Lần đầu tiên thịt lợn mát giảm giá “sốc”
Để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn bởi dịch Covid-19 và kích cầu tiêu dùng, một số siêu thị lớn tại miền Bắc đã giảm giá bán các mặt hàng tiêu dùng tới 25%. Đáng lưu ý, sản phẩm thịt lợn mát MEATDeli cũng giảm giá “sốc” nhằm hướng tới đa dạng khách hàng hơn chứ không chỉ phục vụ phân khúc cao cấp như trước đây.
Thịt mát được hỗ trợ giá “sốc”
Theo khảo sát của PV, giá lợn hơi ngày 22/4 tại nhiều địa phương ở miền Bắc vẫn duy trì ở mức cao, một số địa phương đã nhảy vọt lên mức 92.000-95.000 đồng/kg; tại miền Nam, miền Trung, giá heo hơi hôm nay cũng không ngừng phi mã, dao động từ 88.000-92.000 đồng/kg, tùy nơi và tùy loại heo.
Do giá lợn hơi tăng cao nên giá thịt lợn thương phẩm trên thị trường cũng tăng tương ứng, bình quân từ 150.000 – 200.000 đồng/kg, tùy loại. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi đắn đo khi lựa chọn mua thịt cho gia đình.
Để chia sẻ cùng người tiêu dùng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người lao động phải thắt chặt chi tiêu, trong tuần qua một số siêu thị lớn đã giảm giá một số mặt hàng tiêu dùng tới 25%. Đáng lưu ý, thông tin từ Nhà máy chế biến thịt MNS Meat Hà Nam (Tập đoàn Masan), sản phẩm thịt mát thương hiệu MEATDeli cũng đang được áp dụng chính sách hỗ trợ giá.
Dây chuyền đóng gói thịt lợn mát tại Tổ hợp Chế biến thịt Meat Hà Nam. Ảnh: Phạm Anh
Cụ thể tại thị trường miền Nam, sản phẩm thương hiệu MEATDeli gồm các loại xương lợn giảm từ 136.900 đồng/kg xuống còn 79.000 đồng/kg; xương ống giảm từ 120.900 đồng/kg xuống còn 79.000 đồng/kg. Thịt vai giảm từ 149.000 đồng/kg xuống còn 115.000 đồng/kg.
Ở thị trường miền Bắc, giá xương cục giảm từ 110.900 đồng/kg xuống còn 69.000 đồng/kg. Xương ống giảm từ 89.900 đồng/kg xuống còn 59.000 đồng/kg. Thịt vai giảm từ 154.900 đồng/kg xuống còn 119.000 đồng/kg.
Được biết, đây cũng là lần giảm giá cao nhất của sản phẩm thịt mát cao cấp này kể từ khi ra mắt thị trường Việt Nam từ cuối năm 2018 đến nay.
Doanh nghiệp bù lỗ để giảm giá thịt lợn
Video đang HOT
Theo bà Hoàng Thị Huệ, Giám đốc sản xuất Công ty CP thực phẩm Ngôi Sao Xanh – một trong số đơn vị tham gia bán lẻ thịt mát MEATDeli cho biết, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng việc tiêu thụ sản phẩm thịt mát vẫn giữ được sự ổn định, hàng nhập về thường xuyên bán hết ngay trong ngày.
Các cửa hàng trong chuỗi bán lẻ này đã có lượng khách hàng tiêu thụ thịt mát cố định, chủ yếu là công chức, nhân viên văn phòng.
Anh Trần Việt Anh, trú ở phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Vợ chồng tôi đều làm việc tại 1 cơ quan nhà nước, con cái còn nhỏ nên khá bận rộn, không có nhiều thời gian đi chợ hay siêu thị. Mỗi tuần gia đình tôi thường đi siêu thị 1-2 lần và thế nào cũng chọn mua thịt mát MeatDeli. Ưu điểm của sản phẩm này là có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh từ 7-10 ngày, quy cách đóng gói và trọng lượng rất phù hợp với nhu cầu bữa ăn của gia đình tôi”.
