Lần đầu tiên phát hiện loài gấu ‘báu vật quốc gia’ của Mông Cổ tại Trung Quốc
Gấu Gobi, loài gấu duy nhất sống trong sa mạc vừa được các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Hình ảnh được chụp bởi camera hồng ngoại vào ngày 18/3/2021cho thấy một con gấu Gobi ở thị trấn Xiamaya, huyện Yiwu, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Theo công bố mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Lâm nghiệp Trung Quốc đã phát hiện ra loài gấu Gobi ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây cũng là lần đầu tiên, loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này được tìm thấy ở Trung Quốc.
Gấu Gobi có tên khoa học Ursus arctos gobiensis, là một phân loài của gấu nâu ( Ursus arctos). Đây cũng là loài gấu duy nhất trên thế giới sinh sống ở sa mạc. Chúng thường sống đơn độc và rất hiền lành. Người Mông Cổ coi gấu Gobi là báu vật quốc gia.
Hình ảnh mới nhất về gấu Gobi được các nhà khoa học Trung Quốc chụp được trong chuyến thám hiểm nghiên cứu tại thị trấn Xiamaya, huyện Yiwu. Thị trấn này giáp với Khu vực A – Khu bảo tồn nghiêm ngặt nhất của Mông Cổ, cũng là môi trường sống của loài gấu quý hiếm này.
Video đang HOT
Theo dữ liệu được công bố, hiện nay trên toàn cầu, chỉ còn hơn 50 cá thể gấu Gobi được ghi nhận. Năm 2018, Trung Quốc và Mông Cổ đã ký một thỏa thuận về việc thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm cứu loài gấu Gobi và cải thiện phạm vi sinh sống của chúng.
Loài động vật rất hiếu thắng và dễ nổi nóng nhất trong giới tự nhiên
Lừa hoang Tây Tạng trông rất mạnh mẽ và oai phong với thân hình có cơ bắp cuồn cuộn. Chúng cũng được biết đến là loài động vật thích hơn thua và dễ nổi nóng nhất trong giới tự nhiên.
Lừa hoang Tây Tạng là loài lớn nhất trong số các loài lừa hoang ở Trung Quốc, đồng thời cũng là một loài động vật móng guốc cỡ lớn rất quý hiếm, chúng có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải,Tây Tạng và phân bố ở khu vực phía Tây Trung Quốc.
Chúng là loài khá nổi bật trên vùng đất này, chúng thích sống và kiếm ăn thành đàn có thể lên tới hàng trăm con.
Giống với lừa hoang Mông Cổ, nhưng lừa hoang Tây Tạng có kích thước lớn hơn, khi trưởng thành có thể nặng 250-400 kg, vai cao trung bình 1,4 mét và chiều dài cơ thể là 1,8 mét.
Lừa hoang Tây Tạng có tư thế rất mạnh mẽ và oai phong, thân hình có cơ bắp cuồn cuộn. Trong dân gian địa phương còn gọi là lừa hoang Tây Tạng là "ngựa hoang".
Chúng chủ yếu sống ở các vùng sa mạc núi cao có độ cao lớn, loại môi trường này tương đối khắc nghiệt nên lừa hoang Tây Tạng bẩm sinh đã phát triển khả năng sinh tồn mạnh mẽ.
Lừa hoang Tây Tạng có một kỹ năng rất quan trọng, đó là chúng có thể tự đào lấy nguồn nước. Chiếc vó của chúng không chỉ chạy được mà còn có thể đào đất, đào giếng, chúng có thể đào những chiếc hố sâu vài mét để tìm nguồn nước.
Tính khí của loài lừa hoang Tây Tạng cực kỳ hiếu thắng, những con lừa hoàng này thích chạy đua với các loài động vật khác, thậm chí là ô tô.
Khi mọi người lái ô tô đi ngang qua địa điểm của lừa hoang Tây Tạng, chúng sẽ nhìn chằm chằm vào chiếc xe và khi chiếc xe đến gần hơn, những con lừa hoang Tây Tạng dường như bị khiêu khích và cơn giận dữ của những con lừa sẽ nổi lên ngay lập tức, sau đó chúng sẽ đuổi theo những chiếc xe trong suốt chặng đường.
Là loài động vật có khả năng chịu nắng, gió, lạnh và hạn hán mạnh mẽ, lừa hoang Tây Tạng luôn được nhiều người đam mê phiêu lưu hoang dã coi là chuyên gia sinh tồn trong vương quốc động vật.
Trung Quốc xác định loài mực ma cà rồng hoàn toàn mới Các nhà khoa học Trung Quốc xác định được một loài mực mới. Đây là loài mực ma cà rồng thứ 2 được biết tới trên thế giới. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm thấy loài mực ma cà rồng mới. (Nguồn: China Daily) Vào tháng 9/2016, tại độ sâu từ 800-1.000m dưới đáy Biển Đông, các nhà khoa học Viện Hải...