Lần đầu tiên suốt 28 năm, số trẻ hoàn thành 3 liều vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà giảm đáng kể
Dữ liệu sơ bộ trong 4 tháng đầu năm 2020 cho thấy số trẻ em hoàn thành 3 liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) giảm đáng kể. Đây là lần đầu tiên trong 28 năm cả thế giới giảm tỷ lệ bao phủ DTP3.
Tiêm chủng vắc xin cho trẻ tại Trạm Y tế Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức (TP.HCM) – Ảnh: HOÀNG LỘC
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) vừa phát đi cảnh báo về sự sụt giảm đáng báo động số lượng trẻ em được tiêm vắc xin phòng bệnh trên khắp thế giới. Nguyên nhân do sự gián đoạn trong việc cung cấp và tiếp nhận các dịch vụ tiêm chủng bởi đại dịch COVID-19.
Theo WHO và UNICEF, gián đoạn trên làm đảo ngược tiến trình tiếp cận tới nhiều trẻ em và thanh thiếu niên với các loại vắc xin.
Cụ thể, những cải tiến như bổ sung vắc xin HPV (phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục), tới 106 quốc gia đang có nguy cơ mất hiệu lực. Đặc biệt, dữ liệu sơ bộ trong 4 tháng đầu năm 2020 cho thấy số trẻ em hoàn thành 3 liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) giảm đáng kể. Đây là lần đầu tiên trong 28 năm thế giới giảm tỷ lệ bao phủ DTP3.
HIện có ít nhất 30 chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã hoặc có nguy cơ không triển khai được, điều này có thể dẫn đến bùng phát thêm dịch sởi vào năm 2020 và hơn thế nữa.
Mới đây, một cuộc khảo sát của UNICEF, WHO và Gavi (Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng), được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ; Viện vắc xin Sabin và Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho thấy có đến 3/4 trong số 82 quốc gia trả lời đã báo cáo có sự gián đoạn tiêm chủng liên quan đến COVID- 19 tính đến tháng 5-2020.
Ngay cả khi các dịch vụ được cung cấp, mọi người vẫn không thể tiếp cận bởi họ ít khi rời khỏi nhà, gián đoạn giao thông, khó khăn kinh tế, hạn chế di chuyển hoặc sợ tiếp xúc với những người nhiễm COVID-19. Nhiều nhân viên y tế cũng không có mặt vì hạn chế đi lại hoặc tái triển khai nhiệm vụ ứng phó với COVID cũng như thiếu thiết bị bảo hộ.
Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO: không nhất thiết phải như vậy. Bởi vắc xin có thể được phân phối an toàn ngay cả trong thời kỳ đại dịch và WHO đang kêu gọi các quốc gia cần đảm bảo những chương trình cứu sống thiết yếu này được tiếp tục.
Video đang HOT
“Vắc xin là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong lịch sử y tế cộng đồng và ngày càng có nhiều trẻ em được tiêm chủng hơn bao giờ hết. Nhưng đại dịch COVID-19 đã khiến những thành quả ấy gặp rủi ro. Những bệnh tật và cái chết do trẻ em bị nhỡ tiêm chủng có thể lớn hơn nhiều so với do COVID-19″., ông Tedros khẳng định.
Tại Việt Nam, do dịch COVID-19 việc tiêm chủng ở nhiều tỉnh, thành bị đình trệ suốt thời gian dài. Đặc biệt bùng phát một số ổ dịch bạch hầu với nhiều ca bệnh tử vong.
Vì sao phải tiêm nhắc Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà cho trẻ trước khi lên lớp 1?
Sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết khi bước sang tuổi thứ 6. Để duy trì sự bảo vệ trước 3 bệnh nguy hiểm như Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà, chủng ngừa trong giai đoạn sơ sinh là chưa đủ.
Trẻ cần tư vấn bác sĩ để được tiêm nhắc mũi phối hợp 3 thành phần phòng các bệnh Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà tại những thời điểm nhất định, đặc biệt ở nhóm tuổi trước khi vào lớp 1.
Tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà cần thiết cho con bạn khi bước vào lớp 1
1. Hỏi: Nếu đã tiêm vắc-xin 6 thành phần (phòng các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib) từ 6 tuần tuổi rồi thì có cần tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván nữa không?
Đáp: Câu trả lời là có. Vì theo thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm dần, khiến cơ thể có nguy cơ cao mắc Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván. Đây đều là những bệnh dễ bùng phát thành dịch, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Việc tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần sẽ giúp cơ thể tái thiết lập hệ miễn dịch, từ đó thúc đẩy quá trình tái sản xuất lượng kháng thể phòng bệnh đã được tạo ra từ đợt tiêm phòng trước.
