Lần đầu tiên trực thăng của NASA sống sót qua đêm đóng băng trên sao Hỏa
Trực thăng siêu nhỏ Ingenuity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA sống sót qua đêm đóng băng đầu tiên trên sao Hỏa.
Lần đầu tiên trực thăng của NASA sống sót qua đêm đóng băng trên sao Hỏa
Máy bay trực thăng Ingenuity đã sống sót qua đêm đầu tiên trên bề mặt lạnh cóng của sao Hỏa. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình của robot trước chuyến bay lịch sử đầu tiên của nó.
Hiện tại, Ingenuity đang ở vị trí miệng núi lửa Jezero, lòng hồ cổ xưa trên sao Hỏa, nơi có nhiệt độ âm 54 độ C. Mức nhiệt này đủ để gây thiệt hại cho các bộ phận điện và pin của máy bay trực thăng.
Chiếc trực thăng nặng khoảng 1,8 kg cuối cùng đã tách khỏi tàu thăm dò Perseverance, nơi Ingenuity được cất giữ cẩn thận kể từ trước khi tàu phóng lên từ Trái Đất vào tháng 7.
Ingenuity đã trải qua nhiều chuyển động từ vị trí trú ẩn, trông giống như sự biến hình của một con bướm, trước khi rơi xuống bề mặt sao Hỏa cách đó khoảng 10 cm.
MiMi Aung, giám đốc dự án Ingenuity tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA ở Pasadena, California, cho biết: “Đây là lần đầu tiên Ingenuity tự xuất hiện trên bề mặt sao Hỏa. Nhưng chúng tôi đã chuẩn bị vật liệu cách nhiệt, máy sưởi phù hợp và pin đủ năng lượng để tồn tại qua đêm lạnh giá. Đây là một chiến thắng lớn. Chúng tôi rất vui khi tiếp tục chuẩn bị cho chuyến bay thực hiện lần đầu tiên Ingenuity”.
Chuyến bay của Ingenuity dự kiến thực hiện vào ngày 11/4. Nếu thành công đây là chuyến bay đầu tiên trên hành tinh khác sử dụng năng lượng. Ingenuity có mang theo mẫu vải từ chiếc máy bay của anh em nhà Wright, Flyer 1.
Khi thiết kế Ingenuity, các kỹ sư đã gặp phải một số thách thức vì đòi hỏi một số yêu cầu. Kích thước thiết bị phải nhỏ để bỏ vừa gầm máy bay mà không gây nguy hiểm cho sứ mệnh của con tàu Perseverance – làm nhiệm vụ tìm kiếm bằng chứng sự sống của vi sinh vật cổ đại trên sao Hỏa.
Ingenuity cần phải có khối lượng nhẹ vì phải bay qua bầu khí quyển sao Hỏa, trong khi đó vẫn có đủ năng lượng để tự sưởi ấm, sống sót qua những đêm băng giá trên sao Hỏa.
Sau khi hạ cánh trên sao Hỏa, Perseverance đã lùi lại phía sau, cách Ingenuity, tạo điều kiện cho máy bay trực thăng trực tiếp thu thập ánh sáng mặt trời vô cùng quan trọng.
Trong những ngày tới, Ingenuity cần phải trải qua một số kiểm tra để giúp nó có thể tự động bay qua bầu khí quyển sao Hỏa.
Hiện tại, Ingenuity không vay năng lượng và nhiệt từ tàu Perseverance. Chiếc trực thăng sẽ gửi lại thông tin về hiệu suất hệ thống kiểm soát nhiệt và điện trong hai ngày tới.
Điều này sẽ cho phép đội quản lý trực thăng cấu hình lại các cài đặt cần thiết để đảm bảo Ingenuity sống sót trong 30 ngày tiếp theo của nhiệm vụ.
Được biết, một trong những ý nghĩa khi đưa Ingenuity lên sao Hỏa là thử nghiệm trình diễn công nghệ, nhiệm vụ của nó ngắn hơn so với kế hoạch hai năm khám phá miệng núi lửa Jezero của tàu Perseverance.
Ingenuity sẽ thực hiện tổng cộng 5 chuyến bay. Trong chuyến bay đầu tiên, Ingenuity cố gắng bay lên cao khoảng 3 mét trên không. Thử nghiệm sẽ kéo dài trong khoảng 30 giây. Các chuyến bay trong tương lai sẽ kiểm tra khả năng bay cao hơn và lâu hơn của Ingenuity.
