Lần đầu tiên người Triều Tiên đắc cử vào Quốc hội Hàn Quốc, điều gì chờ đợi?
Lần đầu tiên, một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên – Tae Gu-min – đắc cử vào Quốc hội Hàn Quốc.
Tae Gu-min là tên mới của ông Thae Yong-ho, cựu cố vấn của Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên ở London, người đã đào thoát sang Hàn Quốc năm 2016, khi đó vụ scandal này đã gây xôn xao dư luận.
Người đào thoát khỏi Triều Tiên Thae Yong-ho có bài phát biểu trong chiến dịch tranh cử với tư cách là ứng cử viên của Đảng đối lập chính (UFP) ở Nonhyeon-dong, một phần của khu vực bầu cử Gangnam-A, ngày 9/4. KBS
Ông Thae, ứng cử viên của đảng đối lập chính – Đảng Hàn Quốc tương lai, đắc cử vào Quốc hội theo kết của cuộc bỏ phiếu trong khu đô thị Gangnam danh tiếng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ liên Triều? Sau đây là bài của Sputnik về những thay đổi có thể xảy ra trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc sau cuộc bầu cử.
Liệu chiến thắng của ông ấy là quá bất ngờ?
Chiến thắng trong cuộc bầu cử vào cơ quan lập pháp tối cao của Hàn Quốc của một người mấy năm trước đã kiên quyết bảo vệ những lợi thế của chính quyền CHDCND Triều Tiên trong các cuộc phỏng vấn của truyền thông phương Tây có vẻ khó tin. Đặc biệt khi đối thủ của ông Thae là ứng cử viên của Đảng Dân Chủ Đồng Hành cầm quyền của Hàn Quốc – nghị sĩ bốn nhiệm kỳ Kim Sung-gon, người đã từng giữ chức Tổng thư ký Quốc hội và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.
Video đang HOT
Nhưng, kết quả của các cuộc thăm dò ý kiến xác nhận rằng, đa số cử tri đã bỏ phiếu cho một số ứng cử viên nhất định không phải vì chương trình bầu cử của họ, không phải vì những phẩm chất cá nhân của họ, mà theo nguyên tặc: họ đại diện cho đảng nào.
Trong khu vực bầu cử số 1 của khu đô thị Gangnam, nơi những người giàu nhất thành phố đang sinh sống, đa số cử tri không ủng hộ khẩu hiệu công bằng xã hội. Trong 30 năm qua, Đảng Dân chủ không bao giờ giành được chiến thắng trong khu này. Vì thế, chiến thắng của một người xuất thân từ Triều Tiên không phải là quá bất ngờ.
Theo chuyên gia Kim Hyuk từ Trung tâm nghiên cứu về trao đổi và hợp tác liên Triều, người cũng đã từng đào thoát sang Hàn Quốc vào giữa những năm 90, việc một cán bộ đào ngũ từ Triều Tiên đắc cử vào Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động chính trị trong nước, nhưng, khó có thể có tác động nghiêm trọng đến mối quan hệ liên Triều, vì Đảng Dân chủ cầm quyền đã giành chiến thắng áp đảo.
Có chú ý đến việc, Thae Yong-ho là con trai của một vị tướng quân đội CHDCND Triều Tiên, người từng tham gia chiến tranh du kích cùng với cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành, người ta sẽ chú ý lắng nghe ý kiến của ông ấy về mối quan hệ với Triều Tiên. Ông cũng có thể tham gia ủy ban quốc hội về các vấn đề quốc tế và thống nhất Triều Tiên. Nhưng ý kiến của ông ấy sẽ không có ý nghĩa quyết định.
Cách tiếp cận mới
Theo ông Kim Hyuk, việc Đảng Dân chủ củng cố vị thế của mình không có nghĩa là trong quan hệ liên Triều sắp có một bước đột phá. Chính phủ đã đưa ra điều kiện tiên quyết: trước hết cần phải cản thiện mối quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ. Do đó, rất ít khả năng tăng cường quan hệ liên Triều. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ giữa Kim JOng Un và Trump sẽ cải thiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19, điều này có thể dẫn đến những liên hệ mới giữa Washington và Bình Nhưỡng, cũng như giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Điều đó sẽ làm tăng tầm quan trọng của Nga trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc.
