Lần đầu tiên TP Hồ Chí Minh đưa khẩu trang, nước sát khuẩn vào hàng bình ổn thị trường
Ngoài 10 nhóm hàng hóa bình ổn thiết yếu hàng năm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, năm nay lần đầu tiên mặt hàng khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn được TP Hồ Chí Minh đưa vào diện hàng bình ổn thị trường.
Người dân có thể chọn mua khẩu trang vải kháng khuẩn tại các siêu thị bán hàng bình ổn thị trường
Ngày 10/4, đại diện Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến vừa ký Quyết định số 1115 ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường năm 2020 – Tết Tân Sửu 2021 trên địa bàn, ứng phó khẩn cấp dịch COVID-19, hiệu lực từ nay đến hết 31/3/2021. Theo đó, ngoài 10 nhóm hàng hóa bình ổn thiết yếu hàng năm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân như lương thực (gạo, mì gói, bún khô), đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản, gia vị thì lần đầu tiên mặt hàng khẩu trang các loại (trừ loại chuyên dụng ngành y tế) và nước rửa tay sát khuẩn được đưa vào diện hàng bình ổn thị trường của thành phố.
Theo thống kê của Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, trong tháng bình thường lượng hàng bình ổn chiếm 25-30% nhu cầu thị trường và các tháng tết sẽ chiếm 25-40%. Riêng các tháng trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp phòng chống dịch COVID-19, lượng hàng bình ổn chiếm 35 -50% nhu cầu thị trường. Trong nhóm hàng khẩu trang các loại, thành phố sẽ đưa vào bình ổn 57,5 triệu cái trong 3 tháng và 3,29 triệu chai nước rửa tay sát khuẩn, tương đương 1,2 triệu lít/3 tháng. Ngoài ra, giá các hàng hóa bình ổn được các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký với Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố tạo thành giá và đảm bảo chất lượng lẫn giá cả thấp hơn thị trường cùng loại ít nhất từ 5 – 10%, giữ ổn định giá bán trong 2 tháng trước, trong và sau Tết Tân Sửu 2021.
Hiện nay, trước dự báo về tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối khẩu trang trên địa bàn cũng đã đẩy mạnh sản xuất, tăng cường cung ứng nhiều loại khẩu trang nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, siêu thị Co.op Mart, Vinmart, Lotte Mart, Satra, Big C… cung ứng đầy đủ các loại khẩu trang vải kháng khuẩn cho người dân trên địa bàn với giá bình ổn thị trường. Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng vừa công bố danh sách 1.073 điểm bán khẩu trang vải kháng khuẩn tại 24 quận, huyện trên địa bàn để người dân biết tìm mua để thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Video đang HOT
Hoàng Tuyết
Điểm sáng xuất khẩu
Chỉ cần dịch Covid-19 được khống chế vào quý II/2020, cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cả năm 7%-8% có thể đạt được.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy thặng dư cán cân thương mại hàng hóa cả nước quý I/2020 đạt 2,8 tỉ USD, dù dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của nhiều nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép... đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Nông nghiệp xoay xở tốt
Đáng lưu ý, trong 3 tháng đầu năm, lĩnh vực nông nghiệp ghi nhận xuất siêu 2,9 tỉ USD - cao hơn mức xuất siêu chung của cả nước. Trong đó, dù gặp khó bởi dịch bệnh nhưng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp vẫn tương đương năm ngoái với 9,06 tỉ USD; còn chiều nhập khẩu giảm 13,2% xuống còn 6,2 tỉ USD. Mức thặng dư 2,9 tỉ USD năm nay cao hơn so với cùng kỳ năm trước tới 48,9%.
Về thị trường xuất khẩu nông sản, trừ Trung Quốc và Mỹ giảm nhập khẩu từ Việt Nam, nhiều thị trường quan trọng khác đều có mức nhập tăng. Chẳng hạn, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 802 triệu USD, tăng 2,72%, chiếm 8,9% thị phần; xuất khẩu sang ASEAN đạt 970 triệu USD, tăng 16,4% và chiếm 10,7% thị phần.
Ngành da giày tuy gặp khó khăn về nguyên liệu nhưng vẫn duy trì xuất khẩu trong quý I/2020 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Ông Phan Minh Thông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh (chuyên xuất khẩu cà phê, hạt tiêu, quế, hồi), cho biết dù dịch bệnh phức tạp nhưng với đặc thù là doanh nghiệp (DN) thực phẩm, công ty này vẫn duy trì xuất khẩu và đạt sản lượng xuất khẩu bằng 120%-130% so với cùng kỳ. "Nhà máy vẫn hoạt động từ 1-2 ca/ngày để đáp ứng số lượng hàng hóa lớn cho khách hàng. Sở dĩ công ty duy trì được tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh này là nhờ đa dạng hóa thị trường thông qua việc kết nối với đối tác khách hàng ở nhiều nơi như EU, châu Mỹ, Trung Đông... Ngoài ra, công ty ứng dụng công nghệ để nhân viên làm việc từ xa đã lâu nên không bị động khi dịch xảy ra" - ông Thông nói.
