Lần đầu tiên mùa bóng không về đến đích
Chiều 21-8, Ban chấp hành (BCH) VFF có cuộc họp bất thường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Lê Khánh Hải, Chánh văn phòng Chủ tịch nước và 100% thành viên có mặt (14/15, vắng cựu Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng) đã thống nhất dừng 3 giải đấu chuyên nghiệp 2021.
Chịu “ảnh hưởng” nặng nhất khi V.League 2021 hủy bỏ là HAGL của “bầu” Đức và HLV Kiatisak
Là ủy viên BCH VFF như vậy chủ tịch VPF Trần Anh Tú đã “đổi phe” khi chính ông là người đề xuất phương án lùi V.League đến tháng 2-2022, không chỉ vậy chỉ mới 2 tuần trước đó cũng chính BCH VFF đã đồng ý thông qua.
Sự quay ngoắt ý kiến này xuất phát từ sự phản ứng lớn của các CLB. 1 ngày trước cuộc họp trên 10 đội V.League: Hải Phòng, Nam Định, SLNA, Thanh Hóa, Than QN, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP.HCM, Sài Gòn và B.Bình Dương đã gửi đơn yêu cầu hủy giải. Thậm chí, Chủ tịch CLB Hải Phòng có gửi “tối hậu thư” thách thức: sẵn sàng mất 20 tỷ đồng để đá tiếp nhưng nếu đến tháng 2-2022 mà giải vẫn không thể đá lại thì VFF và VPF phải chịu gánh 30% kinh phí (6 tỷ đồng).
Video đang HOT
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử 21 năm Giải VĐQG chuyên nghiệp và 11 năm được điều hành bởi VPF, bóng đá Việt Nam kết thúc mùa giải trong dang dở. Hiện V.League 2021 chưa qua được nửa hành trình, chỉ mới đến vòng 12 vẫn còn 1 vòng của giai đoạn 1 và 5 vòng giai đoạn 2 của cuộc đua vô địch, 7 vòng của cuộc đua trụ hạng. Giải hạng nhất vòng 7 còn dang dở. Cúp QG mới qua vòng loại để xác định 16 đội vào vòng 1/8.
Đây mới là quyết định chủ trương, còn nhiều vấn đề cụ thể về cả chuyên môn lẫn hệ lụy sau khi hủy giải mà VFF, VPF cùng các CLB phải thống nhất giải quyết. Các CLB dù tránh được thiệt hại tài chính lớn và không còn phải lo lắng, thấp thỏm mà dành tâm trí hoàn toàn để hướng tới chuẩn bị cho mùa giải 2022, nhưng sẽ phải tính toán việc trả lương cho cầu thủ ra sao khi hợp đồng mùa giải là đến tháng 10 nhưng thực tế đã ngưng đá từ đầu tháng 5; rồi khoản lót tay, đặc biệt là với các ngoại binh đã nhận một lần cả năm…? Với VPF là đàm phán, đền bù, thuyết phục ra sao đối với các nhà tài trợ…
Hải Phòng & bước chuyển mình tích cực
Sau khi thay vị trí Chủ tịch CLB, Hải Phòng đang có những chuyển biến tích cực, mang đến niềm tin lớn cho NHM đất Cảng.
Mới nhất, lãnh đạo thành phố Hoa phượng đỏ đã duyệt chi hàng chục tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp lại sân Lạch Tray đẹp, khang trang hơn trong thời gian tới.
Mới đây, CLB Hải Phòng đã có thay đổi lớn nhất trong hơn 5 năm qua, khi doanh nhân Văn Trần Hoàn - người có hàng chục năm theo dõi, cổ vũ và động viên các cầu thủ đất Cảng - thay thế ông Trần Mạnh Hùng trở thành Chủ tịch CLB. Dù mới lần đầu ngồi ghế Chủ tịch đội bóng, nhưng với sự am hiểu về đời sống bóng đá Việt Nam cũng như bóng đá Hải Phòng, ông Văn Trần Hoàn đã có những động thái thiết thực "ghi điểm" với CĐV nhà.