“Trong quá trình phát triển hợp tác giữa Seoul và Triều Tiên, Nga là một đối tác độc lập hơn so với Trung Quốc hay Mỹ. Cho dù trong vấn đề kết nối giao thông liên Trều hoặc cùng nhau phát triển các khu vực. Bởi vì nếu Hàn Quốc thiết lập sự hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực này, thì mối quan hệ với Mỹ sẽ bị nghẹt thở. Và nếu Hàn Quốc đi theo Washington, Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng. Do đó, theo tôi, vị thế của Nga trong quá trình phát triển liên hệ với Triều Tiên là thuận lợi hơn”.
Giáo sư Park Won Gon tại Trường Nghiên cứu, Ngôn ngữ và Văn học Quốc tế thuộc Đại học Handong, cũng chia sẻ ý kiến này.
Seoul sẽ tích cực thúc đẩy chuyến thăm Hàn Quốc không chỉ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà cả của Tổng thống Putin, bởi vì họ có thể giúp không chỉ thoát khỏi bế tắc trong quan hệ liên Triều, mà còn khởi động lại tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đây, Đảng Dân chủ đã 4 lần giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sau cuộc bầu cử quốc hội, do đó, nhiều khả năng chính sách đối ngoại như vậy sẽ không kết thúc sau 2 năm nhiệm kỳ của Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in và sẽ kéo dài thêm 5 năm dưới sự lãnh đạo của người kế nhiệm. Nhưng ở đây nên chú ý đến một số yếu tố khác.
“Chắc là trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, dịch Covid-19 đã đóng một vai trò quyết định. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử tổng thống, yếu tố quan trọng nhất sẽ là những kết quả kinh tế. Hiện có rất nhiều người phàn nàn rằng, vì Covid-19 nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Không ai biết đại dịch sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng, sau khi tình hình ổn định lại và bắt đầu quá trình phục hồi, mỗi quốc gia sẽ dựa vào sức mình. Và nếu chính sách hiện tại của chính phủ từ bỏ năng lượng hạt nhân hoặc tăng trưởng nhờ tiêu thụ nội địa bắt đầu có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, thì chính phủ sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống”, chuyên gia nhấn mạnh.
Ông Kim Jong-un sẽ gặp ông Donald Trump vào tháng 12 tới?
Theo NIS, Triều Tiên và Mỹ dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên trong tháng này hoặc muộn nhất là vào đầu tháng 12.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trong cuộc gặp thượng đỉnh với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội ngày 27/2/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hãng tin Yonhap dẫn đánh giá của Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đã quyết định tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 12 tới, trước thời hạn chót vào cuối năm mà Bình Nhưỡng đã đặt ra nhằm đạt được thỏa thuận hạt nhân với Washington.
NIS đã đưa ra đánh giá trong phiên họp kín của Quốc hội Hàn Quốc ngày 4/11.
Theo NIS, Triều Tiên và Mỹ dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên trong tháng này hoặc muộn nhất là vào đầu tháng 12.
NIS cũng đang thận trọng đánh giá về khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ thăm Trung Quốc trong năm 2019 này trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay.
Theo NIS, Bình Nhưỡng và Bắc Kinh dường như đang tham vấn về khả năng ông Kim Jong-un tới thăm Bắc Kinh.
Trong cả 2 lần trước khi gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore hồi tháng 6/2018 và Hà Nội vào tháng 2/2019, ông Kim Jong-un đều tới Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh tiến trình đàm phán về phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên lâm vào bế tắc, trong khi Bình Nhưỡng vẫn liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa tầm ngắn.
Mới đây, ngày 5/10, Bình Nhưỡng và Washington đã tiến hành cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Stockhlom (Thụy Điển), lần đầu tiên kể từ sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai hồi tháng Hai tại Hà Nội.
Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã đổ vỡ vì hai bên chưa thu hẹp được bất đồng. Triều Tiên chỉ trích Mỹ đến họp "tay không," trong khi Washington cho biết đã đề xuất các ý tưởng "sáng tạo" và hai bên đã có các cuộc thảo luận tốt đẹp./.
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam )
Hàn Quốc : Khả năng Triều Tiên tái sử dụng bãi thử hạt nhân Pungggye-ri Phát biểu với các nghị sỹ trong một cuộc kiểm tra của Quốc hội Hàn Quốc, Tướng Park Han-ki cho rằng trong 4 đường hầm tại bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên, có 2 đường hầm có thể tái sử dụng. Trong ảnh (tư liệu): Hình ảnh do vệ tinh DigitalGlobe chụp cho thấy bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Nguồn:...