Tàu Perseverance sẽ ở vị trí gần đó quan sát chuyến bay và chụp ảnh, quay video, ghi lại âm thanh rồi chuyển về Trái Đất. Sau khi Ingenuity hoàn thành sứ mệnh, Perseverance sẽ tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ khoa học của mình, bắt đầu nghiên cứu các loại đá, thu thập các mẫu gửi về Trái Đất.
Trực thăng Ingenuity rời tàu thăm dò Perseverance, sẵn sàng cho chuyến bay lịch sử trên sao Hỏa
Trực thăng Ingenuity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã được thả từ bụng của tàu thăm dò Perseverance xuống bề mặt sao Hỏa, chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên trên một hành tinh ngoài Trái đất.
Trực thăng Ingenuity thời điểm bên dưới bụng tàu thăm dò NASA/JPL-CALTECH
Sứ mệnh Mars 2020 chính thức bắt đầu với việc phóng tàu Perseverance từ Mũi Canaveral (bang Florida) vào ngày 30.7.2020, và phải đến ngày 4.4 trực thăng siêu nhẹ Ingenuity (1,8 kg) mới chính thức rời khỏi phần bụng của tàu thăm dò và đáp xuống bề mặt sao Hỏa.
Kể cả khi Perseverance trải qua cú đáp bão táp kéo dài 7 phút xuống hành tinh đỏ hôm 18.2, Ingenuity vẫn yên vị bên dưới tàu thăm dò.
"Xác nhận trực thăng trên sao Hỏa đã chạm đất!", theo Twitter của Phòng thí nghiệm động lực học (JPL) của NASA hôm 4.4.
"Cuộc hành trình qua quãng đường 471 triệu km trên tàu thăm dò @NASAPersevere hôm nay đã chấm dứt với cú thả cuối cùng từ bụng con tàu xuống bề mặt sao Hỏa (từ độ cao vỏn vẹn 10 cm). Mốc quan trọng tiếp theo? Sống sót qua đêm hôm nay", theo JPL.
Hình ảnh cho thấy trực thăng Ingenuity rời tàu thăm dò NASA/JPL
Suốt những tháng qua, trực thăng Ingenuity vẫn sử dụng năng lượng nguồn từ tàu Perseverance, nhưng giờ đây nó phải sử dụng pin tự thân để vận hành thiết bị sưởi quan trọng nhằm bảo vệ các bộ phận điện tử trước nhiệt độ lạnh giá và có thể gây nứt gãy kim loại trong đêm dài của sao Hỏa.
"Thiết bị sưởi giúp duy trì nhiệt độ khoảng 7 o C cho các bộ phận bên trong trực thăng, trong khi nhiệt độ đêm trên hành tinh đỏ có thể rơi xuống - 90 o C", kỹ sư trưởng Bob Balaram của Dự án Trực thăng Sao Hỏa cập nhật trước đó.
Trong vài ngày tới, đội ngũ Ingenuity sẽ kiểm tra các bảng điện mặt trời của trực thăng và sạc pin trước khi thử nghiệm các động cơ và cảm biến cho chuyến bay đầu tiên.
Ingenuity, chi phí chế tạo khoảng 85 triệu USD, dự kiến sẽ thử cất cánh lần đầu tiên sớm nhất là vào ngày 11.4.
Trực thăng của con người sẽ tìm cách xoay sở trong khí quyển cực loãng của sao Hỏa, mật độ chỉ bằng 1% so với Trái đất, nhưng bù lại trọng lực ở đó chỉ bằng 1/3 so với địa cầu.
Trong chuyến bay đầu tiên, Ingenuity dự kiến thử khởi động cánh quạt với tốc độ 1 mét/giây và nâng lên độ cao 3m cách mặt đất, duy trì trong vòng 30 giây trước khi đáp.
Kinh ngạc với phát hiện hình thù lạ mang hình con rồng trên sao Hỏa Hình ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ thăm dò sao Hỏa MRO cho thấy một khu vực kỳ lạ trên Hành tinh đỏ trông giống như hình một con rồng khổng lồ với màu sáng tương phản với các phần còn lại. Những hình ảnh mới được thu nhận bởi camera thí nghiệm khoa học hình ảnh độ phân giải cao (HiRISE)...