Lần đầu tiên phát hiện loài chim có khả năng hình thành ý thức
Nhóm nghiên cứu người Đức cho rằng quạ có ý thức sơ cấp và cần thêm thời gian để xác định loài chim này có ý thức thứ cấp hoặc cấp cao hơn hay không.
Các nhà khoa học Đức phát hiện rằng các loài chim thuộc họ quạ có khả năng cảm nhận một cách có ý thức về môi trường xung quanh, đài RT đưa tin ngày 28-9.
Nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Tubingen (Đức) công bố kết luận nghiên cứu trên tạp chí Science của Hiệp hội Khoa học Mỹ (AAAS) rằng loài quạ mỏ nhỏ có phản ứng thần kinh liên quan tới khả năng nhận biết các yếu tố kích thích, từ đó hình thành ý thức sơ cấp.
Nhóm nhà nghiên cứu cho hai con quạ mỏ nhỏ tương tác với khoảng 20.000 tín hiệu ánh sáng, chia thành hàng chục đợt nhỏ trong khi liên tục theo dõi điện não của hai con vật.
Hai con chim được huấn luyện để gật đầu khi chúng phát hiện yếu tố kích thích là nguồn sáng mạnh. Các nguồn sáng yếu và ngắn hơn làm hai con vật khó phát hiện hơn nhưng mỗi con có khả năng tương tác khác nhau với các nguồn sáng yếu này. Các nhà khoa học cho rằng điều này liên quan tới kinh nghiệm chủ quan của từng cá thể.
Video đang HOT
Loài quạ mỏ nhỏ được cho là có ý thức sơ cấp. Ảnh minh họa. Ảnh: THE TIMES
Nhóm nhà nghiên cứu cho biết họ phát hiện rằng quạ có ý thức ở một hình thái sơ khai nhất. Loại ý thức này chỉ liên quan tới hiện tại và các sự kiện trong quá khứ gần hoặc tương lai gần.
Trước đây, giới khoa học cho rằng ý thức sơ cấp này chỉ tồn tại ở một số loài linh trưởng. Phát hiện mới đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu kỹ hơn bộ não và hành vi của các loài chim, bao gồm khả năng tích lũy kinh nghiệm của từng cá thể.
Các nhà khoa học của Đại học Tubingen hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu và xác định liệu các loài chim có hình thành dạng ý thức thứ cấp hay cao hơn là nhận thức nào hay không.
Một vấn đề khác cũng được quan tâm là hình thái bộ não của chim. Phần lớn các nhà khoa học tin rằng não chim nhỏ và ít nếp nhăn hơn nhiều so với não động vật có vú và con người.
Tuy nhiên, những hình ảnh 3D của một nhóm chuyên gia thuộc Đại học Bochum (Đức) cho thấy có vẻ não ở chim có các điểm tương đồng với não của động vật có vú nhiều hơn những gì con người từng phát hiện ra. Điều này mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới.
Cá voi lập kỷ lục lặn gần 4 tiếng
Cơ chế trao đổi chất chậm, khả năng tích trữ oxy và hô hấp kỵ khí tốt có thể giúp cá voi mõm khoằm Cuvier giữ kỷ lục lặn biển.
Cá voi mõm khoằm hiếm khi được bắt gặp nổi lên mặt nước. Ảnh: Live Science.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Duke (Mỹ) phát hiện cá voi mõm khoằm Cuvier có thể lặn lâu hơn nhiều so với những gì giới khoa học từng nghĩ, IFL Science hôm 24/9 đưa tin. Họ xem xét 23 thẻ theo dõi gắn trên cá voi mõm khoằm Cuvier trong 5 năm, ghi nhận hơn 3.600 chuyến lặn kiếm ăn.
Các nhà khoa học chia những chuyến lặn của cá voi thành hai loại, lặn kiếm ăn và lặn không kiếm ăn. Khi không săn mồi, chúng thường lặn tới độ sâu 300-500 m với thời gian trung bình là 30 phút. Các chuyến lặn kiếm ăn thường kéo dài hơn và xuống tới độ sâu lớn hơn, trung bình sâu 1.450 m và kéo dài khoảng 60 phút.
Động vật có vú khi dùng hết oxy tích trữ vẫn có thể duy trì chuyến lặn bằng cách chuyển sang hô hấp kỵ khí. Nghiên cứu trước đó trên những loài thú biển lặn sâu khác cho thấy chúng hoàn thành khoảng 95% chuyến lặn trước khi cần chuyển sang kiểu hô hấp này. Khi áp dụng công thức trên với cá voi mõm khoằm Cuvier, nhóm nhà khoa học ước tính chúng có thể nhịn thở khoảng 78 phút trước khi chuyển sang hô hấp kỵ khí.
Một con cá voi mõm khoằm gắn thẻ theo dõi ở vây. Ảnh: IFL Science.
Trong số những chuyến lặn mà các nhà khoa học ghi nhận được, chuyến lặn ấn tượng nhất kéo dài tới 3 tiếng 42 phút, diễn ra vào năm 2017, bỏ xa kỷ lục cũ - 2 tiếng 17 phút. "Ban đầu chúng tôi không thể tin nổi. Cá voi mõm khoằm Cuvier là một loài thú, bất cứ loài thú nào lặn dưới nước lâu như vậy cũng thật đáng kinh ngạc", tác giả nghiên cứu Nicola Quick, nhà khoa học tại Đại học Duke, cho biết.
Nhóm nghiên cứu chưa rõ chính xác tại sao cá voi mõm khoằm Cuvier làm được điều này. Tuy nhiên, Quick cho rằng có thể chúng có cơ chế trao đổi chất đặc biệt chậm, tích trữ được lượng lớn oxy và khả năng chịu đựng sự đau đớn khi axit lactic tăng cao trong cơ do hô hấp kỵ khí. Các chuyên gia cũng chưa rõ yếu tố nào thôi thúc cá voi lặn lâu như vậy, nhưng đó có thể là nguồn thức ăn dồi dào, các mối nguy hiểm hoặc ô nhiễm tiếng ồn.
Điều thú vị là dường như không tồn tại tiêu chuẩn cố định cho việc cá voi cần bao lâu để phục hồi từ những chuyến lặn. Trong lúc nghiên cứu, các nhà khoa học bắt gặp một con đực trưởng thành tiếp tục lặn kiếm ăn chỉ 20 phút sau một chuyến lặn kéo dài hai tiếng. Tuy nhiên, một con cá voi khác lại cần tạm nghỉ tới 4 tiếng sau một chuyến lặn sâu 78 phút. Trong 4 tiếng này, nó chỉ thực hiện những chuyến lặn nông.
Cá voi mõm khoằm Cuvier là loài vật bí ẩn. Giới khoa học chưa nắm được nhiều thông tin về những sinh vật này vì chúng dành phần lớn thời gian lặn dưới nước, ít khi nổi lên. Chúng là những kỷ lục gia về lặn biển của nhóm động vật có vú với khả năng lặn sâu tới 2.992 m.
Nỗ lực bảo tồn đã ngăn chặn hàng chục loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng Trong nghiên cứu do Đại học Newcastle và BirdLife International dẫn đầu, nhóm các nhà khoa học ước tính, có tới 50 loài chim và 23 loài động vật có vú đã biến mất kể từ năm 1993 nếu không có nỗ lực bảo tồn. Dựa trên cơ sở có 10 loài chim và năm loài động vật có vú đã tuyệt chủng...