Lần đầu tiên bốn bộ cùng ngồi bàn về pháp lý cho condotel
Chiều ngày 16/3, đại diện bốn bộ gồm Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ văn hóa thể thao & Du lịch sẽ chính thức bàn hàng loạt vấn đề nóng liên quan đến căn hộ khách sạn condotel.
Dù mới du nhập vào Việt Nam nhưng condotel là sản phẩm BĐS đã nhanh chóng bùng nổ trong khoảng 2 năm qua. Hàng chục nghìn căn condotel đã được bán ra trên thị trường.
Thế nhưng, tính pháp lý của loại hình bất động sản này đang gặp nhiều vướng mắc bởi chưa được đề cập đến trong các văn bản luật hiện hành. Hiện vẫn có nhiều ý kiến đa chiều trước thông tin khi khách hàng đầu tư căn hộ condotel sẽ được cấp sổ đỏ vĩnh viễn.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của loại hình condotel khiến khung pháp lý cho loại hình này chưa theo kịp.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính chuẩn bị khung pháp lý cho loại hình bất động sản nói trên.
Cuối năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Dự thảo sửa Luật Đất đai 2013 trình Chính phủ có nhiều nội dung làm rõ tính pháp lý cho condotel. Theo đó, Bộ này đề xuất 2 giải pháp: Giải pháp thứ nhất là các công trình này nếu có chức năng để ở thì xác định là đất ở, thời hạn sử dụng đất của chủ dự án là 50-70 năm. Giải pháp thứ hai là vẫn giữ nguyên theo quy định của Luật Đất đai xác định là loại đất thương mại dịch vụ và chủ đầu tư được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn hoạt động của dự án và người nhận quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Video đang HOT
Nhằm giải đáp thắc mắc và góp phần gỡ bỏ những rào cản cho nhà đầu tư khi mua căn hộ Condotel, Trung tâm Tin tức VTV24 và Tạp chí Điện tử Diễn đàn Đầu tư BizLIVE phối hợp cùng Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đầu tư Condotel: Thực tế, triển vọng và giải pháp.
Hội thảo sẽ được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vào 13h30, thứ Sáu, ngày 16/03/2018. Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý như Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ văn hóa thể thao & Du lịch, các chuyên gia kinh tế, tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp lớn.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
NHNN siết vay vốn để ngăn bong bóng BĐS
Với công văn số 563 gửi các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu hạn chế tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng, chứng khoán.
Hạn chế phát sinh nợ xấu
Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng, nâng cao hiệu quả xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là điều kiện vay vốn để không phát sinh rủi ro; giám sát chặt việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng để đầu tư, kinh doanh BĐS, chứng khoán.
Thống đốc NHNN nhấn mạnh: "Việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh".
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, ông Nguyễn Quốc Hùng lý giải về việc đưa ra thông điệp trên ngay từ đầu năm như sau: Trong năm 2017, tín dụng với những lĩnh vực có rủi ro như BĐS, chứng khoán... đã được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, để giảm thiểu nợ xấu, NHNN vẫn yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm soát, kể cả tín dụng vào lĩnh vực tiêu dùng.
Chung quan điểm, nhiều ý kiến cũng cho rằng trong thời gian gần đây, tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng tăng trưởng rất nóng. Đáng nói, để lách quy định hạn chế cho vay BĐS, các ngân hàng đã đưa khoản cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở vào cho vay tiêu dùng.
Cụ thể, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, tín dụng tiêu dùng trong năm 2017 cao gấp 3-4 lần mức tăng trưởng tín dụng bình quân cả nước (dư nợ cho vay tiêu dùng đang xấp xỉ 1,17 triệu tỷ đồng). Đặc biệt, trong tín dụng tiêu dùng, tín dụng BĐS chiếm một phần rất lớn. Tín dụng mua, sửa chữa nhà ở chiếm gần 53% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và có mức tăng tới 76,5%.
NHNN yêu cầu các ngân hàng hạn chế tín dụng với lĩnh vực bất động sản. Ảnh: Thùy Linh
Người mua nhà gặp khó
Là một nhà đầu tư địa ốc, ông Nguyễn Hữu Khánh (quận Phú Nhuận, Tp.HCM) lo lắng rằng người tiêu dùng sẽ gặp khó khi muốn vay vốn đầu tư nếu siết vốn vào lĩnh vực BĐS. Nguyên nhân là do đây là kênh đầu tư rất nhạy cảm với các biến động về chính sách tín dụng. Chủ đầu tư và người mua nhà đều phải chịu ảnh hưởng trực tiếp trước mọi động thái thay đổi.
Ông Khánh dự báo: "Nhiều khả năng các chủ đầu tư tăng giá bán nhà, đất trong thời gian tới, nhất là với phân khúc căn hộ cao cấp và hạng sang".
Tổng Giám đốc Đại Phúc Land, Bà Nguyễn Thị Thanh Hương cũng nhận định, tính thanh khoản của các dự án địa ốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi siết tín dụng. Để ứng phó với những biến động từ chính sách của ngân hàng về việc cho vay BĐS, nhiều chủ đầu tư đã có những chính sách để khách hàng có ít vốn được mua nhà ở ngay, giảm khó khăn trước rào cản về vốn.
Bà Hương dẫn chứng: "Chẳng hạn như phương án cho người mua căn hộ đóng 30% giá trị hợp đồng. Thậm chí có dự án còn áp dụng các phương án thanh toán linh hoạt, giãn thời gian thanh toán lên đến 20 tháng đối với các sản phẩm nhà liền thổ".
"Việc siết vốn vào lĩnh vực tiêu dùng, BĐS, chứng khoán sẽ giúp hệ thống tài chính ngân hàng phát triển bền vững. Riêng đối với lĩnh vực địa ốc, các ngân hàng cũng cần lựa chọn dự án khả thi để cho vay, hạn chế việc cho vay ồ ạt để nợ xấu quay trở lại", ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank cho biết.
Dù gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nhưng việc siết cho vay BĐS sẽ tốt cho ngân hàng và thị trường trong cả trung và dài hạn. Bởi trong thời gian qua, thị trường chứng khoán, BĐS tăng trưởng nóng đã thu hút nguồn vốn rất lớn, bơm dần bong bóng tài chính. Đây là có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế.
Tìm cách né quy địnhThời gian gần đây, tín dụng bán lẻ, tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng tăng rất mạnh, đặc biệt, cho vay mua nhà đang chiếm thị phần rất lớn. Theo thống kê, so với năm 2016, tín dụng kinh doanh BĐS năm 2017 đã tăng 8,56%, chiếm tỷ trọng 6,53% dư nợ nền kinh tế (tương đương khoảng 400.000 tỷ đồng).Viện Chiến lược ngân hàng thuộc NHNN cũng cho biết, trong tổng dự nợ cho vay tiêu dùng, cho vay mua và sửa chữa nhà ở luôn chiếm tỷ trọng trên 50%. Để né quy định của NHNN, thay vì trực tiếp cho vay doanh nghiệp BĐS, nhiều ngân hàng đã chuyển sang cho vay tài trợ vật liệu xây dựng và cho người tiêu dùng vay mua nhà.
Theo Pháp luật Tp.HCM Online
FrieslandCampina Việt Nam vào "Bảng 100 doanh nghiệp phát triển bền vững 2017" FrieslandCampina Việt Nam có tên trong Bảng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2017. Chương trình do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng LĐLĐ VN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức. Theo đó, thông tin vừa...