Lần đầu tiên trong lịch sử, Ireland có… người bị rắn độc cắn?
Một thanh niên Ireland mới đây bị rắn độc cắn, và đây được xem là đây là trường hợp rắn độc cắn người đầu tiên được ghi nhận ở nước này.
Puff adder bị cho là gây ra số trường hợp tử vong vì rắn cắn nhiều nhất ở châu Phi. CHỤP MÀN HÌNH FOX NEWS
Nạn nhân bị rắn cắn nói trên (22 tuổi) sống ở thủ đô Dublin và sở hữu một con rắn phì châu Phi (puff adder, một loài rắn trong họ Rắn lục). Thanh niên này đã được điều trị bằng chất kháng nọc độc tại bệnh viện Connolly ở Dublin, theo báo Irish Post.
Giám đốc Vườn Bò sát quốc gia của Ireland James Hennessy cho hay ông nghĩ đây là trường hợp bị rắn độc cắn đầu tiên được ghi nhận ở nước này.
Video đang HOT
Tại Ireland có truyền thuyết kể rằng thánh Patrick (thánh Patriciô) đã dùng sức mạnh niềm tin đẩy mọi loài rắn xuống biển, vì vậy nước này không có rắn. Trên thực tế, một nhà sử học tại Viện bảo tàng quốc gia Ireland ở Dublin còn cho mạng truyền hình National Geographic hay: “Chưa bao giờ có bất kỳ thông tin nào nhắc đến rắn sống ở Ireland”.
Được tìm thấy phổ biến ở Ma Rốc và phía tây bán đảo Ả Rập, rắn phì châu Phi được cho là gây ra số trường hợp tử vong vì rắn cắn nhiều nhất ở châu Phi. Loài rắn này dài 1 m và rất mạnh.
Lần đầu tiên Ireland có người bị rắn độc cắn
Bệnh nhân 22 tuổi bị chính thú cưng của mình, loài rắn phì kịch độc ở châu Phi cắn. Đây là ca rắn cắn đầu tiên tại Ireland.
Bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận bị rắn độc cắn ở Cộng hòa Ireland là nam thanh niên 22 tuổi sống ở thủ đô Dublin. Nạn nhân bị chính chú rắn thú cưng của mình cắn. Thủ phạm là một con rắn phì châu Phi (puff adder, một loài rắn trong họ Rắn lục), chỉ vài tuần trước khi thế giới kỷ niệm Ngày Thánh Patrick.
Theo Washington Post, người này đã được điều trị tại bệnh viện Connolly ở Dublin. Giám đốc Vườn Bò sát Quốc gia Ireland, ông James Hennessy, cho hay đây là ca bị rắn độc cắn đầu tiên ghi nhận tại nước này.
Puff adder (rắn phì châu Phi) bị cho là kẻ gây ra số ca tử vong nhiều hơn bất kỳ loài rắn độc nào ở châu Phi. Ảnh: FoxNews.
Irish Post đưa tin, truyền thuyết Ireland kể rằng Thánh Patrick (thánh Patriciô) sử dụng sức mạnh của đức tin để điều khiển tất cả rắn độc ở đây xuống biển. Do đó, nơi này trước đây chưa hề ghi nhận trường hợp người nào bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, giới khoa học cho biết, hiện tượng xảy ra tại Cộng hòa Ireland là do Kỷ băng hà ngăn cản các loài bò sát định cư trên đảo.
Trên thực tế, một nhà sử học tại Viện bảo tàng quốc gia Ireland ở Dublin từng khẳng định trên National Geogrphy: "Chưa bao giờ có bất kỳ thông tin nào nhắc đến rắn sống ở Ireland". Dù vậy, các truyền thuyết hay cơ sở khoa học cũng không thể ngăn cư dân Cộng hòa Ireland sở hữu rắn như một loài thú cưng.
Được coi là một trong những loài rắn độc hung dữ và nguy hiểm nhất, rắn phì châu Phi tạo ra vết cắn kịch độc. Chúng thường được tìm thấy ở Morocco và Tây Ả Rập.
Đây là loài rắn gây tử vong nhiều hơn bất kỳ loài rắn độc ở châu Phi nào. Chỉ cần một vết cắn nhỏ có thể dẫn tới hoại tử da, thậm chí tử vong nếu không được điều trị.
Trả lời Newstalk, James Hennessy cho biết nọc độc của rắn phì sẽ tan trong máu, gây hoại tử các vùng da xung quanh vết cắn và lan rộng ra các chi. Sau đó, nó gây tổn thương lớn khắp cơ thể nếu không chữa trị kịp thời.
Hiện, tình trạng sức khỏe của nam thanh niên bị rắn độc cắn tại Ireland không được đề cập đến.
Theo news.zing.vn
Công việc dị thường: Người đàn ông làm công việc chiết nọc rắn bằng tay trần nguy hiểm nhất thế giới Hàng chục nghìn người trên thế giới bị rắn cướp đi tính mạng mỗi năm. Tuy nhiên, nọc rắn cũng là phương thuốc chữa bệnh hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách. Nghề chiết nọc rắn cực kỳ nguy hiểm, họ phải dùng tay mở miệng rắn và cắm răng chúng vào chiếc cốc có màng lọc lấy nọc. Hàng ngày, một...