Lần đầu tiên nội soi trên xương mu, giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổ.i
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận điều trị thành công cho trường hợp b.é tra.i (1 tháng tuổ.i, Gia Lai) có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận.
Đặc biệt, bệnh nhi có khối sa niệu quản khổng lồ chiếm gần trọn trong lòng bàng quang.
Được biết trong giai đoạn mang thai, mẹ bệnh nhi có khám thai tại địa phương và phát hiện có bất thường hệ tiết niệu trên vùng thận, có tình trạng ứ nước nghi ngờ thận đôi. Nhưng không ghi nhận bất thường vùng niệu quản dưới vùng bàng quang. Do đó, trẻ sinh thường, đủ tháng.
Sau sinh, bé tiểu có những đợt khó khăn, đang tiểu bình thường thì bị ngắt quãng, nước tiểu có những lần màu sắc đục. Cụ thể, nước tiểu đục như nước vo gạo, có những sợi mủ xanh nhỏ theo ra, bé sốt cao, bỏ bú. Gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị vì tình trạng nhiễ.m trùn.g tiểu cao.
Tại đây, trẻ được các bác sĩ hồi sức và điều trị tích cực. Qua thăm khám tầm soát phát hiện dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận, đặc biệt bé có khối sa niệu quản khổng lồ chiếm gần trọn trong lòng bàng quang. Đây chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn thận niệu quản ứ nước nhiễ.m trùn.g tiểu cũng như việc gây ra khó khăn trong quá trình đi tiểu của bé.
Ngay khi tình trạng nhiễ.m trùn.g tiểu của bé tương đối ổn định, bé được ekip tiết niệu do TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 dẫn đầu tiến hành nội soi niệu đạo bàng quang để xử trí tắc nghẽn niệu quản do túi sa.
Video đang HOT
Ekip phẫu thuật cho bệnh nhi (Ảnh: BVCC)
TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, từ cách tiếp cận truyền thống chỉ qua kênh niệu đạo với một kênh thao tác, ekip gặp muôn vàn khó khăn khi xử lý tắc nghẽn. Đặc biệt, với khối túi sa khổng lồ luôn di động và không còn nhiều khoảng trống để thao tác trong bàng quang. Điều này có thể dẫn tới không giải quyết được bế tắc mà còn nguy cơ phạm sai lầm như làm tổn thương thành niệu quản, bàng quang.
Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ đã triển khai một kỹ thuật mới. Đó là sau khi nội soi vào bàng quang qua niệu đạo, xác định được vị trí nang niệu quản trong lòng bàng quang, một kim luồn nhỏ được đưa qua da trên xương mu vào trong lòng bàng quang. Thông qua kim luồn, một kẹp rất nhỏ được đưa vào bàng quang để giữ cố định thành trước nang niệu quản, điều này giúp xác định chính xác tổn thương và giữ chặt được nang niệu quản giúp việc xẻ nang dễ dàng hơn rất nhiều.
Bé sau khi điều trị xẻ nang cải thiện tình trạng nhiễ.m trùn.g rõ rệt, chức năng thận bình thường. Sau phẫu thuật 5 ngày, bệnh nhi được xuất viện bú tốt và không sẹo mổ.
Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch, dao nhỏ từ ống soi niệu đạo xẻ nhiều lỗ trên thành trước nang, tạo sự thông thương giữa lòng niệu quản và bàng quang.
Phương pháp mới này có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống (chỉ sử dụng dao nhỏ từ ống soi niệu đạo xẻ trực tiếp vào nang không có dụng cụ kẹp nang hỗ trợ) là thành trước nang luôn được giữ căng, cố định, tách rời với thành sau của nang.
Việc này giúp xẻ được chính xác vào các vị trí mong muốn trên thành nang, tránh xẻ vào các mạch má.u, tránh tổn thương thành sau của nang. Sau khi thực hiện xong, bệnh nhi sẽ được đặt lưu thông tiểu để theo dõi. Nếu tình trạng bệnh nhi ổn định có thể được xuất viện sau một hay hai ngày.
