Lần đầu tiên tìm thấy vi hạt trong máu người
Khám phá cho thấy các hạt nhựa siêu nhỏ có thể theo dòng máu di chuyển khắp cơ thể và lưu lại nội tạng.
Tờ Guardian (Anh) đưa tin lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện hạt vi nhựa trong máu của con người, với tỷ lệ gần 80% tình nguyện viên tham gia thử nghiệm.
Sau khi phân tích mẫu máu của 22 người trưởng thành khỏe mạnh, họ đã tìm thấy hạt vi nhựa trong máu của 17 người. Cụ thể, một nửa mẫu máu chứa nhựa PET, thường được sử dụng làm chai đựng nước. Trong khi đó, 1/3 mẫu máu chứa nhựa polystyrene, thường dùng làm bao bì đóng gói thực phẩm. 1/4 mẫu chứa chất polyethylene dùng làm túi nilon.
Video đang HOT
Khám phá cho thấy những hạt nhựa nhỏ li ti có thể di chuyển theo dòng máu và lưu lại các bộ phận cơ thể. Ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe ra sao vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứ đang lo ngại về vấn đề này dựa trên kết quả quan sát trong phòng thí nghiệm cho thấy vi nhựa đã gây ảnh hưởng xấu đến tế bào của con người.
“ Nghiên cứu của chúng tôi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy con người có hạt polyme trong máu. Đó là một phát hiện đột phá”, Giáo sư Dick Vethaak, nhà nghiên cứu tại trường Vrije Universiteit Amsterdam ở Hà Lan cho biết. Theo ông, vấn đề các hạt nhựa “dạo chơi” khắp cơ thể là hoàn toàn đáng lo ngại.
Bên cạnh đó, Giáo sư Vethaak cho biết sự khác biệt đáng kể về số lượng và loại nhựa giữa các mẫu máu có thể phản ánh vật thể mà người tham gia tiếp xúc trước khi lấy mẫu máu, chẳng hạn như vừa uống đựng trong cốc nhựa hoặc đeo khẩu trang bằng nhựa.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Enviroment International này đã sử dụng công nghệ sẵn có để phát hiện và phân tích các hạt nhỏ đến 0,0007 mm. Một số mẫu máu có chứa đến 2 hoặc 3 loại nhựa. Trong lúc lấy mẫu, nhóm chuyên gia đã sử dụng kim tiêm bằng thép và ống thủy tinh để tránh nhiễm bẩn.
Hàng năm, con người thải lượng lớn rác thải nhựa ra môi trường và hạt vi nhựa đang làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh, từ đỉnh núi Everest đến các đại dương sâu nhất. Con người đã nạp các hạt nhỏ này qua thức ăn và nước uống, cũng như hít phải chúng. Chúng cũng được tìm thấy trong phân của trẻ sơ sinh và người lớn.
Một nghiên cứu độc lập gần đây cho thấy hạt vi nhựa có thể bám vào màng ngoài của các tế bào hồng cầu, dẫn đến hạn chế khả năng vận chuyển oxy của chúng. Những hạt siêu nhỏ này cũng đã được tìm thấy trong nhau thai của phụ nữ mang thai và chuột mang thai. Sau đó, chúng nhanh chóng trôi qua phổi vào tim, não và các bộ phận khác của thai nhi.
Con người tiếp xúc 24.000 hạt vi nhựa ngay tại phòng khách nhà mình
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Hull (Anh) phát hiện rằng chỉ riêng phòng khách có thể khiến chúng ta tiếp xúc với hơn 24.000 hạt vi nhựa mỗi ngày.
Trung bình một phòng khách rộng 17 mét vuông có thể chứa hơn 24.000 hạt vi nhựa trong 24 giờ. Ảnh minh họa: Getty Images
Ngôi nhà của chúng ta có hàng nghìn sợi nhựa nhỏ bé bị rơi ra từ quần áo, rèm cửa và thảm. Các nhà nghiên cứu đã đo mức độ vi nhựa tại 20 căn phòng khách ở Anh và tìm thấy trung bình 1.414 mảnh riêng lẻ trên mỗi mét vuông mỗi ngày. 98% mẫu vật lấy tại những căn phòng này trong thời gian 6 tháng đều có hạt vi nhựa.
Họ cho biết vẫn cần phải nghiên cứu sâu hơn để xác định liệu việc con người đang ở nhà thường xuyên hơn, hay các hoạt động dọn dẹp chẳng hạn như hút bụi, đã làm cho các hạt nhựa từ thảm, rèm và vật dụng bằng vải xuất hiện nhiều hơn.
Theo tờ Daily Mail, hạt vi nhựa trong nhà nhiều đến nỗi chúng ta vẫn hít phải 7.000 hạt mỗi ngày.
Tác giả nghiên cứu, Giáo sư Jeanette Rotchell nói: "Hiện nay, rất nhiều người làm việc tại nhà. Mức độ hạt vi nhựa xuất hiện trong môi trường sống cao như vậy rất đáng lo ngại.
Hàng tháng kể từ tháng 7 đến tháng 12/2019, nhóm nghiên cứu đã đặt một chiếc cốc thủy tinh trong phòng khách của 20 ngôi nhà và đem về phân tích sau 7 ngày.
Kết quả, họ nhận thấy gần 1/4 các hạt trôi nổi trong phòng là hạt vi nhựa. Trong số này, 90% được làm bằng PET - loại nhựa dẻo được sử dụng trong chai nước uống và hộp đựng sản phẩm tẩy rửa. Phần còn lại gồm các màng nhựa từ túi đựng và nylon, cũng được sử dụng trong dệt may.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy con người hấp thu lượng lớn hạt vi nhựa. Tuy nhiên, rất ít công trình nghiên cứu cho thấy rõ tác hại của hạt vi nhựa đối với sức khỏe của con người.
Bị gãy răng, bác sĩ phát hiện cậu bé 5 tuổi bị ung thư hiếm gặp Cậu bé 5 tuổi ở bang Michigan (Mỹ) bị chảy máu liên tục khi bị gãy chiếc răng đầu tiên. Nhưng cũng chính việc tưởng như không liên quan này mà bác sĩ phát hiện cậu bé mắc một loại ung thư hiếm gặp. Cậu bé Ryder Washington, 5 tuổi, sống với bố mẹ ở thành phố Farmington Hills, bang Michigan (Mỹ). Mọi...