“Đặc biệt, tôi rất thích mua sườn MeatDeli dù giá có cao hơn các sản phẩm khác. Nhìn miếng sườn cắt bằng máy đều nhau tăm tắp, không bị vướng thịt và xương vụn là đã thấy ngon rồi. Ngoài ra, thịt mát cho cảm nhận ngọt thơm, không bị hôi, khi luộc lên không hề có nhiều bọt như thịt mua ngoài chợ”, anh Việt Anh bổ sung.
Thịt mát MeatDeli được phân loại đóng kín trong khay, bảo quản trong tủ mát, đảm bảo độ tươi ngon.
Nếu so sánh với thịt mua ngoài chợ truyền thống, miếng thịt bày bán trên phản hoặc lót bìa carton, nhiều người chạm tay vào xem miếng thịt, lật qua lật lại, thậm chí còn có ruồi nhặng đậu vào khiến tỉ lệ nhiễm vi sinh thường rất cao.
Trong mùa dịch Covid-19, người dân được khuyến khích giữ khoảng cách an toàn, không tiếp xúc với các bề mặt, đặc biệt với thực phẩm tươi sống thì MEATDeli lại có lợi thế được người tiêu dùng lựa chọn khi không cần chạm tay vào thịt để lựa chọn. Thịt được phân loại đóng kín trong khay, bảo quản trong tủ mát, đảm bảo độ tươi ngon.
“Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng chi tiêu dè sẻn hơn và mức hỗ trợ giá sốc lần này góp phần chia sẻ khó khăn với họ, sẽ có nhiều gia đình tiếp cận, tiêu dùng sản phẩm thịt mát” – bà Huệ nói.
Đại diện của Nhà máy chế biến thịt MNS Meat Hà Nam, cho biết ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung lợn trong nước chưa thể phục hồi. Giá lợn hơi nhà máy thu mua từ các đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vẫn ở mức rất cao. Nhà máy cũng phải tăng chi phí cho các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên và sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhưng để đồng hành, ủng hộ chủ trương Chính phủ, MEATDeli khắc phục khó khăn để giảm giá một số sản phẩm, góp phần từng bước bình ổn thị trường thịt lợn.
Cũng theo đại diện MNS Meat Hà Nam, nhà máy được vận hành theo tiêu chuẩn BRC – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm. Lợn đưa vào giết mổ đi qua 3 tuyến kiểm dịch nghiêm ngặt. Thịt lợn sau khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt, sản phẩm thịt MEAT Deli sẽ được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0 – 4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng.
Vì thế chi phí sản xuất của loại thịt mát này cao hơn so với sản phẩm thịt thông thường. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, để chung tay hỗ trợ người tiêu dùng ảnh hưởng dịch Covid-19, MNS Meat Hà Nam đang tích cực rà soát tối ưu hoá khâu các sản xuất và phân phối, chấp nhận chịu lỗ để áp dụng chính sách hỗ trợ giá sốc với nhiều loại sản phẩm.
Theo Bộ NN&PTNT, từ ngày 1/4, 17 doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi đồng giảm giảm lợn hơi xuất chuồng về mốc 70.000 đồng/kg là tiền đề góp phần hạ nhiệt, giảm giá thịt lợn. Nhưng trên thực tế, lượng heo do các doanh nghiệp nắm giữ không đủ sức chi phối thị trường.
Gần đây nhất, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiếp tiếp tục ký công văn đề nghị các tỉnh, thành phố vào cuộc kiểm soát giá nguồn cung heo từ các trang trại, gia trại để giảm giá thị trường thịt heo.
Cũng theo ông Phùng Đức Tiến, thống kê đến hết tháng 3, tổng đàn heo cả nước đạt 24 triệu con, chiếm 70% so với thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi.
Hiện tại, tốc độ tái tàn trung bình cả nước đặt trên 6,3% thì dự báo đến quý 4 năm nay, Việt Nam có thể phục hồi cân đối được cung cầu thịt lợn.