Bỉ cấy ghép máy điều hòa nhịp tim siêu nhỏ cho bé sơ sinh mới chào đời
Thiết bị được thiết kế riêng cho trẻ sơ sinh, không chỉ giúp rút ngắn thời gian nằm viện mà còn bỏ nhu cầu dùng các phương pháp điều trị truyền thống như thuố.c tĩnh mạch hay máy tạo nhịp tạm thời.
Em bé được cấy ghép máy điều hòa nhịp tim (Nguồn: Bệnh viện Saint-Luc)
Trong bước tiến đột phá của ngành y học, các bác sỹ tại Bệnh viện Đại học Saint-Luc ở Brussels đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cấy ghép máy điều hòa nhịp tim siêu nhỏ cho một bé sơ sinh, ghi dấu lần đầu tiên kỹ thuật này được áp dụng tại Bỉ.
Ca phẫu thuật đặc biệt này diễn ra chỉ vài giờ sau khi em bé chào đời.
Trước đó, khi bé còn trong bụng mẹ, các bác sỹ đã phát hiện tình trạng nhịp tim yếu nguy hiểm. Để bảo vệ tính mạng cho thai nhi, họ đã bắt đầu điều trị từ tuần thứ 24 của thai kỳ, giúp duy trì nhịp tim ổn định và giảm thiểu nguy cơ suy tim.
Dù vậy, nguy cơ sinh non cùng cân nặng thấp đã khiến các bác sĩ quyết định sử dụng một thiết bị chưa từng được áp dụng tại Bỉ: máy điều hòa nhịp tim siêu nhỏ của Medtronic.
Thiết bị này được thiết kế riêng cho trẻ sơ sinh, không chỉ giúp rút ngắn thời gian nằm viện mà còn loại bỏ nhu cầu dùng các phương pháp điều trị truyền thống như thuố.c tĩnh mạch hay máy tạo nhịp tạm thời.
Đại diện nhóm bác sĩ tại Bệnh viện Saint-Luc chia sẻ: "Vì đây là trường hợp đầu tiên tại Bỉ, chúng tôi đã phải xin cấp phép đặc biệt từ Cơ quan quản lý thuố.c và sản phẩm y tế liên bang."
Được sinh ra sớm hơn dự kiến 5 tuần, em bé đã trải qua ca phẫu thuật với sự phối hợp hoàn hảo của các đội ngũ chuyên gia sản khoa, nhi khoa, chăm sóc đặc biệt, tim mạch nhi, gây mê và phẫu thuật. Hiện tại, nhịp tim của bé đã ổn định và hoàn toàn bình thường.
Sau khi được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, bé đã kịp về nhà để đón Giáng sinh ấm áp bên gia đình.
Đại diện Bệnh viện Saint-Luc cho biết thành công này mở ra tiềm năng lớn trong việc sử dụng các thiết bị như vi máy tạo nhịp tim để cứu sống nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh. Họ khẳng định: "Đây chỉ là khởi đầu của cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tim nhi khoa."
Hiện nay, việc cấy ghép vi máy tạo nhịp tim cho trẻ sơ sinh vẫn còn rất hiếm gặp trên thế giới, với chỉ khoảng 50 ca được ghi nhận, chủ yếu tại Mỹ. Thành tựu này không chỉ khẳng định bước tiến y học vượt bậc của Bỉ mà còn mang lại hy vọng mới cho những trẻ sơ sinh mắc bệnh tim nghiêm trọng trên toàn cầu./.
Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổ.i của mình! Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, từ 1/1/2025, người mắc bệnh thuộc danh mục 62 bệnh, nhóm bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT trong danh mục này có bệnh lý võng mạc của trẻ đẻ non... Danh mục này được Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư...