sau 6 – 7 tháng, anh thu được mẻ nước mắm đầu tiên. Qua thử nghiệm, nước mắm làm bằng cá nước ngọt có mùi thơm, ngọt, đậm vị không thua kém gì nước mắm cá khác trên thị trường, thậm chí chất lượng nước mắm còn có phần đậm đặc hơn vì được làm hoàn toàn thủ công.
Vợ chồng anh Hải dành nhiều thời gian, tiền của cho sản phẩm nước mắm từ cá lòng hồ sông Đà ở huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Ảnh: Quốc Định
Chất lượng thơm ngon không kém mắm cá biển
Anh Hải cho biết, mẻ nước mắm đầu tiên anh đã gửi xuống Viện Công nghệ sinh học an toàn thực phẩm Quốc gia, Viện Dinh dưỡng Quốc gia để thử nghiệm và được đánh giá là sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Với kết quả bước đầu có thể thấy rằng, cá nước ngọt trên lòng hồ sông Đà ở Sơn La có thể sản xuất chế biến được nước mắm, có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước mắm khác trên thị trường.
Mẻ nước mắm đầu tiên tuy không có lãi nhưng những thông tin phản hồi của người dân trên địa bàn sử dụng nước mắm mà anh Hải làm ra, đánh giá chất lượng theo hướng tích cực đã giúp anh tự tin tiếp tục sản xuất, đồng thời đúc rút kinh nghiệm trong quy trình ủ mắm.
Nước mắm chưng cất trong bể của anh Hải chất lượng không kém các sản phẩm nước mắm bán trên thị trường.
Hiện nay, anh Hải đang làm mẻ thứ 2 với 4 bể mắm đã ủ được gần 1 tháng. Đây là mẻ cá được làm theo phương pháp hoàn toàn mới, rút ngắn thời gian ủ cá, giảm thiểu được sự hao hụt tỷ lệ đạm trong quá trình chế biến.
Trao đổi thêm về quy trình sản xuất nước mắm, anh Hải cho biết: Sản xuất nước mắm theo phương pháp lên men truyền thống đã tạo ra những sản phẩm cốt mắm có chất lượng tốt. Tuy nhiên, phương pháp lên men truyền thống có đặc điểm là thời gian ủ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, cũng có thể lâu hơn, nên mất nhiều thời gian, không chủ động được công nghệ do phụ thuộc vào thời tiết.
Nước mắm sau khi chưng cất được đựng vào chum sành, bảo quản nơi khô thoáng sạch sẽ. Ảnh: Q.Đ
Từ kết quả bước đầu chế biến nước mắm bằng cá mương sông Đà của anh Hải đang mở ra cơ hội mới cho nghề khai thác đánh bắt cá của người dân, góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong huyện, đồng thời tạo ra sản phẩm nước mắm đặc trưng từ cá nước ngọt trên lòng hồ sông Đà.
Khu vực chế biến nước mắm của gia đình anh Hải. Ảnh: Q.Đ
Theo Danviet
31 tuổi, "hot boy" quản lý 200 lồng cá sông Đà, doanh thu 20 tỷ/năm
Trên vùng hồ sông Đà rộng lớn, trong hàng trăm tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản, cơ ngơi lồng cá của anh Nguyễn Văn Toản ở xóm Vôi, xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình (Hòa Bình) là tầm cỡ nhất, khó ai có thể sánh bì. 31 tuổi, anh quản lý và điều hành Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng với gần 200 lồng cá đặc sản, hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ lớn mạnh góp phần đưa thương hiệu cá sạch Hòa Bình vươn xa.
Anh Nguyễn Văn Toản (ngoài cùng bên trái), chủ doanh nghiệp thủy sản Hải Đăng giám sát quy trình nuôi cá lồng VietGAP.
Nặng lòng với nghiệp gia đình
Tốt nghiệp đại học Quốc gia Hà Nội, là cử nhân chuyên ngành CNTT, anh Nguyễn Văn Toản (sinh năm 1986) từng có 3 năm công tác tại Ban Quản lý các KCN tỉnh. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng, kinh doanh thủy đặc sản vốn là nghề truyền thống từ mấy chục năm của gia đình nên thâm tâm anh luôn đau đáu làm sao để cơ nghiệp của gia đình ngày càng phát triển lớn mạnh. Năm 2014, trước tình hình thực tế cần người kế nghiệp, anh quyết định nghỉ việc Nhà nước để tiếp quản việc sản xuất, kinh doanh thủy đặc sản của gia đình. Cũng từ đây, doanh nghiệp tư nhân Hải Đăng tiếp tục gặt hái những thành công mới và anh Toản là người trụ cột.
Trở lại câu chuyện của anh cách đây hơn hai chục năm về trước (chừng 6 - 7 tuổi), anh đã cùng bố mẹ mưu sinh nghề cá trên sông nước vùng hồ. Từ chỗ học hỏi cách làm của những hộ nuôi cá lồng bè ở tỉnh Hải Dương, gia đình anh đã dồn hết vốn liếng nuôi 5 lồng cá bột, dần dà tăng quy mô lên 28 lồng, 50 lồng và cứ thế nhân đến hàng trăm lồng. Nghe tưởng dễ nhưng để phát triển và duy trì quy mô lồng cá như thế này là cả chuỗi những nỗ lực, gian nan. Người làm nghề vừa phải lo chất lượng đầu vào, vừa phải lo vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đây lại là loại thực phẩm tươi sống, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng thành lập từ năm 2015, trước khi anh tiếp quản thì mẹ anh - bà Nguyễn Thị Bảy giữ vị trí giám đốc.
