Lần đầu tiên có ca tai biến sau tiêm chủng được bồi thường
Hiện đã có một trường hợp đang làm thủ tục nhận bồi thường do tai biến sau tiêm vắc-xin Quinvaxem.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng
Ngày 11/1, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trường hợp đầu tiên được nhận bồi thường do tai biến sau tiêm chủng tại Việt Nam là trường hợp một em bé gặp phản ứng nặng sau tiêm chủng vào tháng 12/2016.
Theo ông Phu, cả cơ quan y tế và gia đình đều không ai mong muốn xảy ra tai biến nhưng trong tiêm chủng vẫn có những rủi ro dù tỉ lệ rất thấp. Việc áp dụng bồi thường với mong muốn hỗ trợ phần nào cho gia đình trong trường hợp không may xảy ra.
Video đang HOT
Trường hợp của em bé được nhận bồi thường do tai biến sau tiêm chủng được thực hiện đúng quy định. Ngoài chi phí do khám chữa bệnh, chi phí mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân em bé sẽ được Nhà nước bồi thường 100 triệu đồng bù đắp tổn thất về tinh thần và các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định. Hiện tại, cơ quan chức năng đang hoàn tất các thủ tục để bồi thường cho trường hợp này theo Nghị định của Chính phủ.
Theo ông Phu, quy định về việc bồi thường khi sử dụng các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được nhiều chuyên gia y tế đánh giá là rất nhân văn bởi vừa bảo đảm hỗ trợ, bồi thường phần nào cho những người, gia đình người bị thiệt hại (gặp tai biến) do tiêm chủng bắt buộc, vừa nâng cao trách nhiệm của người làm công tác tiêm chủng.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, năm 2016, có ghi nhận một số ca phản ứng nặng và tử vong sau tiêm chủng, trong đó: 3 ca sau tiêm vắc xin BCG (phòng lao); 5 ca sau tiêm viêm gan B sơ sinh; 11 ca sau tiêm vắc xin Quinvaxem (phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) và vắc xin bại liệt; một ca phản ứng nặng sau tiêm vắc xin sởi rubella.
Riêng số ca phản ứng sau tiêm Quinvaxem cao hơn vắc-xin khác do số mũi tiêm nhiều hơn (tiêm 3 mũi khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi), trong khi hầu hết vắc xin khác chỉ tiêm một hoặc hai mũi. Hầu hết là các phản ứng trùng lặp, ngẫu nhiên trên trẻ có cơ địa dị ứng quá mẫn hoặc có bệnh bẩm sinh, bệnh mắc phải, một số không rõ nguyên nhân.
Trong khi đó, các phản ứng nặng sau tiêm cũng có ghi nhận với một số trường hợp tiêm vắc xin dịch vụ như: viêm màng não do não mô cầu, Pentaxin và Infarix hexa.
Ông Phu lý giải, tất cả vắc-xin trước khi được đưa ra sử dụng đều được kiểm nghiệm lại. Tuy nhiên, thực tế không có vắc-xin nào là an toàn 100%. Vì thế, thi thoảng vẫn có những trường hợp xảy ra tai biến nghiêm trọng, thậm chí tử vong sau tiêm. Nguyên nhân có thể do cơ thể trẻ quá mẫn với vắc-xin dẫn đến sốc phản vệ, trẻ có bệnh nền sẵn như tim bẩm sinh, viêm phổi… nhưng khi khám sàng lọc không phát hiện được.
Theo Danviet
Hà Nội: Họp khẩn tìm nguyên nhân bé 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm Quinvaxem
Cuối giờ chiều nay, 9-5, Sở Y tế Hà Nội đã họp khẩn Hội đồng chuyên môn để xác đinh nguyên nhân tử vong của bé gái 2 tháng tuổi tại Thường Tín (Hà Nội) sau khi tiêm vaccine 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Thêm một cháu bé tử vong nghi do sốc phản vệ sau tiêm vaccine Quinvaxem
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Thường Tín, sáng 5-5 vừa qua, cháu Tạ T.H. (sinh ngày 27-2-2016, ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội) được gia đình đưa đến trạm y tế xã để tiêm chủng vaccine Quinvaxem. Theo dõi sau tiêm 30 phút tại điểm tiêm chủng, cháu bé không có biểu hiện bất thường.
Tuy nhiên khi về nhà, đến khoảng 14h30" cùng ngày cháu có biểu hiện sốt cao 38 - 39 độ C, nóng liên tục kèm theo ho húng hắng, ho khan... nên được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Thường Tín cấp cứu. Sau khi kiểm tra, theo dõi, thấy cháu bình thường trở lại nên bệnh viện cho về nhà.
Đến khoảng 19h30, cháu có biểu hiện thở nhanh, khó thở tăng dần nên gia đình tiếp tục đưa cháu vào viện. Tại đây, cháu được chuẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi. 15 phút sau, cháu được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhưng sau đó đã không qua khỏi.
Trước thông tin về vụ việc, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thường Tín đã có báo cáo gửi Sở Y tế Hà Nội, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn để phối hợp tìm hiểu, xác minh nguyên nhân vụ việc.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, khoảng 17h chiều 9-5, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế họp để xác định nguyên nhân của ca tử vong này. Phiên họp dự kiến kéo dài đến khoảng 19h cùng ngày và sau đó có thể sẽ có thông tin chính thức đầu tiên về nguyên nhân của ca tử vong.
Trrước đó, trao đổi với báo chí, TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ các biểu hiện trước khi tử vong và đánh giá của Bệnh viện Xanh Pôn, nguyên nhân ban đầu xác định có thể bé gái sốc phản vệ sau tiêm vaccine.
Theo_An ninh thủ đô
Không nước nào có 2 hệ thống tiêm chủng vắc-xin như Việt Nam "Việt Nam là nước duy nhất hiện nay trên thế giới có 2 hệ thống tiêm chủng vaccine, đó là Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, không nước nào có 2 hệ thống như vậy", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ điều này tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày...