Lần đầu tiên tìm thấy vi nhựa trong các cơ quan và mô của con người
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vi nhựa và nhựa nano có thể được tìm thấy trong các cơ quan và mô của con người.
Các nhà khoa học tại Đại học bang Arizona đã phát hiện ra sự hiện diện của ít nhất một dạng nhựa trong tất cả 47 mẫu lấy từ phổi, gan, lá lách và thận của những người đã chết hiến xác cho khoa học.
Một loại nhựa được sử dụng trong nhiều hộp đựng và bao bì thực phẩm, được gọi là Bisphenol A (BPA), đã được tìm thấy trong 100% các mẫu được nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy các loại nhựa khác thường được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng như polycarbonate (PC), polyethylene terephthalate (PET) và polyethylene (PE). Để cho ra các kết quả này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật quang phổ Raman.
“Bạn có thể tìm thấy nhựa gây ô nhiễm môi trường ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Trong một vài thập kỷ ngắn ngủi, chúng ta đã từ việc coi nhựa là một lợi ích tuyệt vời thành một mối đe dọa. Có bằng chứng cho thấy nhựa đang xâm nhập vào cơ thể chúng ta, nhưng rất ít nghiên cứu tìm kiếm nó. Tại thời điểm này, chúng tôi chưa biết vi nhựa có nguy hiểm đến sức khoẻ con người như thế nào”, Charles Rolsky, một nhà nghiên cứu về vi nhựa thủy sinh cho biết.
Vi nhựa được định nghĩa là các mảnh nhựa có đường kính nhỏ hơn 5mm, trong khi nhựa nano thậm chí còn nhỏ hơn với đường kính dưới 0,001 mm.
Trước đó vào năm 2018, các nhà khoa học tiết lộ rằng phân người có nhiều hạt vi nhựa, cho thấy các vật liệu này lan tràn trong ruột người. Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng các hạt vi nhựa nhỏ nhất có thể xâm nhập vào mạch máu, hệ bạch huyết và có lẽ là gan là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này là lần đầu tiên các nhà khoa học trực tiếp kiểm tra vi nhựa và nhựa nano trong các cơ quan cùng mô của con người.
Video đang HOT
Tất cả những người hiến tặng đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu lịch sử chi tiết về lối sống, chế độ ăn uống và công việc của họ, vì vậy nhóm nghiên cứu đã có được một số thông tin chi tiết về cách những vật liệu nhân tạo này tích hợp sâu vào cơ thể họ.
Ý tưởng về các vật liệu công nghiệp không thể phân hủy sinh học ẩn trong gan có vẻ rất đáng lo ngại, nhưng các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng chỉ ra tác động sức khỏe của điều này vẫn chưa rõ ràng.
“Chúng tôi không bao giờ muốn trở thành người báo động, nhưng những vật liệu không phân hủy sinh học này có mặt ở khắp mọi nơi có thể xâm nhập, tích tụ trong các mô của con người và chúng tôi không biết những ảnh hưởng cụ thể đối với sức khỏe. Một khi chúng tôi hiểu rõ hơn về những gì có trong các mô, có thể tiến hành các nghiên cứu dịch tễ học để đánh giá kết quả liên quan đến sức khỏe con người. Bằng cách đó, chúng ta có thể bắt đầu hiểu những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn, nếu có”, các nhà khoa học giải thích.
Hiện tại, ảnh hưởng của nhựa vi sinh đối với sức khỏe động vật không được đồng thuận rộng rãi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết không có bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa sức khỏe con người với vi nhựa trong nước uống.
Nhiều mối quan tâm tập trung vào Bisphenol A (BPA), dạng nhựa phổ biến nhất được tìm thấy trong nghiên cứu này.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nói rằng BPA được coi là an toàn ở mức hiện tại trong thực phẩm. Mặc dù FDA lưu ý rằng có một số lo ngại về tác động tiềm ẩn của BPA đối với não, hành vi và tuyến tiền liệt ở thai nhi, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ.
Bất kể ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe như thế nào, việc phát hiện ra vi nhựa và nhựa nano trong các cơ quan của con người đã cho thấy sức lan tỏa đáng sợ của những vật liệu nhân tạo này trong hơn một thế kỷ qua.
Loài lưỡng cư đầu tiên ở Brazil sống theo chế độ... "đa thê"
Một loài ếch từ rừng nhiệt đới Brazil đã trở thành loài lưỡng cư đầu tiên được phát hiện có chế độ sống "đa thê" độc nhất vô nhị với tận... hai bạn tình vẫn "chung thuỷ" với ếch đực.
Ếch Thoropa taophora có đến tận "hai bà vợ" chung thuỷ.
