Lần đầu tiên thâm hụt thương mại theo tháng của Mỹ vượt 100 tỉ USD
Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã lần đầu tiên vượt mốc 100 tỉ USD trong tháng 12/2021 vừa qua, khi kinh tế Mỹ tiếp tục đà hồi phục, làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa.
Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Số liệu công bố ngày 26/1 cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa tháng 12/2021 tăng 2,9 tỉ USD so với tháng 11/2021, lên mức 101 tỉ USD.
Theo các chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics, mức tăng này đẩy thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ vượt 38,4 tỉ USD so với thời điểm tiền đại dịch. Biến thể Omicron đe dọa sẽ gây ra thâm hụt lớn hơn nữa trong quý 1 năm nay, do những lo ngại đối với tăng trưởng và du lịch toàn cầu, làm giảm xuất khẩu của Mỹ, trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa tại Mỹ vẫn tăng mạnh.
Cũng đã xuất hiện thông tin ban đầu về bức tranh tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2021. Cơ quan Phân tích kinh tế Mỹ ngày 25/1 đã công bố ước đoán về tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 4 năm 2021, với mức tăng 5,5%, tăng mạnh so với mức 2,3% của quý 3.
Mỹ chưa sẵn sàng giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Ngày 19/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định vẫn còn quá sớm để đưa ra các cam kết dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tàu container của Trung Quốc neo tại cảng Long Beach ở California, Mỹ, ngày 20/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong buổi họp báo ở Nhà Trắng, ông Biden nói: "Tôi mong muốn được đứng ở một vị thế để có thể tuyên bố rằng họ đang đáp ứng các cam kết...và có thể dỡ bỏ phần nào thuế quan... nhưng chúng tôi vẫn chưa đạt đến mốc đó". Tuy nhiên, ông cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đang nghiên cứu về khả năng này, nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ phải làm nhiều hơn nữa để đáp ứng các cam kết thương mại.
Tổng thống Biden cho hay một số nhóm doanh nghiệp đang kêu gọi ông bắt đầu dỡ bỏ mức thuế quan 25% mà Mỹ áp đặt lên lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông nhấn mạnh còn quá sớm để thúc đẩy quyết định dỡ bỏ thuế quan bởi Trung Quốc không tăng cường mua hàng hóa của Mỹ như cam kết đưa ra trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà hai bên đã ký hồi tháng 1/2020. Hồi tuần trước, Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng Mỹ tạo điều kiện mở rộng hợp tác thương mại song phương.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 1/2020. Thỏa thuận này giúp xoa dịu cuộc chiến thương mại kéo dài gần 18 tháng giữa hai nước, ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD do cuộc chiến thuế quan "ăn miếng trả miếng". Theo thỏa thuận, Bắc Kinh cam kết sẽ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp và chế tạo, năng lượng cùng dịch vụ của Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức năm 2017 trong vòng 2 năm.
Dưới thời chính phủ của Tổng thống Biden, quan hệ Mỹ-Trung Quốc tiếp tục căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tác động không nhỏ tới thị trường toàn cầu. Với lập trường khác biệt, năm 2021, Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và vẫn duy trì một số mức thuế, tối đa lên tới 25%, đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; đưa hàng chục công ty và các viện nghiên cứu của Trung Quốc vào "danh sách đen" thương mại. Trong khi đó, Trung Quốc một mặt kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan, tăng cường hợp tác đưa quan hệ kinh tế-thương mại hai nước trở lại đúng hướng, mặt khác tìm cách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm lệ thuộc vào thị trường bên ngoài và sử dụng thị trường nội địa để thu hút các nhà đầu tư quốc tế.
Azerbaijan luôn trân trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov cho biết, Azerbaijan luôn trân trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, và hai bên đã cùng vun đắp mối quan hệ này qua nhiều thập niên. Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov (Ảnh: Đức Hoàng). "Việt Nam và Azerbaijan có rất nhiều điểm chung. Một trong những điểm chung...