Lần đầu tiên có chuỗi sự kiện “20 năm Giải thưởng Chất lượng Quốc gia”
Khoa học và Công nghệ chỉ có sức sống và lan tỏa khi được ứng dụng trong thực tế, đặc biệt là ứng dụng trong doanh nghiệp. Chuỗi sự kiện này là điều cần thiết, bởi năng suất chất lượng chính là sự sống còn của các doanh nghiệp và là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và tham gia Cộng đồng ASEAN 2015.
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân tại Lễ công bố chuỗi sự kiện “20 năm Giải thưởng Chất lượng Quốc gia”, diễn ra chiều ngày 5/1/2016.
Chuỗi sự kiện “20 năm Giải thưởng Chất lượng quốc gia 1996 2016″ được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 4/2016 bao gồm các sự kiện: Lễ công bố chương trình kỷ niệm ” 20 năm Giải thưởng Chất lượng Quốc gia”; Thành lập Diễn đàn nhà báo với Năng suất và Chất lượng; Hội thảo quốc gia ” Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Một cách tiếp cận tổng thể hướng tới sự phát triển bền vững “; Họp báo công bố kết quả trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á Thái Bình Dương; Truyền hình trực tiếp “Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng và Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia-Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á Thái Bình Dương”.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân tại lễ công bố
Trong dịp này, sẽ có 77 doanh nghiệp được trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia; 3 doanh nghiệp sẽ được trao Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương; 20 doanh nghiệp sẽ được trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều đóng góp tích cực cho 20 năm hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia…
Loại hình doanh nghiệp tham dự giải thưởng được căn cứ vào 4 loại hình tổ chức, doanh nghiệp, gồm: Sản xuất lớn (sử dụng trên 300 lao động, có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên); Sản xuất vừa và nhỏ ( sử dụng đến 300 lao động chính thức, có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên); Dịch vụ lớn (sử dụng trên 300 lao động chính thức); Dịch vụ vừa và nhỏ (sử dụng đến 300 lao động chính thức).
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cho biết năm 1995 nhân khai mạc phong trào Năng suất Chất lượng năm đầu tiên, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã công bố việc khởi xướng Phong trào Năng suất Chất lượng trong Thập niên Chất lượng Việt Nam lần thứ nhất (1996 2005). Từ đó hình thành Giải thưởng Chất lượng Việt Nam và chính thức triển khai từ năm 1996.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đã mở ra một trang mới cho phong trào Năng suất Chất lượng ở Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp trong tiến trình tăng cường sự hội nhập kinh tế của đất nước với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tại Lễ công bố chuỗi sự kiện “20 năm Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Diễn đàn Nhà báo với Năng suất và Chất lượng chính thức ra mắt. Diễn đàn này là một trong các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm “”20 năm Giải thưởng Chất lượng Quốc gia”. Thành viên Diễn đàn là các nhà báo chuyên trách về khoa học công nghệ, kinh tế hiện đang công tác tại các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Diễn đà là nơi trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ chung về vấn đề cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp/tổ chức trong nước và doanh nghiệp/tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài.
Đinh Bách
Theo_VnMedia
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: "Tôi luôn mặc vest của May 10"
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho biết, cạnh tranh quốc gia chỉ có thể đạt được trên cơ sở cạnh tranh của từng doanh nghiệp (DN).
Tuy nhiên, các DN của Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Nhà nước không thể hỗ trợ hết từng DN, bản thân các DN phải cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng hợp lý với hàng hóa với thế giới. Chiếc áo tôi đang mặc là của Công ty May 10.
Chia sẻ tại buổi lễ công bố chuỗi sự kiện 20 năm Giải thưởng Chất lượng quốc gia và tọa đàm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, diễn ra chiều 5-1 ở Hà Nội, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng, cạnh tranh quốc gia chỉ có thể đạt được trên cơ sở cạnh tranh của từng DN. Tuy nhiên, các DN của Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Nhà nước không thể hỗ trợ hết từng DN, bản thân các DN phải cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng hợp lý với hàng hóa với thế giới.
Đặc biệt, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho hay ông vẫn thường mặc bộ vest do Công ty May 10 sản xuất trong các cuộc họp. Vừa cầm chiếc áo đưa lên, ông Đông nói rằng, các DN phải đặc biệt chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm và mẫu mã mới có thể giữ chân khách hàng, như việc ông vẫn thường xuyên dùng hàng của May 10.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông.
Ông Nguyễn Xuân Hoan, đại diện Công ty May 10 cho biết, các bộ vest của hầu hết lãnh đạo nhà nước, các bộ trưởng cũng như Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài đều do Công ty may 10 thiết kế và may đo.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KHCN cho rằng, năng suất chất lượng chính là sự sống còn của các DN và là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa thực tiễn hiện nay, năng suất và chất lượng hàng hóa của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề, sức cạnh trạnh còn thấp so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, người người tiêu dùng đang lo lắng cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng giả, hàng nhái.
Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân.
"Năng suất và chất lượng quyết định sự tồn tại của DN trong nền kinh tế. DN sẽ chết nếu không thể có sản phẩm cạnh tranh được ở nước ngoài và trên sân nhà. Nhìn nhận thực tế năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn với các nước như Thái Lan, Singapore bởi trình độ sản xuất, công nghệ, tay nghề còn thua kém. Trong khi đó mẫu mã sản phẩm không thu hút được khách hàng. Do đó, các DN cần đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm mới để cạnh tranh mạnh hơn nữa"- Ông Quân nhấn mạnh.
TS Lưu Bích Hồ, Chuyên gia kinh tế thẳng thắn chia sẻ: "Làm gì cũng phải có năng suất, chất lượng mới phát triển được. Nền kinh tế chúng ta hiện nay đang gặp nhiều vấn đề và chưa làm được như chúng ta mong muốn vì chúng ta chưa chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Và quan trọng nữa là vì chưa có đổi mới và sáng tạo. Đổi mới sáng tạo gắn với giáo dục, đào tạo và KHCN chưa triển khai được".
Ông Hồ đưa ra thông tin theo một nghiên cứu của ông và cộng sự sắp được công bố, sớm nhất vào năm 2030 và muộn nhất là vào năm 2050, Việt Nam mới trở thành một nước công nghiệp hiện đại thực sự. Để thực hiện được mục tiêu này, bản thân DN và các nhà lãnh đạo quản lý nhà nước phải làm việc có năng suất, chất lượng cao. DN là trung tâm, chủ thể của nền kinh tế. "DN phải tự vươn lên đạt năng suất và chất lượng cao vì chính DN chứ đừng vì giải thưởng"- TS Hồ nêu quan điểm.
TRÀ PHƯƠNG
Theo_PLO
Phát hoảng với kiểu đầu độc, chết giấc khi vào TPP Việt Nam tham gia TPP với tư cách là một nước nông nghiệp chứ không phải là công nghiệp. Thế nhưng những sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi đang bị "đầu độc" ngày càng phổ biến. Do vậy nguy cơ chưa kịp cạnh tranh hội nhập đã chết ngay trên sân nhà là rất gần. Hàng loạt vụ...