Quyết giữ thương hiệu cá sạch Hòa Bình
Để vững vàng phát triển doanh nghiệp, anh Toản xác định yếu tố tiên quyết là phải giữ bằng được thương hiệu cá sạch Hòa Bình, cũng là tâm huyết của gia đình mong muốn cung cấp cho thị trường tiêu dùng các loại thủy đặc sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo anh Toản, môi trường nước sạch vùng hồ và nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ chính là lợi thế vô giá, điều kiện hiếm có để sản xuất cá thương phẩm sạch. Điều quan trọng là người nuôi trồng phải biết khai thác tận dụng và không ngừng học hỏi kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Với quan điểm sản xuất gắn với kinh doanh thủy đặc sản chất lượng cao, nguồn thức ăn cho cá nuôi lồng của doanh nghiệp anh chủ yếu từ đánh bắt tự nhiên. Vào thời gian đầu khi mới xuống giống, anh sử dụng nguồn thức ăn cho cá bột là cám Mỹ đạt tiêu chuẩn chất lượng được phép lưu hành. Từ khi cá thịt đạt trọng lượng 1 kg trở lên, nguồn thức ăn của cá hoàn toàn là cá tép thu mua được trong dân với bình quân 2 - 3 tấn thức ăn/ngày. Về mầm bệnh, nguồn bệnh nếu có, anh xử lý bằng phương pháp hữu cơ như vôi, tỏi, tuyệt đối nói không với chất kháng sinh.
Theo cách nuôi này, mỗi lứa cá từ lúc nuôi đến khi xuất bán thương phẩm mất từ 2 năm đến 2 năm rưỡi. Đổi lại, chất lượng cá cho thấy rõ sự khác biệt, đảm bảo độ thơm ngon, chắc thịt. Đây đồng thời là yếu tố khẳng định thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Năm 2016, anh Toản xuất ra thị trường lô cá đặc sản đầu tiên kể từ khi anh đứng ra với vai trò quản lý, điều hành. Chưa quảng bá nhiều, khách mua buôn, mua lẻ chủ yếu tự tìm đến. Cũng kể từ năm 2016, chọn hướng quản lý chất lượng theo quy trình chăn nuôi tốt, anh áp dụng nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng nghĩa với việc thực hiện kiểm soát theo chuỗi sản xuất (từ các yếu tố đầu vào đến các yếu tố đầu ra). Qua đó, anh nhận thấy cách làm này hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc nhận diện, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu mối nguy, quản lý và xử lý tốt mầm bệnh, nguồn bệnh, bảo vệ môi trường bên ngoài, sản phẩm an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, quyền và lợi ích của người nuôi, của cộng đồng dân cư được bảo vệ.
20 tỷ đồng/năm là tổng doanh thu mà doanh nghiệp của anh Nguyễn Văn Toản đạt được từ sau khi thực hiện đường hướng chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh thủy đặc sản. Tại phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình), doanh nghiệp có 1 kho trung chuyển thủy sản với đầy đủ hệ thống bảo quản đảm bảo khi xuất cá thương phẩm đến khách hàng có chất lượng tốt nhất. Bình quân mỗi ngày anh xuất bán 1 tấn cá, sản lượng cá sạch thương phẩm 350 tấn/năm. Các loại thủy đặc sản tự nhiên mà doanh nghiệp hiện nuôi trồng là lăng, nheo, vược, quất, trắm đen, chép giòn, chạch trấu...
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, với mục tiêu chiến lược đã vạch sẵn là sản xuất thủy đặc sản chất lượng cao, doanh nghiệp thủy sản Hải Đăng đã gây dựng được uy tín của mình mang tầm thương hiệu. Nguồn cung sản lượng của doanh nghiệp hiện đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng ở nhiều thị trường khó tính như Thủ đô Hà Nội, các tỉnh vùng Tây Bắc hay các tỉnh: Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương. Đặc biệt, doanh nghiệp chuyên cung cấp cá sạch cho chuỗi các nhà hàng, tham gia chuỗi thực phẩm sạch của thành phố Hà Nội với hệ thống hơn 30 cửa hàng.
Kể từ ngày 22/9/2017, Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng chính thức thực hiện gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm (bấm tem vào đuôi cá). Với ngành thủy sản Hòa Bình, đây là doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện giải pháp hiệu quả, minh bạch giúp người tiêu dùng yên tâm khi mua thực phẩm. Theo anh Nguyễn Văn Toản, Giám đốc công ty, làm được điều này có nghĩa đã giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng thủy đặc sản nuôi, người tiêu dùng tiếp cận đúng sản phẩm chính hãng, an toàn, đồng thời giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Bùi Minh (Báo Hòa Bình)
Sơn La: Nhiều nhà dân trên lòng hồ sông Đà "không lối thoát" Nhiều nhà dân sinh sống trên lòng hồ sông Đà, thuộc tỉnh Sơn La bị ngập lụt nghiêm trọng, "không lối thoát" ngay cả khi thủy điện Sơn La dừng tất cả các tổ máy phát điện, không xả nước về hạ du. Đến 12h trưa nay (11.10), nước sông tiếp tục dâng cao, nhiều nhà dân sinh sống ở bản Heo, bản...