Hoàng Trang
Hóa đơn tiền điện tăng vọt, EVN nói gì?
EVN cho biết nhu cầu sử dụng điện vào lúc giao mùa các năm thường cao, cộng hưởng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm nay nên hóa đơn tiền điện có xu hướng tăng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đưa ra một số giải thích về việc tiền điện của khách hàng tăng trong kỳ hóa đơn tháng 3.
Lượng điện sinh hoạt tăng 17% tại Hà Nội, 13% tại TP.HCM
Theo EVN, trong tháng 3, lượng điện sinh hoạt trên toàn quốc tăng tới 8,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng Hà Nội tăng 17% và TP.HCM tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.
Hai lý do được EVN viện dẫn cho việc tăng chi phí tiền điện của các hộ dân trong kỳ hóa đơn lần này là yếu tố thời tiết và ảnh hưởng của Covid-19.
Theo EVN, tăng giá trong kỳ hóa đơn này là hiện tượng có tính quy luật thời tiết hàng năm. Ở nhiều khu vực, nhất là ở phía Nam, theo quy luật thời tiết thì tháng 3 bắt đầu chuyển sang nắng nóng. Tháng 3 năm nay còn có một số ngày nắng nóng gay gắt và kéo dài ở mức trên 35 độ C.
Khi vào mùa nắng nóng, các hộ khách hàng sử dụng nhiều các thiết bị làm mát, nên tiêu thụ nhiều điện, nhất là máy lạnh. Bản thân các thiết bị làm mát cũng phải hoạt động nhiều hơn khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng, nên càng tốn nhiều điện hơn.
Hóa đơn tiền điện có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm. Ảnh: Huy Hải.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh nghỉ học dài ngày, người dân hạn chế ra đường, nhất là trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, việc sử dụng điện sinh hoạt tăng nhiều hơn những năm trước đó.
Theo ghi nhận của Zing, người dân bắt đầu nhận được hóa đơn tiền điện tháng 3 với số tiền tăng vọt. Nhiều hộ dân cho biết chi phí tiền điện tăng tới 30-40% so với thông thường.
Trong khi đó, đề xuất giảm tiền điện trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được quyết định.
Chưa được hướng dẫn việc giảm giá điện
Theo EVN, việc giảm giá một số mặt hàng thiết yếu trong đó có giá điện là mong mỏi chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Doanh nghiệp này đã có báo cáo, đề xuất các giải pháp để hỗ trợ khách hàng sử dụng điện trong thời gian dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra với Bộ Công Thương và Chính phủ. Bộ Công Thương cũng đã chính thức đề xuất Chính phủ phương án giảm giá điện, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Chủ trương giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng đã được đưa ra trong Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3. Tuy nhiên, theo EVN, đến nay, chưa có quyết định chính thức và hướng dẫn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền về việc giảm giá điện, thời gian áp dụng. Vì vậy, ngành điện phải thực hiện việc phát hành hóa đơn tiền điện theo đúng các quy định hiện hành.
Trước đó, EVN có kế hoạch giảm giá điện và an sinh xã hội để hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi dịch Covid-19, với mức giảm 10-100% cho một số đối tượng thời gian áp dụng 6 tháng (từ tháng 4). Ước tính, tổng mức hỗ trợ khoảng 8.000 tỷ đồng.
Sau đó, Bộ Công Thương có đề xuất gửi Thủ tướng về việc giảm 10-20% giá điện cho một số đối tượng, thời gian áp dụng 3 tháng (từ tháng 4). Tổng mức hỗ trợ tạm tính khoảng 11.000 tỷ đồng.
Hiếu Công
Sáng tạo vượt khó và trưởng thành Tuổi trẻ cả nước vừa trải qua Tháng Thanh niên với nhiều yêu cầu mới, thử thách khó trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, các cấp bộ oàn đã linh hoạt, sáng tạo, vận dụng mọi nguồn lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. oàn viên, thanh niên...