Cụ thể, SVĐ Lạch Tray đã được tiến hành cải tạo ngay từ đêm 10/5. Theo dự án của ban quản lý sân, mặt cỏ sân Lạch Tray sẽ được thay thế bằng cỏ Bermuda nhập khẩu từ Mỹ. Điều này nhằm đạt tiêu chuẩn tốt nhất của quốc tế cho các sân SVĐ.
Sau khi hoàn thiện mặt sân, ban quản lý sẽ tiếp tục cải tạo các khán đài, phòng chuyên môn và dàn đèn. Dự án này có thời gian thi công trong khoảng 75-80 ngày với mức kinh phí vào khoảng 65 tỷ đồng. Trong số tiền đầu tư này, công ty của tân Chủ tịch CLB Hải Phòng, ông Văn Trần Hoàn đã cam kết đóng góp khoảng 10 tỷ đồng.
Sân Lạch Tray đang được cải tạo, nâng cấp
Chia sẻ với truyền thông, Chủ tịch của đội bóng đất Cảng cho biết: "Đến 3 giờ sáng ngày 11/5, chúng tôi đã lột hết mặt cỏ sân Lạch Tray để làm lại hệ thống thoát nước, trồng cỏ mới. Ngoài ra, hệ thống ghế, khán đài, nhà vệ sinh, dàn đèn..., nói chung là cả sân sẽ được làm lại. Chúng tôi sẽ làm khẩn trương để đến tháng 8/2021 phải xong". Người đứng đầu của CLB Hải Phòng chia sẻ thêm: "Tôi bỏ tiền túi khoảng 10 tỷ đồng làm mặt sân và dàn đèn. Các khu vực khác thì dùng tiền ngân sách theo dự án mà thành phố đã duyệt. Việc cải tạo sân phải làm chất lượng, đẹp "để đời", ít nhất dùng tốt 20 năm nữa. Nhân dân có thể vào giám sát bất cứ lúc nào".
Bên cạnh cải tạo sân Lạch Tray, thời gian tới CLB Hải Phòng cũng sẽ chú tâm hơn trong công tác chuyên môn. Cụ thể, đội bóng đất Cảng sẽ bắt tay xây dựng lại hệ thống đào tạo trẻ và các đội U để thi đấu các giải trẻ theo đúng quy định, quy chế hoạt động bóng đá chuyên nghiệp. Dù từng được xem là địa phương rất đam mê bóng đá nhưng bao năm qua, Hải Phòng gần như "mất tích" trên bản đồ bóng đá trẻ Việt Nam.
Ngoài ra, để nâng cao về hình ảnh, thời gian tới CLB Hải Phòng cũng sẽ thay đổi bộ nhận diện bằng việc cho ra mắt logo mới của đội bóng. Những động thái thiết thực, kịp thời của thượng tầng cho thấy khát vọng, quyết tâm giúp đội bóng đất Cảng đi lên sau nhiều năm sa sút.
Chuẩn bị ra mắt Hội CĐV chính thức
Sau nhiều năm hoạt động tự phát, sắp tới CLB Hải Phòng sẽ thành lập Hội CĐV theo mô hình chuẩn chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam. Hội CĐV chính thức của bóng đá đất Cảng sẽ tạo nên bản sắc cổ vũ rực lửa, văn minh thể hiện tinh thần của người Hải Phòng. Bên cạnh đó, những hành vi cổ động vi phạm pháp luật, cụ thể là đốt pháo trong các trận đấu giống như những mùa trước tuyệt đối sẽ không xuất hiện. Hải Phòng đang nỗ lực làm mọi cách để bóng đá trở lại là món ăn không thể thiếu của người dân trong thời gian tới.
Xem xét thay Chủ tịch CLB Hải Phòng TP Hải Phòng đang xem xét thay Chủ tịch CLB Hải Phòng sau chuỗi thất bại của đội nhà. Sáng 20/4, nguồn tin của VTC News cho biết, thành phố đang xem xét việc thay Chủ tịch CLB bóng đá Hải Phòng Trần Mạnh Hùng hòng cải thiện chất lượng lẫn thành tích thi đấu của CLB. Từng làm mưa làm gió ở...