Fabio de Sa, nhà động vật học từ Đại học Đại học Campinas, cho biết đa thê được cho là hệ thống giao phối phổ biến nhất giữa các loài động vật. Trước đây đã được tìm thấy ở các loài cá có xương, bò sát, động vật có vú, chim và thậm chí một số động vật không xương sống.
Hệ thống giao phối của động vật tồn tại liên tục giữa chế độ đa thê, có liên quan đến giai đoạn trước đó trong quá trình tiến hóa, và chế độ một vợ một chồng. Đa thê có xu hướng xảy ra khi các con đực buộc phải cạnh tranh với nhau để giành lấy con cái và các tài nguyên môi trường như nước và thức ăn.
Với các dữ liệu có được, De Sa và các đồng nghiệp đã quyết định điều tra xem liệu Thoropa taophora, một loài ếch được tìm thấy trong rừng nhiệt đới Đại Tây Dương của Brazil, có khả năng sống "đa thê" hay không.
Thoropa taophora thích sống gần đá và có ngoại hình màu nâu đỏ giúp chúng hòa nhập với môi trường xung quanh. Con đực có gai dài gắn vào ngón tay cái mà chúng dùng trong chiến đấu.
Nhóm nghiên cứu đã ghi lại hình ảnh những con ếch này tại các mỏm đá ở rìa rừng nhiệt đới, nơi có tương đối ít địa điểm sinh sản hoặc nước ngọt dành cho chúng và chúng được tiếp xúc nhiều hơn với Mặt trời.
Những con ếch đực thường đi tuần tra nơi sinh sản của chúng và phát ra những tiếng kêu hung hãn để xua đuổi những kẻ xâm nhập, đồng thời ở gần trứng và nòng nọc để bảo vệ chúng.
Khi những kẻ xâm lược đực khác phớt lờ những lời cảnh báo, chúng sẽ lao vào tấn công bằng các đòn tấn công khác nhau đồng thời dùng gai ngón tay cái như một vũ khí hữu hiệu.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những con đực chỉ quan hệ với hai con cái. Trong đó chủ yếu với một con được "ưu ái" hơn nhưng cũng có một con thứ "yếu" hơn.
Những con cái chiếm ưu thế sẽ cố gắng giao phối bằng cách đáp lại những lời kêu gọi tán tỉnh của con đực bằng tiếng kêu của chính chúng. Chúng cũng sẽ tiếp cận con đực và định vị vị trí giao phối. Trong khi điều này đang diễn ra, những con cái thứ cấp lại đứng sang một bên bất động. Con cái đôi khi cũng kích hoạt giao phối bằng cách ăn thịt một số trứng của con đực.
Hầu hết thời gian con đực sẽ đuổi con cái đi để ngăn cản nó, nhưng đôi khi, nếu nó là con cái trội, nó cũng giao phối ngay với con ếch cái. Điều này sẽ dẫn đến việc tạo ra những quả trứng mới mang gene của nó.
Nhóm nghiên cứu đã xác nhận những gì họ nhìn thấy trong video bằng cách nghiên cứu vật liệu di truyền và phát hiện ra rằng những con nòng nọc đều là anh chị em cùng cha khác mẹ. Mặc dù những con cái trội hơn sinh sản nhiều hơn.
Không chỉ thế, sự hiện diện của những con nòng nọc lớn tuổi hơn từ cùng một cặp bố mẹ khẳng định rằng mối quan hệ giao phối là lâu dài. Sự sắp xếp dường như có lợi thế rõ ràng cho cả hai giới. Những con đực cần ngăn chặn những con đực khác sử dụng các địa điểm sinh sản khó tìm của chúng, và việc đa dạng hóa nguồn gene bằng cách có nhiều bạn tình sẽ có lợi.
Bối cảnh thực tế cũng gợi ra sự cạnh tranh giữa hai con ếch cái. Điều này hiếm khi xảy ra ở các loài ếch khi những con cái chiếm ưu thế thực sự đáp lại lời kêu gọi của con đực và dường như đẩy con cái thứ cấp ra ngoài trong quá trình tán tỉnh.
Tàu chở hàng trên cầu Arizona của Mỹ cháy lớn làm sập cầu Vào ngày 29/7, một tàu chở hàng bị trật bánh khi đang đi trên cây cầu bắc qua một hồ nước nhân tạo ở ngoại ô Phoenix, khiến cây cầu bốc cháy và làm sập một phần cấu trúc. Vào tháng trước, một vụ trật bánh khác cũng đã làm hư hại nhẹ cây cầu. Vụ trật bánh xảy ra vào khoảng 6...