Ngành da giày ngay từ đầu năm đã gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, song vẫn duy trì xuất khẩu nhờ đơn hàng cũ. Ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giày Phúc Yên (Vĩnh Phúc), cho biết dù nhiều đơn hàng mới đã bị khách lùi thời gian giao hàng đến tháng 6 và 7-2020 nhưng DN vẫn đang xuất khẩu đơn hàng đã ký từ năm ngoái. Dự kiến, công ty có thể xoay xở sản xuất đến cuối tháng 4 và hy vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để duy trì sản xuất liên tục, tránh phải giảm công suất hoặc cho lao động nghỉ luân phiên.
Tận dụng cơ hội sau dịch
PGS-TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chiến lược - chính sách công thương (Bộ Công Thương), cho rằng tuy quý I/2020 ghi nhận điểm sáng xuất khẩu bất chấp tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng nhiều khả năng, xuất khẩu quý II sẽ rất khó khăn. Song, ở tầm nhìn dài hơi hơn, nếu dịch Covid-19 dần được kiểm soát tốt hơn trong quý II thì xuất khẩu có cơ hội chuyển mình để bứt phá vào 6 tháng cuối năm nhờ khôi phục nhu cầu ở nhiều thị trường. "Có lợi thế về những sản phẩm nông sản, thực phẩm thiết yếu như lúa gạo, rau, trái cây tươi, cá tra, cá ba sa..., cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu 2 quý cuối năm sẽ rất lớn bởi nhu cầu trên thế giới sẽ tăng sau dịch. Riêng với mặt hàng thịt heo, dù hiện tại giá cao và nguồn cung không nhiều nhưng trong tương lai, nếu tổ chức tái đàn, sản xuất tốt thì cũng có triển vọng tăng xuất khẩu" - PGS-TS Phạm Tất Thắng nhận xét.
Để tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu trong ngắn hạn, ông Thắng lưu ý vẫn cần quan tâm đến thị trường Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đã bước đầu khống chế được dịch và là thị trường gần đối với Việt Nam. "Có thể nói, đây là giai đoạn vàng cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất hàng sang thị trường tỉ dân này cũng cần chuyển đổi theo con đường chính ngạch để tránh gặp rủi ro" - chuyên gia này nói thêm.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn nhận tất cả các thị trường xuất khẩu trọng điểm của nông sản đều bị tác động bởi dịch Covid-19, nên điều quan trọng là dự báo và chuẩn bị khai thác tốt khi thị trường phục hồi. "Trung Quốc dự báo sẽ phục hồi thị trường vào tháng 5 tới, các DN xuất khẩu chính ngạch sang nước này cần chuẩn bị về nguồn cung cũng như liên thông về thương mại điện tử. Đối với nhóm thị trường Mỹ, châu Âu, thời gian phục hồi có thể rơi vào tháng 7, tháng 8 tới nên các DN cần có kế hoạch chi tiết từ bây giờ để quản trị nguồn hàng, đón đầu cơ hội" - ông Toản khuyến cáo.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng tăng trưởng kinh tế - trong đó có tăng trưởng xuất khẩu - trong quý II/2020 sẽ không khả quan. Tuy nhiên, đây là điểm rơi khó tránh khỏi để bứt phá, tận dụng cơ hội vào cuối năm, khi các nền kinh tế trên thế giới hồi phục và tăng nhu cầu tiêu dùng.
Xoay xở để trụ vững
PGS-TS Phạm Tất Thắng mong các DN chủ động tự xoay xở để trụ lại qua mùa dịch, bên cạnh trông chờ vào các gói cứu trợ của Chính phủ. "Mấu chốt là DN phải "lỳ đòn", tìm cách chống đỡ để tồn tại, âm thầm giữ gìn năng lực, đợi được đến khi dịch bệnh qua đi, có cơ hội là có thể "ra đòn" bù đắp lại thiệt hại. Gói cứu trợ cũng rất quan trọng trong việc giúp DN cầm cự qua hết quý II" - ông Thắng nói.
Phương Nhung - Ngọc Ánh
Đề xuất phương án xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 Bộ Công Thương đề xuất phương án xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4-2020, sau đó sẽ tiếp tục xem xét kế hoạch xuất khẩu cho tháng 5. Ngày 6-4, Bộ Công Thương đã gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19, hạn hán và xâm nhập mặn. Trước đó, tại cuộc họp...