Theo các chuyên gia, những đối tượng sau cần đi tiêm mũi nhắc lại 3 thành phần:
- Từ 4 đến 7 tuổi
- Từ 9 đến 15 tuổi
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó
- Người lớn có bệnh lý mãn tính đi kèm như các bệnh lý phổi, hen suyễn, tim mạch, bệnh thận...
2. Hỏi: Tại sao nên tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà ở các cột mốc từ 4 - 7 tuổi; từ 9 - 15 tuổi; và tiêm nhắc lại sau đó mỗi 10 năm mà không phải ở những cột mốc khác?
Đáp: Hiện tại, đây là 3 cột mốc tuổi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị để tiêm nhắc lại, nhằm phát huy công dụng phòng bệnh, vừa thiết lập nên hàng rào miễn dịch cộng đồng giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh một cách hiệu quả. Cụ thể:
- Ở cột mốc từ 4 - 7 tuổi; từ 9 - 15 tuổi: sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết kể từ lần đầu được tiêm ngừa trong năm đầu đời. Song song đó, 2 nhóm tuổi này lại thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn... nên nguy cơ mắc các bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đó cũng cao hơn.
- Người lớn và người già: theo tuổi tác, hệ miễn dịch tự nhiên dần suy yếu nên người lớn và người già luôn là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như Ho gà, Bạch hầu. Song song đó, do các triệu chứng bệnh ở họ thường nhẹ hơn nên dễ bị nhầm sang bệnh thông thường, vô tình lây bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là các trẻ nhỏ từ 0 - 3 tháng tuổi chưa được chủng ngừa đang sống chung nhà.
3. Hỏi: Con tôi chuẩn bị vào lớp 1, tôi có nên đưa con đi tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà vào lúc này không?
Đáp: Câu trả lời là có. Vì lúc này, miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà mà trẻ đã được tiêm trước đây đã suy giảm. Nên khi ở trong một xã hội thu nhỏ như trường học, các bệnh truyền nhiễm như Ho gà, Bạch hầu có thể lây lan rất nhanh qua không khí hoặc khi trẻ tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
Đó là lý do một số tiểu bang của Mỹ đã đưa ra yêu cầu bắt buộc học sinh tiểu học phải nộp đủ giấy chứng nhận đã tiêm phòng các mũi tiêm phòng cần thiết khi làm thủ tục nhập học, trong đó có mũi tiêm nhắc lại 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà.
4. Hỏi: Thiếu niên ở tuổi 15 nếu có sức khỏe tốt thì không cần tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà đúng không?
Đáp: Điều này không đúng. Trẻ 15 tuổi dù có sức khỏe tốt nhưng các kháng thể phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đợt chủng ngừa trước ở giai đoạn này đã không còn đủ mạnh để ngăn mầm bệnh tấn công. Và cũng ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu bước vào môi trường năng động, từ đó việc bị trầy xước rất dễ xảy ra. Nếu không được chăm sóc đúng cách, những vết xước nhỏ này có thể trở thành nơi trú ngụ để vi khuẩn uốn ván phát triển gây: co cứng cơ kèm đau, co giật toàn thân, gập người... Thêm vào đó, môi trường học đường đông đúc, liên tục tiếp xúc nhiều người, trẻ càng có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm ho gà, bạch hầu.
5. Hỏi: Người già có khả năng mắc Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà hay không?
Đáp: Câu trả lời là hoàn toàn có. Vì tuổi càng cao, hệ miễn dịch tự thân càng bị suy yếu, đồng thời kháng thể từ những mũi chủng ngừa trước đó cũng giảm dần nên người già dễ mắc các bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong như Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván. Tuy nhiên, do những triệu chứng mắc bệnh của họ thường nhẹ hơn người trẻ nên dễ bị bỏ qua. Điều này khiến bệnh có thời gian phát triển, gây biến chứng nghiêm trọng và dễ lây lan tạo thành dịch. Để phòng tránh 3 loại bệnh nguy hiểm này, người lớn và người già cần lưu ý tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà càng sớm càng tốt.
6. Hỏi: Những phản ứng gì cần lưu ý sau khi tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà?
Tương tự như các mũi chủng ngừa khác, mũi nhắc lại 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà có thể kèm theo một số phản ứng như:
- Thường gặp: Sốt (có thể hết sau 1 ngày); Đau, nổi ban, sưng tại chỗ tiêm.
- Ít gặp: Sốt 39 - 40 độ C, thường kéo dài tới 48 giờ.
Từ những thông tin trên có thể thấy, tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà là việc cần thiết. Đây không chỉ là hành động bảo vệ chính mình mà còn góp phần giúp cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.
Phòng bệnh bạch hầu: Hiệu quả nhất là tiêm vắc xin Nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch hầu và uốn ván trong cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin uốn ván - bạch hầu (vắc xin Td) năm 2020 - 2021 cho trẻ 7 tuổi tại cộng đồng và trẻ học lớp...