Lần đầu tiên sau 23 năm kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm 3,61%
6 tháng đầu năm, Đà Nẵng phải đối diện với nhiều khó khăn, lớn nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lần đầu tiên sau 23 năm kinh tế thành phố tăng trưởng âm 3,61%, các chỉ tiêu thành phần đều tăng trưởng thấp so với kế hoạch.
Theo ông Trung, 6 tháng đầu năm thành phố phải đối diện với nhiều khó khăn, lớn nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lần đầu tiên sau 23 năm, kinh tế thành phố tăng trưởng âm 3,61%, các chỉ tiêu thành phần đều tăng trưởng thấp so với kế hoạch.
Lần đầu tiên sau 23 năm, kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm 3,61%.
Việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư chưa chuyển biến tích cực. Vẫn còn nhiều dự án, công trình trọng điểm triển khai chậm tiến độ; tỉ lệ giải ngân vốn xây dựng cơ bản tính đến nay vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra.
Video đang HOT
Nhiều lĩnh vực như quy hoạch treo, quản lý đất đai, xây dựng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, rác thải, nước sạch, trật tự đô thị…vẫn chưa được tập trung giải quyết căn cơ. Tình hình an ninh trật tự nhất là tội phạm và tệ nạn m a túy, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoạt động băng nhóm chuyên nghiệp gia tăng.
“Một bộ phận cán bộ làm việc còn cầm chừng, chưa yên tâm, thiếu nhiệt huyết, thiếu tinh thần trách nhiệm, việc chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính chưa nghiêm…Đây là những vấn đề cần có giải pháp cụ thể, quyết liệt để tập trung khắc phục trong thời gian đến”, ông Nguyễn Nho Trung nói.
Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Nho Trung phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 15 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Theo Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho biết, kỳ họp lần này sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Đồng thời thảo luận, cho ý kiến 44 báo cáo, tờ trình tại kỳ họp với những nội dung mang tính dài hạn liên quan đến sự phát triển nhanh, bền vững của thành phố, vừa giải quyết những vấn đề bức xúc kéo dài tác động đến đời sống và sinh hoạt của người dân và thực hiện công tác nhân sự theo thẩm quyền.
Được biết, Kỳ họp thứ 15 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra từ ngày 6-8/7.
Tín dụng đầu ra yếu, vốn ngân hàng dồn vào trái phiếu chính phủ?
Việc dư thừa vốn đầu vào trong bối cảnh tín dụng đầu ra yếu đã phần nào đẩy dòng vốn chảy vào kênh trái phiếu chính phủ.
Tín dụng đầu ra yếu, vốn ngân hàng dồn vào trái phiếu chính phủ?
Theo bản tin thị trường tiền tệ tuần từ 29/6 đến 3/7 vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố, tuần qua, thị trường mở và thị trường liên ngân hàng vẫn khá bình lặng dù bước qua thời điểm chốt quý quan trọng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ bơm ròng 1 tỷ đồng thông qua mua kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3%/năm. Lãi suất đi ngang trên liên ngân hàng, giữ ở mức 0,21%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,3%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trái ngược, trên thị trường 1 (thị trường tổ chức kinh tế và dân cư), các ngân hàng thương mại (NHTM) đồng loạt giảm mạnh lãi suất tiền gửi từ 0,1-0,9 điểm% tùy từng kỳ hạn kể từ 1/7/2020. Đi đầu là 4 NHTM có vốn nhà nước với mức giảm 0,25-0,3 điểm% ở các kỳ hạn dưới 6 tháng và 0,5 điểm% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Một số ngân hàng có mức giảm lớn hơn (0,5-0,9 điểm%) là Techcombank, ACB, TPBank... Các NHTM thường huy động lãi suất cạnh tranh (VPBank, SHB, HDBank...) cũng giảm từ 0,1-0,3 điểm%.
Đây là đợt giảm lãi suất mạnh nhất và tiếp nối đà giảm từ cuối năm 2019 đến nay.
Lãi suất tiền gửi hiện ở mức 3,5-4,25% với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4,4-6,7% với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, từ 5,5-7,5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng. Vùng lãi suất này đã thấp hơn 0,75%-1%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng và thấp hơn từ 1%-2%/năm ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên so với thời điểm cuối năm 2019.
Bên cạnh sự tác động giảm của các lãi suất điều hành, theo nhận định của chuyên gia SSI, lãi suất tiền gửi giảm mạnh chủ yếu là do đầu ra tín dụng yếu.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đến ngày 29/6 là 3,26% so với cuối 2019, dù có tăng tốc trong tháng 6 (tăng 1,28% so với tháng 5) nhưng vẫn ở mức rất thấp so với mức 7,36% của 6 tháng năm 2019.
"Tăng trưởng huy động cao hơn tín dụng khiến cho các NHTM dư thừa VND và điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi. Sau đợt giảm này, nhiều khả năng lãi suất tiền gửi sẽ đi ngang do: mức giảm lãi suất huy động từ 1-2% đã gần bằng với mức giảm lãi suất cho vay; triển vọng tăng trưởng tín dụng sẽ cải thiện do các hoạt động kinh tế, giao thương đang dần hồi phục và giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh; cân đối với yếu tố tỷ giá và lạm phát", chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
Theo thống kê của SSI, kể từ đầu tháng 6 đến nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã liên tục gia tăng lượng gọi thầu. Trong phiên đấu thầu đầu tiên của tháng 7, KBNN đã gọi thầu 14,75 nghìn tỷ đồng - tăng 23% so với tuần cuối tháng 6 và là phiên gọi thầu nhiều nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Nhu cầu từ phía các thành viên thị trường cũng rất lớn, tổng lượng đăng ký gấp 3,6 lần lượng gọi thầu và toàn bộ 14,25 nghìn tỷ đồng các kỳ hạn 10, 15 và 20 năm được phát hành hết, chỉ có 500 tỷ đồng hạn 7 năm không gọi thầu thành công. Lãi suất trùng thầu giảm ở tất cả các kỳ hạn.
"Mặc dù nhu cầu phát hành của KBNN dự báo còn gia tăng nhưng lượng tiền dư thừa của các NHTM khiến nhu cầu đầu tư trái phiếu chính phủ vẫn cao và sẽ giữ lợi tức trái phiếu chính phủ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn. Trong dài hạn, diễn biến lợi tức phụ thuộc nhiều vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và tăng trưởng tín dụng của các NHTM", báo cáo của SSI nhấn mạnh.
Đà Nẵng: Ngân hàng hỗ trợ gì cho doanh nghiệp vượt qua Covid-19? Ngày 2/3, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng cho hay vừa có văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trước đó, ngày 28/2, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Miên có văn bản...